Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 30)

Từ những cơ sở lý luận trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính. Mô hình hồi quy được sử dụng nghiên cứu thực nghiệm trong bài là:

TYLEVAY = β0 + β1THUNHAP + β2DIENTICHDAT + β3SOLANVAY +

β4SAIHEN + β5QUENBIET + β6KHOANGCACH + β7MUCDICH +

β8TRINHDO + β9TUOI + β10GIOITINH + β11NGUOIPT

Trong đó: TYLEVAY là biến phụ thuộc, đó là tỷ lệ giữa số tiền được giải ngân trên số tiền xin vay của nông hộ. TYLEVAY có thể nhận các giá trị từ 0 đến 1: TYLEVAY = 0 nếu nông hộ không vay được vốn hay nông hộ bị hạn chế tín dụng hoàn toàn; TYLEVAY = 1 nếu nông hộ vay được số vốn bằng với số vốn xin vay hay nông hộ không bị hạn chế tín dụng; 0 < TYLEVAY < 1 nếu nông hộ bị hạn chế tín dụng một phần. Các biến còn lại là biến độc lập, ý nghĩa và dấu kỳ vọng của các biến này được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Tổng hợp các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình

TT Tên biến Ý nghĩa Dấu

kỳ vọng

1 THUNHAP Thu nhập trong năm của hộ (triệu đồng/năm) +

2 DIENTICHDAT Diện tích đất có sổ đỏ (1.000 m2) +

3 SOLANVAY Số lần vay vốn tại TCTD (lần) +

4 SAIHEN Số lần sai hẹn trả nợ (lần) -

5 QUENBIET Hộ có quen biết với người làm việc trong khu vực nhà

nước và TCTD (1), trường hợp khác (0) + 6 KHOANGCACH Khoảng cách từ nhà nông hộ đến TCTD gần nhất (km) -

7 MUCDICH Mục đích vay vốn để sản xuất kinh doanh (1), trường

hợp khác (0) +

8 TRINHDO Trình độ học vấn của chủ hộ (giá trị từ 0 đến 16) (*) +

9 TUOI Tuổi hiện tại của chủ hộ (tuổi) +

10 GIOITINH Giới tính của chủ hộ: Nam (1), Nữ (0) +

11 NGUOIPT Số người phụ thuộc trong gia đình (người) -

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc

(*) Nếu đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì ghi 13 – trung cấp chuyên nghiệp; 14 – cao đẳng; 15 – đại học; 16 – sau đại học

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ có 11 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 9 xã và 2 thị trấn. Tác giả tiến hành chọn ra 4 xã có diện tích lớn nhất ở huyện Vĩnh Thạnh bao gồm các xã Thạnh An, Thạnh Lợi, Thạnh Quới và Thạnh Lộc để nghiên cứu. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả tiến hành xử lý để suy ra nhận xét chung cho tình hình của toàn huyện.

2.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu

Số liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để đảm bảo ý nghĩa thống kê của mẫu điều tra. Đầu tiên, số liệu cần lấy ở huyện có 11 xã, thị trấn, tác giả chọn ra 4 xã có diện tích lớn nhất để xác định địa bàn của số liệu. Sau đó, tác giả tiến hành thu thập thông tin một cách ngẫu nhiên các nông hộ trên địa bàn, số lượng quan sát ở mỗi xã sẽ khác nhau (từ 15 đến 25 quan sát) tùy thuộc vào diện tích của mỗi xã.

2.2.1.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp: Số liệu sử dụng chính trong đề tài là số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

- Số liệu thứ cấp: ngoài số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thì đề tài nghiên cứu còn sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các cấp chính quyền địa phương, các chi nhánh ngân hàng tại địa bàn, từ sách, báo,…

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu khái quát về thị trường tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

- Mục tiêu 2: Sử dụng mô hình Tobit để ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

- Mục tiêu 3: Căn cứ vào thực trạng sử dụng vốn và kết quả phân tích, tác giả sử dụng phương pháp suy luận và những hiểu biết của bản thân để đề xuất giải pháp nhằm giúp cho nông hộ huyện Vĩnh Thạnh tiếp cận tín dụng chính thức dễ dàng.

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH - THÀNH PHỐ CẦN THƠ CẦN THƠ

3.1.1. Khái quát về địa bàn huyện Vĩnh Thạnh - Thành phố Cần Thơ

3.1.1.1. Lịch sử hình thành

Trước năm 2004, huyện Vĩnh Thạnh ngày nay là một bộ phận thuộc huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.

Theo đó, thành lập huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Trung Hưng và 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt. Lúc bấy giờ, huyện Vĩnh Thạnh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn và 8 xã với 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu.

Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Vĩnh Thạnh thuộc huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 2 xã Thạnh Quới và Thạnh Mỹ. Vào thời điểm này, huyện Vĩnh Thạnh có 10 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 8 xã với diện tích tự nhiên 41.036,22 ha và 156.067 nhân khẩu.

Ngày 06 tháng 11 năm 2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã, phường thuộc quận Bình Thuỷ, quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, xã Thạnh Tiến được thành lập thuộc huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Thạnh An. Sau khi điều chỉnh, huyện Vĩnh Thạnh có 41.029,27 ha diện tích tự nhiên với 152.759 nhân khẩu với 11 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 9 xã.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ- CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Theo đó, địa giới hành chính huyện Vĩnh Thạnh được điều chỉnh bằng việc thành lập thêm một số xã mới và điều chỉnh một số xã sang các xã khác và huyện lân cận.

Qua các lần điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 115.550 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn: thị trấn Vĩnh Thạnh, thị trấn Thạnh An và 9 xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi và Thạnh Lộc.

3.1.1.2. Vị trí địa lý

Vĩnh Thạnh là 1 trong 4 huyện phía Tây của TPCT, cách trung tâm thành phố (quận Ninh Kiều) khoảng 65km. Vĩnh Thạnh là tuyến đường nối quan trọng giữa thành phố Rạch Giá và các huyện của tỉnh Kiên Giang đi Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Vĩnh Thạnh cũng là điểm cực Tây của TPCT, đây cũng là nơi giao nhau giữa nhiều tỉnh thành khác nhau: phía Đông giáp quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ; phía Tây giáp tỉnh An Giang; phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía Bắc giáp quận Thốt Nốt và huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Tuyến đường giao thông chính trong huyện là quốc lộ 80 và tỉnh lộ 922, đây là những tuyến đường trọng yếu và sử dụng chung cho cả khu vực. Ngoài ra, trong huyện còn có những tuyến lộ như đường kinh Sáu Bọng, đường kinh E, và nhiều tuyến đường nông thôn khác nối liền các xã với nhau nên điều kiện đi lại rất thuận lợi. Hệ thống kinh rạch khá rộng và dày, cũng là một thuận lợi cho Vĩnh Thạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế vùng.

3.1.2. Những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

Sau 10 năm xây dựng và phát triển, huyện Vĩnh Thạnh hôm nay đã có một diện mạo mới, có những bước phát triển mang tính chất đột phá. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở 2 con số (từ 10,52% đến 15,67%/năm). Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 15,67%/năm, tăng gấp 1,49 lần so năm 2004.

Thu nhập bình quân đầu người: 22.400.000 đồng/người/năm, tương đương 1.057 USD (Năm 2004: 4.597.000 đồng, tương đương 289,15 USD),

tăng 17.803.000 đồng/người/năm, tương đương 777.85 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại đều tăng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cụ thể, năm 2013 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch khá so năm 2012, tỷ trọng khu vực I chiếm 40,86%, đạt 99,03% KH; khu vực II chiếm 24,85%, đạt 106,52% KH; khu vực III chiếm 34,29%, đạt 96,84% KH trong cơ cấu giá trị GDP.

3.1.2.2. Về sản xuất nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả, đặc biệt là cây lúa: đạt được cả 3 yêu cầu: năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đảng bộ xác định nhiệm vụ hàng đầu của huyện là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp mà chủ yếu là cây lúa để tăng thu nhập cho người dân, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.

Diện tích trồng lúa trong năm 2013: 64.633,73 ha (tăng 4.280 ha so cùng kỳ), đạt 106,93% kế hoạch, năng suất bình quân 6,17 tấn/ha (giảm 0,09 tấn/ha so năm 2012), diện tích lúa chất lượng cao chiếm 98%, sản lượng 398.975,24 tấn, đạt 106,89% kế hoạch (so cùng kỳ tăng 20.941,34 tấn). Diện tích trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày 611,98 ha, đạt 94,15% (giảm 78,18 ha so cùng kỳ). Bình quân nông dân lãi khoảng 15 triệu đồng/ha/1 vụ trồng màu.

Đàn heo hiện có 27.159 con, đạt 102,3% kế hoạch; đàn bò và trâu 785 con, đạt 157% kế hoạch; gia cầm 500.782 con, đạt 134,41% kế hoạch. Do thường xuyên nắm bắt tình hình, chủ động trong tiêm phòng, phát hiện và phòng trị kịp thời nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định. Diện tích nuôi thủy sản 620,26 ha, đạt 82,7% kế hoạch, giảm 159,7 ha so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch thủy sản 39.010 tấn, đạt 93% KH, so với cùng kỳ năm 2012 tăng 190 tấn.

Hiện nay, toàn huyện đã có 218 máy gặt đập liên hợp (mua mới 109 máy), đáp ứng 80% diện tích thu hoạch (năm 2004 chưa có); hầu hết đều sử dụng lò sấy; về năng suất, vụ lúa Đông Xuân: 7,5 tấn/ha (năm 2004: 7 tấn/ha), vụ Hè Thu: 5,8 tấn/ha (năm 2004: 4,39 tấn/ha), vụ Thu Đông: 4,6 tấn/ha (năm 2004: 3,8 tấn/ha); diện tích lúa chất lượng cao 98% (năm 2004: 70%), lợi nhuận 34.438.000 đồng/ha (năm 2004: 14.505.662 đồng/ha).

Đặc biệt, nhiều mô hình mới đem lại năng suất và lợi nhuận cao như mô hình cánh đồng lớn, đến nay, toàn huyện 15 cánh đồng lớn với diện tích 3.451 ha, bước đầu đã đem lại lợi nhuận bình quân mỗi vụ trên 4 triệu đồng/ha so với sản xuất theo tập quán thông thường.

3.1.2.3. Về kết cấu hạ tầng nông thôn

Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện, làm cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh – quốc phòng ở địa phương. Các trung tâm hành chính huyện – xã, thị trấn đều được xây dựng mới, với nguồn kinh phí đầu tư là 95 tỷ 732 triệu đồng. Đến nay, toàn huyện có 10/11 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm, cùng với đó là đường tỉnh lộ 919 (Bồn Tổng – Một Ngàn) được thành lập. Đặc biệt là khành thành cầu Cái Sắn – Kênh E nối đôi bờ Nam Bắc.

Hạ tầng giao thông nông thôn ngày càng được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, huy động được các nguồn lực đóng góp. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 200 km giao thông mặt cứng (tăng 400% so với trước năm 2004), xây dựng mới 488 cây cầu với tổng chiều dài 12.535 mét; nâng cấp trải đá 742.562 mét. Tổng kinh phí 213 tỷ 598 triệu, trong đó ngân sách 53 tỷ 727 triệu, nhân dân đóng góp 105 tỷ 298 triệu, trị giá đất hiến là 54 tỷ 573 triệu cùng với hơn 10.000 ngày công lao động do nhân dân tham gia.

Đầu tư kéo 338,53 km đường dây trung - hạ thế với công suất 1.300 kVA, với tổng kinh phí trên 43 tỷ đồng (tăng 37% so với đầu năm 2004). Tỷ lệ hộ sử dụng điện: 26.717/26.744 hộ, đạt 99,9% (tăng 7% so với đầu năm 2004). Huyện đã phát triển được 9.775 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tăng 51,49% so với năm 2004 (14.834 hộ), nâng tổng số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh toàn huyện lên 25.109/26.744 hộ, đạt 94% (trong đó, nước sạch chiếm 43,4%). Năm 2013,tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 2.001,5 tỷ đồng, tăng gấp 43 lần so năm 2004. Giá trị sản xuất dịch vụ (giá so sánh năm 1994) 1.110 tỷ đồng, tăng gấp 7,03 lần so với năm 2004.

Trong những thành tựu đạt được, có thể nói tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, được xem là thành tựu nổi bật nhất, diện mạo đô thị ngày càng đổi thay rõ nét. Huyện đã tạo được dấu ấn trong việc thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Để xây dựng Vĩnh Thạnh được như hôm nay, các hộ dân trong diện giải toả, di dời, dù còn băn khoăn, trăn trở nhưng đã tự nguyện bàn giao mặt bằng cho các dự án, công trình. Đó là một thành công rất lớn, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Thành công đó, là do công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân,được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, tạo niềm tin trong nhân dân.

3.1.2.4. Về giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao

Xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, những năm qua Đảng bộ huyện đã tập trung đầu tư cho sự nghiệp giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Huyện Vĩnh Thạnh đã đẩy mạnh xã hội hoá trong giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được đầu tư phát triển theo hướng kiên cố hóa trường lớp và đạt chuẩn.

Đến năm 2013, tổng số phòng học và chức năng là 828 phòng (năm 2004: 497), trong đó phòng kiên cố là 491 (năm 2004: 117), phòng bán kiên cố là 264 (năm 2004: 302), phòng tiền chế: 73, không còn phòng học tre, lá và tình trạng học 3 ca. Toàn huyện có tổng số 57 trường trong đó có 5 trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2004 chưa có trường đạt chuẩn). Huyện Vĩnh Thạnh đã khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đều tăng.

Công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phong trào khuyến học khuyến tài ngày càng phát triển, hội khuyến học huyện đã huy động được 11.764.342.000 đồng, chi tổng số 40.658 suất với số tiền 3.920.320.000 đồng.

Bên cạnh đó, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)