Khu vực tín dụng phi chính thức truyền thống bao gồm người thân, bạn bè và hàng xóm, tín dụng xoay vòng “hụi” và người cho vay. Một hình thức tín dụng phi chính thức được hình thành gần đây trong đó tín dụng được cấp bởi thương nhân địa phương hoặc các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Hình thức tín dụng này dần trở thành một bộ phận quan trọng của tín dụng không chính thức.
Trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, hoạt động của người dân chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động sản xuất chính là trồng lúa. Vì vậy, tín dụng phi chính thức ở đây được hình thành chủ yếu từ việc mua bán chịu vật tư nông nghiệp và cung cấp các sản phẩm đầu vào được cung cấp từ các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp, đại lý thức ăn gia súc và thuốc thú y,…
Hình thức của hoạt động này cũng khá đơn giản, do hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ hay chu kỳ nên việc bán chịu vật tư nông
nghiệp sẽ được áp dụng vào đầu mùa vụ và khi kết thúc mùa vụ thì nông hộ tiến hành thu hoạch và dùng số tiền này để chi trả cho các cửa hàng vật tư nông nghiệp và tiếp tục mua chịu để tiến hành cho việc sản xuất ở mùa vụ kế tiếp. Đây được gọi là hình thức mua gói đầu sản phẩm, nghĩa là các cửa hàng vật tư nông nghiệp sẽ tài trợ cho nông hộ nguồn vốn sản xuất vào mùa vụ đầu tiên và các mùa vụ sau thì nông hộ phải thanh toán số tiền của mùa vụ trước liền kề. Với hình thức này trên danh nghĩa là các cửa hàng vật tư sẽ không áp dụng lãi suất trên khoảng tiền tài trợ nhưng thực tế là việc tài trợ này đã được áp dụng một mức lãi suất nhất định thông qua việc nâng giá của sản phẩm lên cao hơn so với giá của chính sản phẩm này bán cho những người chi trả bằng tiền mặt.
Bảng 3.1: Tình hình mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh năm 2013 trong mẫu khảo sát
ĐVT Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất Phân bón
Số tiền mua chịu Triệu đồng 31,451 32,055 5,5 200 Chênh lệch giá giữa mua
tiền mặt và mua chịu % 10,573 6,234 0,0 30
Nông dược
Số tiền mua chịu Triệu đồng 35,706 41,848 5,0 300 Chênh lệch giá giữa mua
tiền mặt và mua chịu % 8,586 6,245 0,0 25
Thời gian bán chịu Tháng 3,840 0,466 3,0 6
Thời gian quen biết với người bán Tháng 171,833 104,474 12,0 480
(Nguồn: Xử lý từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)
Qua bảng 3.1 ta thấy, loại vật tư nông nghiệp mà nông hộ huyện Vĩnh Thạnh mua chịu chủ yếu là phân bón và nông dược, trong mẫu khảo sát, số tiền mua chịu phân bón trung bình của mỗi hộ 31,451 triệu đồng, trong đó hộ mua chịu phân bón thấp nhất là 5,5 triệu đồng và cao nhất là 200 triệu đồng. Số tiền mua chịu nông dược trung bình của mỗi hộ trong mẫu khảo sát là 35,706 triệu đồng, trong đó hộ mua chịu thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 300 triệu đồng. Độ lệch chuẩn của số tiền mua chịu phân bón và nông dược lần lượt là 32,055 triệu đồng và 41,848 triệu đồng, độ lệch chuẩn này đều cao hơn giá trị trung bình, từ đây cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa số tiền mua chịu vật tư giữa các nông hộ mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch này là sự chênh lệch về diện tích đất sản xuất nông nghiệp (cụ thể là đất trồng lúa).
Do việc bán chịu được xem là một loại hình của tín dụng phi chính thức nên người mua chịu phải chịu sự chênh lệch giá giữa việc mua chịu và mua trả tiền mặt. Cụ thể, giá phân bón khi mua chịu thường cao hơn giá phân bón khi mua tiền mặt trung bình 10,573% (độ lệch chuẩn 6,234%), trong đó chênh lệch thấp nhất là không có chênh lệch và cao nhất là 30%; giá nông dược khi mua chịu cũng thường cao hơn giá nông dược khi mua tiền mặt trung bình 8,586% (độ lệch chuẩn 6,245%). Do nông hộ thường mua phân bón và nông dược tại cùng một đại lý hoặc cửa hàng nên thời gian mua chịu và thời gian quen biết với người bán chịu là giống nhau. Cụ thể, thời gian mua chịu trung bình là 3,840 tháng (tương đương với 1 mùa vụ), trong đó thời gian bán chịu thấp nhất là 3 tháng và cao nhất là 6 tháng; thời gian quen biết với người bán trung bình là 171,833 tháng, trong đó thời gian quen biết thấp nhất là 12 tháng và cao nhất là 480 tháng.
Ngoài hoạt động mua chịu vật tư thì hoạt động vay mượn tiền từ người thân, bạn bè cũng khá phổ biến. Bởi, hoạt động này đã hình thành và phát triển từ rất lâu trong đời sống của người dân, chủ yếu hoạt động này là nông hộ vay mượn từ cha mẹ, anh chị em, bạn bè thân thiết hay hàng xóm nên sẽ không phải trả lãi. Tuy nhiên, ngoài hoạt động vay mượn này thì hình thức đi vay từ những người cho vay phi chính thức cũng đang phát triển khá mạnh, khi hộ có nhu cầu vay vốn để đáp ứng cho những tình huống cấp thiết mà không biết vay mượn ở đâu. Trong trường hợp này, người đi vay sẽ chấp nhận vay tiền với mức lãi suất cao, người cho vay cũng thường đưa ra mức lãi suất cao đối với các khoản vay này và đây là nguồn gốc hình thành nên tín dụng nặng lãi, hình thức điển hình của loại vay mượn này là vay trả góp và vay nặng lãi. Một hình thức tín dụng phi chính thức khác là hụi vẫn tồn tại trong đời sống nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh, nhưng hoạt động này vẫn còn khá nhỏ lẻ và chỉ diễn ra đối với những hộ có dòng tiền ra vào thường xuyên và có thu nhập ổn định.
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH – THÀNH PHỐ CẦN THƠ