Tổ chức tín dụng chính thức

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 38)

Tính đến năm 2013, trên toàn địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có tổng cộng 1 chi nhánh ngân hàng cấp 2 (là của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 5 phòng giao dịch của các ngân hàng và 2 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở huyện Vĩnh Thạnh. Các phòng giao dịch được đặt ở huyện bao gồm phòng giao dịch của NHNN&PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Vĩnh

Thạnh, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Hầu hết chi nhánh ngân hàng và các phòng giao dịch được đặt ở 2 thị trấn của huyện là thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An. Một số chi nhánh ngân hàng được đặt trên tuyến quốc lộ 80 là tuyến lộ huyết mạch trên địa bàn toàn huyện.

Trong số các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thì NHNN&PTNN và NHCSXH là hai ngân hàng mà nông hộ có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng nhất. Do đây là hai ngân hàng được thành lập với mục đích chủ yếu là cho vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ vốn cho hộ nghèo. Các ngân hàng còn lại vẫn có các chương trình cho vay để khuyến khích đầu tư và sản xuất nông nghiệp nhưng chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng này của nông hộ thường khó khăn hay thường bị hạn chế.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về thị trường tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, chúng ta tiến hành tìm hiểu sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội:

3.2.1.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh là chi nhánh cấp 2 chịu sự quản lý của NHNN&PTNN chi nhánh Cần Thơ. Trụ sở đặt trên quốc lộ 80, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh. Một phòng giao dịch khác của ngân hàng được đặt tại khu hành chính số 10, thị trấn Vĩnh Thạnh chịu sự quản lý trực tiếp của chi nhánh ngân hàng cấp 2.

Nhiệm vụ của chi nhánh trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh là cho vay các thành phần kinh tế, huy động vốn trên địa bàn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, nhưng hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh của chi nhánh là cho vay các thành phần kinh tế trong đó cho vay sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Cụ thể, đến cuối năm 2013 NHNN&PTNT huyện đã huy động được 165 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch; tổng dư nợ là 455 tỷ/3.015 hộ, tăng 19% so cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch.

Qua hình 3.1, ta thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay, lượng vốn cho vay của ngân hàng luôn cao hơn lượng vốn huy động được (dư nợ cao hơn khoảng 3 lần so với vốn huy động). Điều này cho thấy nguồn vốn để cho vay không phải chỉ có nguồn vốn huy động tại chổ mà cần phải bổ sung thêm bằng nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh ngân hàng cấp trên.

Hình 3.1: Lượng vốn huy động và cho vay của NHNN&PTNN chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Các báo cáo về KT-XH và AN-QP huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011-2013)

Từ hình trên, ta thấy lượng vốn huy động của ngân hàng không ổn định, có sự tăng giảm qua các năm, nhưng nhìn chung thì lượng vốn huy động đã có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2011-2013, từ 107 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 165 tỷ đồng vào năm 2013. Từ đây, chúng ta có thể thấy được thu nhập của người dân đã được cải thiện thông qua việc họ đã dư những khoản tiền để gửi vào ngân hàng sau khi đã trang trải cho các chi phí trong sinh hoạt và sản xuất. Lượng vốn cho vay của ngân hàng qua các năm cũng liên tục tăng từ con số 297 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 360 tỷ đồng năm 2012 và cao nhất vào năm 2013 với con số 455 tỷ đồng. Tốc độ tăng của lượng vốn cho vay nhanh hơn lượng vốn huy động. Từ đây, ta thấy người dân đã phần nào mạnh dạn hơn khi tiếp cận với các ngân hàng và trình độ của họ đã được cải thiện hơn, vì vậy họ sẵn sàng tiếp cận với các ngân hàng để vay vốn phục vụ cho việc mở rộng sản xuất của mình.

3.2.1.2. Ngân hàng Chính sách Xã hội

Tiền thân là ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1996, cung cấp tín dụng với lãi suất thấp thông qua hình thức các chương trình tín dụng vi mô cho người nghèo nông thôn không đủ điều kiện trong các khoản vay cá nhân vì tài sản thế chấp hạn chế. Năm 2003, ngân hàng này đổi tên thành Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, hoạt động của NHCSXH tập trung vào cho vay hộ nghèo, thông qua hợp tác chặt chẽ với các tổ chức địa phương trong thủ tục cho vay. Cụ thể, UBND xã giúp NHCSXH xác minh nhóm người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, các tổ chức đoàn thể xã hội khác giúp NHCSXH thành lập và giám sát các khoản

107 100 165 279 360 455 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2011 2012 2013 Năm Tỷ đồng Vốn huy động Dư nợ

vay, các khoản vay này không cần tài sản thế chấp nhưng các tổ chức đoàn thể phải cung cấp một quỹ bảo lãnh.

Đến cuối năm 2013, tổng dư nợ Phòng giao dịch NHCSXH huyện là 164 tỷ 53 triệu đồng, tăng 6 tỷ 231 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Số hộ được ngân hàng chấp nhận cho vay là 16.856 hộ, giảm 52 hộ so với cùng kỳ. Qua đó, chúng ta có thể thấy đời sống của hộ nghèo và hộ khó khăn đã dần được cải thiện và họ có quyết tâm cao trong việc thoát nghèo để không còn nằm trong diện được NHCSXH cho vay. Lượng vốn cho vay tăng là do nhu cầu của những hộ khó khăn tăng lên nhằm phát triển sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, mặt khác là do sự diễn biến thất thường của nền kinh tế làm cho giá cả của các yếu tố đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất và sự mất giá của đồng tiền cũng ảnh hưởng khá lớn đến lượng vốn cho vay của ngân hàng.

Tính đến năm cuối 2013, phòng giao dịch đã giải ngân được 9 chương trình tín dụng lớn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện cải thiện cuộc sống, trong đó chương trình cho vay hộ cận nghèo mới được triển khai và áp dụng trong năm 2013. Mặc dù giải ngân ở 9 chương trình nhưng các chương trình giải ngân chủ yếu có thể kể đến bao gồm cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn,…

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 38)