Thông tin chung về nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 45)

Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thông qua việc thu thập số liệu trực tiệp từ 80 nông hộ trên địa bàn chủ yếu là các hộ có trồng lúa trên địa bàn. Do tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nên các thông tin của mỗi hộ có sự khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học, tình hình đất đai, tài sản, các mối quan hệ cũng như là về hoạt động sản xuất. Để tìm hiểu rõ hơn, tác giả tiến hành phân tích chi tiết từng thông tin trên.

4.1.1.1. Thông tin về nhân khẩu học

Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung. Ở đây, tác giả phân tích nguồn lực này dựa trên các tiêu chí về nhân khẩu học như: giới tính, tuổi, trình độ học vấn cũng như một số đặc điểm khác của chủ hộ. Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, đặc điểm về nhân khẩu học của nông hộ được tổng hợp và trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thống kê về nhân khẩu học của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh trong mẫu khảo sát

Tiêu chí Tần số Tỷ trọng (%)

Giới tính Nam 65 81,25

Nữ 15 18,75

Dân tộc Kinh 80 100,00

Khác 0 00,00

Tuổi Trong tuổi lao động 56 70,00

Ngoài tuổi lao động 24 30,00

Trình độ học vấn Cấp 1 33 41,25 Cấp 2 30 37,50 Cấp 3 17 21,25 Khác 0 00,00

Qua bảng 4.1 ta thấy, ở khu vực nông thôn đa phần chủ hộ là nam giới, cụ thể ở huyện Vĩnh Thạnh, trong 80 hộ gia đình được khảo sát thì đã có đến 65 hộ có chủ hộ là nam chiếm tỷ lệ 81,25%. Điều này cho thấy, ở nông thôn, nam giới luôn được coi trọng trong việc quản lý gia đình và là người gánh vác gia đình, bởi ở nông thôn nam giới luôn phải gánh vác các công việc đồng áng và những việc nặng trong gia đình. Số lượng chủ hộ là nữ chỉ chiếm 18,75% trong mẫu, tức chỉ có 15 hộ có chủ hộ là nữ. Nhưng đa phần những hộ có chủ hộ là nữ là do chồng họ đã qua đời nên họ phải tiếp nhận quyền quản lý gia đình hoặc chồng họ là người từ địa phương khác chuyển đến sinh sống tại địa phương (sống bên nhà vợ) nên người chồng không thể làm chủ hộ.

Cũng từ bảng số liệu trên, ta thấy đa số hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đều thuộc dân tộc Kinh, cụ thể có đến 80 chủ hộ trong mẫu khảo sát đều là người thuộc dân tộc Kinh chiếm tỷ trọng 100% trong mẫu khảo sát. Số chủ hộ thuộc dân tộc khác trong mẫu khảo sát là không có. Điều này không có nghĩa là trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh không có đồng bào các dân tộc khác, nguyên nhân chỉ là do số lượng đồng bào các dân tộc khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân số toàn huyện. Phần lớn người dân ở Vĩnh Thạnh là người Bắc di cư vào sinh sống trên địa bàn và tập trung ở các xã Thạnh An, Thạnh Lợi và Thạnh Thắng, trong đó 2 xã Thạnh An và Thạnh Lợi là 2 địa bàn điều tra của tác giả.

Xét về mặt tuổi tác, số chủ hộ còn trong độ tuổi lao động chiếm 70% số quan sát trong mẫu (tức 56 hộ có chủ hộ còn trong độ tuổi lao động), còn lại 24 hộ là có chủ hộ đã ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng 30%. Trong mẫu khảo sát, đa số những chủ hộ trong độ tuổi lao động đều còn có khả năng lao động và tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của gia đình để tạo thu nhập cho gia đình. Những chủ hộ ngoài độ tuổi lao động thì hầu hết họ không còn tham gia những công việc nặng nhọc mà họ chỉ làm những việc nhẹ trong gia đình như trông coi nhà cửa, giữ cháu và truyền thụ những kinh nghiệm sản xuất mà họ tích lũy được cho con cháu. Vì vậy, những chủ hộ ngoài độ tuổi lao động vẫn gián tiếp góp phần tạo thu nhập cho gia đình.

Trình độ học vấn là một tiêu chí quan trọng khi xem xét về đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình. Qua kết quả từ mẫu điều tra, đa số các chủ hộ trong mẫu khảo sát đều được đi học, cụ thể có 33 chủ hộ trong mẫu có trình độ cấp 1 chiếm tỷ trọng 41,25%, số chủ hộ có trình độ cấp 2 chiếm 37,5% tương đương 30 chủ hộ và các chủ hộ còn lại có trình độ 3 chiếm tỷ trọng 21,25% trong tổng số 80 chủ hộ. Những chủ hộ ngoài độ tuổi lao động đa phần là có trình độ học vấn thấp, nguyên nhân là lúc trước hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, do chiến tranh nên họ không có điều kiện để học tập. Về sau này thì

trình độ học vấn của các chủ hộ đã dần được cải thiện và có xu hướng tăng dần.

4.1.1.2. Thông tin chung về nông hộ

Từ kết quả điều tra về nông hộ, chúng ta có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về nông hộ để có cái nhìn cụ thể hơn về đời sống cũng như về tình hình sản xuất và chất lượng cuộc sống của nông hô thông qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Thống kê về tình hình chung của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh trong mẫu khảo sát

Thông tin ĐVT Trung

bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Số thành viên trong gia đình Người 4,850 1,294 2 9

Số người phụ thuộc Người 1,625 1,226 0 4

Độ tuổi của chủ hộ Tuổi 57,575 13,154 33 90

Trình độ học vấn của chủ hộ Lớp(*)

6,725 3,326 1 12

Thời gian sinh sống ở địa phương Năm 41,675 12,372 16 74

Khoảng cách đến TCTD gần nhất Km 6,204 3,215 0,3 18

Tài sản của hộ Triệu đồng 1.807,298 1.412,459 160 9.263 Thu nhập của hộ Triệu đồng 262,807 246,510 30 1.231,18

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Ghi chú: (*) nếu tốt nghiệp trung học phổ thông thì ghi 13 – Trung cấp chuyên nghiệp; 14 – Cao đẳng; 15 – Đại học; 16 – Sau đại học.

Qua bảng 4.2 ta thấy, số thành viên trung bình của hộ trong mẫu khảo sát là 4,85 người, số thành viên thấp nhất trong hộ là 2 người, số thành viên lớn nhất trong hộ là 9 người. Các hộ gia đình ở nông thôn thường có rất nhiều thành viên bởi công việc đồng áng hay sản xuất nông nghiệp đòi hỏi cần có nhiều người để thực hiện. Bên cạnh đó, số người phụ thuộc trung bình của hộ trong mẫu là 1,625 người, số người phụ thuộc cao nhất của hộ là 4 người và thấp nhất là 0 người. Đa phần những người phụ thuộc trong hộ là những người nằm ngoài độ tuổi lao động, có 3 trường hợp trong mẫu khảo sát người phụ thuộc là người còn nằm trong độ tuổi lao động. Từ phần mô tả trên, ta có thể rút ra rằng số người có khả năng làm việc và tạo ra thu nhập trong hộ trung bình là 3,225 người, tức trong một hộ cứ trung bình 3,225 người thì có thể nuôi được 1,625 người, đây là cơ cấu dân số vô cùng tốt để gia đình có thể phát triển ổn định và phát triển bền vững.

Độ tuổi trung bình của chủ hộ trong mẫu khảo sát là 57,575, độ tuổi này còn nằm trong độ tuổi lao động đối với chủ hộ là nam và nằm ngoài độ tuổi lao động đối với chủ hộ là nữ. Tuy nhiên, độ tuổi này ở khu vực nông thôn thì cả chủ hộ là nam hay nữ đều còn khả năng lao động được, có đủ khả năng và năng lực để quản lý gia đình cũng như là kinh nghiệm trong quá trình sản xuất của gia đình. Tuổi thấp nhất của chủ hộ trong mẫu là 33 tuổi, đây thường là những hộ mới tách ra sống riêng với gia đình trước kia của họ do họ muốn sống tự lập. Tuổi cao nhất của chủ hộ là 90 tuổi, ở độ tuổi này thì chủ hộ thường không còn khả năng lao động mà chỉ làm những công việc nhẹ nhàng như trông nhà, chăm sóc cháu và truyền đạt những kinh nghiệm cho con, cháu trong gia đình.

Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ trong mẫu khảo sát là lớp 6,725 (độ lệch chuẩn 3,326), tức là đang trong chương trình đào tạo cấp 2. Trình độ học vấn thấp nhất của chủ hộ là lớp 1, tức là họ chỉ biết đọc và viết, trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ là lớp 12, điều này cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về trình độ học vấn giữa các chủ hộ. Đa phần những chủ hộ lớn tuổi thường có trình độ học vấn thấp do vào thời của họ thì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chiến tranh xãy ra nên họ không có nhiều cơ hội để học tập, tuy nhiên vẫn có những chủ hộ cao tuổi có trình độ cao thậm chí là đã có bằng tú tài. Những chủ hộ nhỏ tuổi thì thường có trình độ cao hơn, do họ có điều kiện để học tập và nhận thức được tầm quan trọng của việc học trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Thời gian sinh sống tại địa phương trung bình của hộ là 41,675 năm, đa số những hộ gia đình trong mẫu khảo sát đều sống tại địa phương từ lúc sinh ra đến bây giờ. Thời gian sinh sống tại địa phương của hộ thấp nhất là 16 năm, đây đa phần là những hộ mới chuyển đến địa phương sinh sống hoặc họ có ruộng đất tại địa phương nên chuyển về đây sống để thuận tiện trong việc sản xuất. Thời gian sinh sống tại địa phương của hộ cao nhất là 74 năm, đây là hộ đã sinh sống từ nhỏ đến lớn tại địa phương.

Thông qua bảng 4.2 ta còn thấy, khoảng cách trung bình đến TCTD gần nhất của nông hộ là 6,204 km. Hộ có khoảng cách gần nhất đến TCTD là 0,3 km và khoảng cách xa nhất đến TCTD là 18 km. Nhìn chung, khoảng cách này là không quá xa so với gia đình của nông hộ. Nguyên nhân là do các TCTD trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh phân bố khá rộng và tập trung ở 2 thị trấn trung tâm của huyện là thị trấn Vĩnh Thạnh và Thạnh An, mà 2 thị trấn này khá gần với các xã có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nên rất thuận tiện cho nông hộ vay vốn.

Về phương diện tài sản ta thấy, tài sản của hộ gia đình trong mẫu khảo sát là khá lớn. Giá trị tài sản trung bình của mỗi hộ là 1.807,298 triệu đồng, giá trị tài sản của hộ thấp nhất là 160 triệu đồng và cao nhất là 9.263 triệu đồng. Nguyên nhân mà tài sản của nông hộ lớn như vậy là do những nông hộ trong mẫu khảo sát đa phần đều là những hộ có sản xuất lúa nên họ sở hữu một diện tích đất nông nghiệp rất lớn. Ngoài ra, họ còn sở hữu những trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất lúa như máy gặt đập liên hợp, máy cày, lò sấy,… mà giá trị của những trang thiết bị này là rất lớn nên đã góp phần hình thành nên giá trị tài sản rất lớn của hộ. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của giá trị tài sản là 1.412,459 triệu đồng rất gần với giá trị tài sản trung bình, do đó giá trị tài sản giữa các hộ gia đình có sự chênh lệch rất lớn.

Về thu nhập, thu nhập của các hộ trong mẫu khảo sát chủ yếu được hình thành từ các nguồn là thu nhập từ trồng lúa; thu nhập từ chăn nuôi gia súc, gia cầm; thu nhập từ làm mướn; thu nhập từ buôn bán; thu nhập từ công nhân, viên chức. Hộ có thu nhập thấp nhất trong mẫu khảo sát là 30 triệu đồng, đây là hộ không có sản xuất lúa trong năm 2013 mà nguồn thu nhập này của họ có được từ việc cho thuê đất. Hộ có thu nhập cao nhất trong mẫu là 1.231,18 triệu đồng, đây là hộ có thu nhập chủ yếu từ việc nuôi gia súc và trồng lúa. Tuy nhiên, thu nhập trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 262,807 triệu đồng (độ lệch chuẩn 246,510 triệu đồng), điều này cho thấy có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các hộ trong mẫu khảo.

Tóm lại, từ những nhận định trên ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa các hộ gia đình trong mẫu khảo sát về số thành viên, độ tuổi, trình độ học vấn, khoảng cách đến TCTD gần nhất, giá trị tài sản và thu nhập của hộ. Điều này cho thấy, mẫu khảo sát là khá đại diện cho tổng thể và giúp tác giả có được cái nhìn tổng quan hơn về các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, giúp tác giả hiểu rõ hơn về đặc điểm của nông hộ nơi đây.

4.1.1.3. Các mối quan hệ của nông hộ

Hiện nay, các mối quan hệ là rất cần thiết trong công việc và giao tiếp hằng ngày của con người, bởi vậy có rất nhiều mối quan hệ đã được thiết lập vì mục đích công việc cũng như mục đích giao tiếp, người càng có nhiều mối quan hệ thì càng dễ dàng đạt được những thành công trong công việc. Trong quan hệ tín dụng, việc có nhiều mối quan hệ là thực sự cần thiết, bởi có nhiều mối quan hệ sẽ giúp cho nông hộ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng và dễ dàng có được những thông tin về việc hỗ trợ vốn của các TCTD cũng như ngân hàng sẽ nằm bắt được nhiều thông tin từ khách hàng hơn để có thể mở

rộng thị trường tín dụng của chính ngân hàng, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta xem xét bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tình hình các mối quan hệ của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh trong mẫu khảo sát

Tiêu thức

Có quen Không quen

Tần số (Hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (Hộ) Tỷ trọng (%) Làm việc ở cơ quan nhà nước địa phương 19 23,75 61 76,25 Làm việc ở cơ quan nhà nước trung ương 0 00,00 80 100,00 Làm việc ở các tổ chức xã hội hay đoàn thể địa phương 11 13,75 69 86,25 Làm việc ở NHTM, hợp tác xã tín dụng hay quỹ tín dụng 13 16,25 67 83,75

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ,2014)

Qua bảng 4.3 ta thấy, các mối quan hệ của các hộ gia đình trong mẫu khảo sát là rất ít, số hộ gia đình có các mối quan hệ với các cơ quan nhà nước địa phương, trung ương, các tổ chức xã hội hay đoàn thể địa phương, các NHTM, hợp tác xã tín dụng hay quỹ tín dụng chỉ chiếm dưới 25% tổng số hộ trong mẫu.

Cụ thể, số hộ có quen biết với cơ quan nhà nước địa phương là 19 hộ chiếm 23,75% số hộ trong mẫu, còn lại là những hộ không quen với các cơ quan này; số hộ quen biết với các tổ chức đoàn thể xã hội chỉ chiếm 13,75% số hộ trong mẫu (tức 11 hộ), số hộ còn lại là không quen biết; trong mẫu khảo sát, tất cả các hộ đều không có quen biết với cơ quan nhà nước cấp trung ương, chiếm tỷ trọng 100%; số hộ không quen với các TCTD là rất lớn, có đến 67 hộ chiếm tỷ trọng 83,75% số hộ trong mẫu. Tóm lại, nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có rất ít các mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội và các TCTD, điều này cho thấy nông hộ ở đây gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức.

4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất của nông hộ

Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện nông nghiệp của thành phố Cần Thơ, do đó, người dân nơi đây thường sở hữu một lượng lớn đất đai để phục vụ cho sản xuất và đời sống, chúng ta tiến hành tìm hiểu về tình hình sử dụng đất của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thông qua bảng 4.4.

Từ bảng 4.4 ta thấy, nông hộ trong mẫu khảo sát sở hữu một lượng lớn đất đai. Cụ thể, đất thổ cư trung bình mỗi hộ sở hữu 1.236,763 m2

(độ lệch chuẩn 1.301,890 m2), ta thấy độ lệch chuẩn lớn hơn giá trị trung bình nên có

sự chênh lệch lớn về diện tích đất thổ cư giữa các hộ, hộ sở hữu đất thổ cư ít nhất là 30 m2, đây là diện tích đất vừa đủ để xây nhà và hộ sở hữu đất thổ cư nhiều nhất là 5.000 m2, đây là diện tích đất ngoài việc xây dựng nhà còn là

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)