Thực trạng vay vốn của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 57)

4.2.1. Thực trạng vay vốn của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh

Khi tiến hành một hoạt động bao giờ người ta cũng nhắc đến việc lấy tiền đâu mà làm, tiền ở đây chính là nguồn vốn, nguồn lực để tiến hành cho hoạt động, vốn rất cần thiết trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đa phần nguồn vốn mà nông hộ có được là từ tích lũy của bản thân trong sản xuất hoặc là vay mượn từ bạn bè, người thân hoặc là vay từ những người cho vay nhưng không thể không tính đến sự hỗ trợ vốn từ các nguồn tín dụng chính thức. Nguốn vốn tín dụng chính thức là rất quan trọng, nó góp phần giúp nông hộ tiết kiệm được một khoản chi phí lãi so với việc vay từ bên ngoài với lượng vốn tương tự.

Bảng 4.10: Thực trạng vay vốn của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh năm 2013 trong mẫu khảo sát

Vay vốn Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Có vay 77 96,25

Không vay 3 3,75

Tổng 80 100,00

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Qua bảng 4.10 ta thấy, số hộ gia đình có vay vốn từ các nguồn chiếm tỷ trọng rất lớn trong mẫu, cụ thể, có đến 77 hộ trong mẫu có vay vốn từ các nguồn chính thức, bán chính thức và phi chính thức chiếm tỷ trọng 96,25%. Số hộ còn lại trong mẫu là không có vay vốn từ bất kỳ nguồn nào (cụ thể có 3 hộ

không vay vốn), nguyên nhân là số vốn tự có của họ là đủ lớn để trang trải mọi chi phí nên họ không phát sinh nhu cầu vay vốn, từ đây, chúng ta có thể kết luận rằng nông hộ thực sự rất cần sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài và số lượng nông hộ có tham gia vay vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong dân cư.

Bảng 4.11: Hoạt động vay tín dụng của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh năm 2013 trong mẫu khảo sát

Chỉ tiêu Nguồn vay Chính thức Bán chính thức Phi chính thức Tần suất (Hộ) Tỷ trọng (%) Tần suất (Hộ) Tỷ trọng (%) Tần suất (Hộ) Tỷ trọng (%) Hộ có vay 53 66,25 1 1,25 74 92,50 Hộ không vay 27 33,75 79 98,75 6 7,50 Tổng 80 100,00 80 100,00 80 100,00

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Từ bảng 4.11, ta thấy có ba nguồn tín dụng hỗ trợ cho nông hộ trong mẫu khảo sát, nhưng tỷ trọng của nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức là rất cao, trong khi sự hỗ trợ của tín dụng bán chính thức là thấp. Cụ thể, số hộ trong mẫu có vay từ nguồn chính thức và phi chính thức lần lượt là 53 hộ (chiếm 66,25%) và 74 hộ (chiếm 92,5%), những hộ vay chính thức chủ yếu từ các ngân hàng nhà nước và quỹ tín dụng nhân dân còn những hộ vay phi chính thức chủ yếu từ việc mua chịu vật tư nông nghiệp từ các cửa hàng, đại lý vật tư nông nghiệp. Số hộ không vay từ các nguồn chính thức nguyên nhân chủ yếu là họ không có nhu cầu hoặc do thủ tục cho vay rườm rà hoặc họ không thích thiếu nợ. Số hộ có vay từ nguồn tín dụng bán chính thức là 1 hộ chiếm tỷ trọng 1,25% số hộ trong mẫu, tỷ lệ này là thấp điều này cho thấy các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương còn hoạt động nhỏ lẽ và chưa thực sự hiệu quả, nhiệm vụ chủ yếu chỉ đứng ra bảo lãnh để nông hộ có thể vay tín chấp tại các TCTD.

4.2.2. Tình hình lƣợng vốn vay

4.2.2.1. Lượng vốn vay

Trên thực tế, lượng vốn vay của nông hộ thường thấp hơn hoặc bằng với số tiền xin vay, do một số quy định của nhà nước về hạn chế cấp tín dụng cũng như những chính sách hạn chế tín dụng của riêng các TCTD nhằm giảm thiểu rủi ro cho bản thân. Qua quá trình khảo sát trên địa bàn, ta thấy có nhiều

nông hộ gặp phải vấn đề này, để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta tiến hành phân tích bảng 4.12.

Bảng 4.12: Thống kê lượng vốn vay của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh năm 2013 trong mẫu khảo sát

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Nguồn vay Chính thức Bán chính thức Phi chính thức Số tiền xin vay Số tiền vay đƣợc Số tiền xin vay Số tiền vay đƣợc Số tiền xin vay Số tiền vay đƣợc Tổng 6.124,000 5.090,000 7,000 7,000 5.119,310 5.119,310 Trung bình 115,547 96,038 7,000 7,000 70,128 70,128 Thấp nhất 8,000 0,000 7,000 7,000 4,000 4,000 Cao nhất 2.500,000 2.500,000 7,000 7,000 500,000 500,000

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Qua bảng 4.12 ta thấy, nông hộ trong mẫu chỉ bị hạn chế tín dụng khi vay từ các nguồn cho vay chính thức, nguyên nhân như đã được đề cập ở trên, còn việc vay từ các nguồn bán chính thức và phi chính thức thì không gặp phải hạn chế tín dụng. Nguyên nhân là do vay từ tổ chức bán chính thức thì nông hộ phải là thành viên của các tổ chức này và việc cho vay này nhằm giúp đỡ các thành viên có vốn để sản xuất nên thường ít bị hạn chế tín dụng; vay từ các nguồn phi chính thức không bị hạn chế là do khi vay từ các nguồn này nông hộ thường phải chịu lãi suất rất cao so với lãi suất ngân hàng, ngoài ra nông hộ và những người cho vay này thường là quen biết với nhau, hiểu rõ về nhau nên nông hộ không bị hạn chế tín dụng.

Cụ thể, tổng số tiền xin vay năm 2013 của nông hộ trong mẫu khảo sát là 6.124 triệu đồng, trong khi số tiền vay được là 5.090 triệu đồng, các nông hộ trong mẫu đã bị hạn chế 1.034 triệu đồng. Số tiền xin vay trung bình của mỗi hộ trong mẫu là 115,547 triệu đồng, số tiền vay được trung bình là 96,038 triệu đồng; số tiền xin vay thấp nhất là 8 triệu đồng, cao nhất là 2.500 triệu đồng; số tiền vay được thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 2.500 triệu đồng. Do vay từ nguồn bán chính thức và phi chính thức không bị hạn chế tín dụng nên số tiền xin vay luôn bằng số tiền vay được (tính trong mẫu khảo sát). Điều này cho thấy, nông hộ luôn gặp phải khó khăn hay cụ thể là luôn bị hạn chế tín dụng khi vay từ các nguồn chính thức.

4.2.2.2. Mục đích sử dụng vốn của nông hộ

Khi nông hộ muốn tiếp cận với các nguồn vốn chính thức thì nông hộ phải có mục đích vay vốn rõ ràng và phải có phương án hoạt động khả thi thì các TCTD mới xem xét đến việc cho vay. Một trong các nguyên tắc cấp tín dụng của các TCTD là vốn phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, tức là nông hộ phải sử dụng vốn đúng với mục đích cam kết và được ngân hàng chấp nhận.

Bảng 4.13: Mục đích sử dụng vốn của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh năm 2013 trong mẫu khảo sát

Mục đích sử dụng vốn Tần số (Hộ) Tỷ trọng (%)

Sản xuất kinh doanh 41 77,36

Tiêu dùng 11 20,75

Trả nợ 1 1,89

Tổng 53 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Qua bảng 4.13 ta thấy, đa phần nông hộ trong mẫu khảo sát vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức đều với mục đích sản xuất kinh doanh. Cụ thể, có 41 hộ trong mẫu vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 77,36%, nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào việc trồng lúa và chăn nuôi gia súc, tuy nhiên trên thực tế một phần nguồn vốn này sẽ được sử dụng cho mục đích tiêu dùng bởi khi vay vốn bao giờ nông hộ cũng có lý do chính đáng để các TCTD chấp nhận cho vay; số hộ có mục đích vay vốn để tiêu dùng là 11 hộ trong mẫu chiếm tỷ trọng 20,75%, những hộ này chủ yếu là vay theo diện cho vay học sinh, sinh viên. Chỉ có duy nhất 1 hộ trong mẫu là vay từ nguồn chính thức để trả nợ chiếm 1,89% số hộ trong mẫu. Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng những hộ vay với mục đích sản xuất kinh doanh sẽ được các ngân hàng dễ dàng chấp nhận cho vay.

4.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức chức tín dụng chính thức

Từ những kết quả phân tích kết hợp với kết quả phỏng vấn nông hộ và quá trình tìm hiểu về nông hộ, tác giả đã thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn mà nông hộ gặp phải trong việc tiếp cận với tín dụng chính thức.

4.2.3.1. Thuận lợi

Khi vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức, nông hộ luôn được vay với lãi suất thấp hơn lãi suất khi vay từ bên ngoài, lãi suất vay từ nguồn tín dụng

chính thức có thể thấp hơn vài chục lần khi vay từ nguồn tín dụng phi chính thức. Đây là một trong những thuận lợi của việc vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức, điều này giúp cho nông hộ tiết kiệm được một khoản chi phí lãi phải trả khi khoản vay đáo hạn.

Thuận lợi thứ hai là thời gian hay chu kỳ cho vay là cố định đối với nông hộ khi vay từ nguồn tín dụng chính thức. Khi vay từ nguồn tín dụng chính thức giữa nông hộ và TCTD luôn có sự thỏa thuận về thời hạn vay hay thời gian mà khoản vay đáo hạn. Thông thường, thời hạn vay là 1 năm, đây là khoảng thời gian đủ để nông hộ có thể sử dụng vốn vay đầu tư vào sản xuất, bởi đa phần nông hộ trong mẫu đều sản xuất nông nghiệp nên trong năm có thể thu hoạch ít nhất là 2 vụ, do đó, nông hộ có thể đảm bảo trả nợ đúng hạn. Mặt khác, các TCTD rất ít khi đòi nợ khách hàng trước hạn (trừ trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng), chỉ có việc khách hàng trả nợ trước hạn nên vấn đề về thời hạn vay luôn ổn định.

Ngoài những thuận lợi trên, các TCTD còn tung ra rất nhiều các chương trình cho vay ưu đãi cũng như những chính sách hỗ trợ để phát triển nông nghiệp nông thôn. Điều này sẽ giúp cho nông hộ dễ dàng tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức hơn, do đó, đối với những khoản vay này nông hộ không cần phải thế chấp tài sản, lãi suất vay có thể thấp hơn, tuy nhiên đây là những khoản cho vay có hạn.

4.2.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, việc vay vốn từ các nguồn tín dụng chính thức cũng đem lại không ít khó khăn cho nông hộ trong việc tiếp cận cũng như là việc xin vay vốn.

Khó khăn lớn nhất đó chính là quy trình, thủ tục cho vay quá rườm rà, nông hộ phải thực hiện thủ tục qua nhiều khâu trung gian, từ cơ quan nhà nước cấp xã cho đến cơ quan nhà nước cấp huyện nếu số tiền xin vay là lớn. Sau khi các hồ sơ đã được hoàn thành, nông hộ phải mang hồ sơ đến các TCTD và chờ các TCTD xem xét và thẩm định hồ sơ thì mới có thể vay vốn, thường nông hộ mất khá nhiều thời gian cũng như là chi phí đi lại trong khoảng thời gian này, nếu hồ sơ có sai sót thì nông hộ phải đến nhận lại và tiếp tục hoàn thiện lại. Vì vậy, nông hộ thường rất sợ và chán nản đối với các thủ tục nên khi vay các khoản vay nhỏ và thời gian vay ngắn nông hộ thường vay từ nguồn tín dụng phi chính thức.

Khó khăn tiếp theo mà nông hộ gặp phải là phải có tài sản thế chấp khi vay vốn. Đối với những hộ có đất sản xuất và đất do chính người còn trong tuổi lao động đứng chủ quyền thì vấn đề này không đáng kể, do giá trị tài sản

thế chấp luôn lớn hơn khoản vay. Tuy nhiên, những hộ không có tài sản để thế chấp hoặc có tài sản thế chấp nhưng không phải do mình đứng chủ quyền thì việc vay vốn là rất khó khăn thậm chí là không thể vay được.

Ngoài ra, nông hộ còn gặp phải một số khó khăn như không biết thủ tục xin vay, không biết vay từ đâu, giá trị tài sản đảm bảo không đủ,… không chỉ thế nông hộ còn chịu những chính sách hạn chế tín dụng khác của ngân hàng.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG HỘ Ở HUYỆN VĨNH THẠNH – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.3.1. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến hạn chế tín dụng chính thức

Từ những phân tích ở trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thông tin của nông hộ, tình hình sản xuất của nông hộ cũng như là thực trạng vay vốn và mục đích sử dụng vốn của nông hộ. Trước khi tiến hành ước lượng, tác giả tiến hành kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình, kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0,7 (xem phụ lục 2), điều này cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, tác giả tiến hành ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức sau:

TYLEVAY = β0 + β1THUNHAP + β2DIENTICHDAT + β3SOLANVAY +

β4SAIHEN + β5QUENBIET + β6KHOANGCACH + β7MUCDICH +

β8TRINHDO + β9TUOI + β10GIOITINH + β11NGUOIPT

Mục tiêu của phần này là kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ huyện Vĩnh Thạnh bằng phương pháp hồi quy Tobit, kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.14. Qua kết quả hồi quy từ mô hình, giá trị kiểm định của mô hình Pro > Chi2 = 0,000 < 1%, điều này cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê rất cao, trong đó có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ vay của nông hộ.

Giá trị R2 = 0,2625, giá trị này giải thích phần trăm sự thay đổi của biến phụ thuộc chịu tác động từ các biến độc lập trong mô hình, tuy nhiên trong mô hình Tobit thì giá trị này không có ý nghĩa.

Từ bảng 4.14, ta thấy có 5 biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay có 5 yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng đối với nông hộ huyện Vĩnh Thạnh. Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng là tuổi của chủ hộ, quen biết của hộ với các cơ quan nhà nước và TCTD, tổng diện tích đất có sổ đỏ, số lần vay vốn tại TCTD và mục đích vay vốn của hộ.

Mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng khác nhau đối với biến phụ thuộc và ảnh hưởng ở các mức ý nghĩa khác nhau, cụ thể, có 2 biến ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 10% là biến tuổi và biến diện tích đất; có 2 biến ảnh hưởng ở mức 5% là biến quen biết và biến số lần vay; chỉ có 1 biến ảnh hưởng ở mức 1% là biến mục đích vay.

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy của mô hình

Biến phụ thuộc: TYLEVAY: là tỷ lệ giữa số tiền TCTD cho vay trên số tiền xin vay của nông hộ.

Biến số Ý nghĩa Hệ số β P-value

Hằng số C 0,600 0,234

NGUOIPT Số người phụ thuộc 0,021 0,742 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TUOI Tuổi của chủ hộ -0,012* 0,074

GIOITINH Giới tính của chủ hộ 0,211 0,298

TRINHDO Trình độ học vấn của chủ hộ -0,024 0,377

KHOANGCACH Khoảng cách đến TCTD gần nhất 0,007 0,767

QUENBIET Quen biết với cơ quan nhà nước và TCTD 0,366** 0,013

DIENTICHDAT Tổng diện tích đất của hộ -0,013* 0,098

THUNHAP Tổng thu nhập của hộ 0,0002 0,653

SOLANVAY Số lần vay vốn tại TCTD của hộ 0,031** 0,023

SAIHEN Số lần sai hẹn trả nợ của hộ -0,064 0,297

MUCDICH Mục đích vay vốn của hộ 0,570*** 0,001

Số quan sát: 80 R2: 0,2655

Giá trị kiểm định mô hình Pro > Chi2

: 0,000

(Nguồn: Xử lý từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%, **: mức ý nghĩa 5%, ***: mức ý nghĩa 1%

4.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ huyện Vĩnh Thạnh

Ta thấy, sự tương quan dấu giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong thực tế gần giống với dấu đã kỳ vọng, tuy nhiên vẫn có một số biến có sự tương

quan ngược giữa thực tế và kỳ vọng. Cụ thể, trong các biến có sự tương quan ngược thì biến số người phụ thuộc (NGUOIPT), biến trình độ học vấn của chủ hộ (TRINHDO), khoảng cách đến TCTD gần nhất (KHOANGCACH) là không có ý nghĩa thống kê; biến tuổi của chủ hộ (TUOI) và biến tổng diện tích đất có sổ đỏ (DIENTICHDAT) lại có ý nghĩa thống kê. Để tìm hiểu về vấn đề này, tác

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 57)