Thực trạng sản xuất nông nghiệp của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 52)

4.1.2.1. Hoạt động sản xuất lúa của nông hộ

Hoạt động sản xuất lúa là hoạt động chủ yếu của nông hộ trên địa bàn khảo sát nói riêng và địa bàn huyện Vĩnh Thạnh nói chung. Đây là hoạt động

mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nông hộ, để nắm bắt được thực trạng sản xuất lúa của nông hộ nơi đây, chúng ta tiến hành phân tích bảng 4.6.

Bảng 4.6: Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh năm 2013 trong mẫu khảo sát

Tiêu chí ĐVT Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất

Sản lượng lúa thu hoạch Tấn 32,762 26,740 0,000 153,000 Sản lượng lúa bán ra Tấn 32,762 26,740 0,000 153,000 Giá bán lúa cao nhất 1000 đồng 5,719 0,864 4,350 7,600 Giá bán lúa thấp nhất 1000 đồng 4,699 0,497 4,000 6,700 Chi phí sản xuất lúa Triệu đồng 110,341 102,021 0,000 650,000 Thu nhập từ trồng lúa Triệu đồng 170,832 147,790 0,000 809,000

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Qua bảng 4.6 ta thấy, sản lượng lúa thu hoạch trung bình của nông hộ trong mẫu khảo sát là 32,762 tấn, sản lượng thu hoạch là khá cao đối với nông hộ; sản lượng thu hoạch thấp nhất của nông hộ là không do hộ không có trồng lúa trong năm 2013; sản lượng lúa thu hoạch cao nhất của hộ là 153 tấn, đây là hộ có diện tích đất trồng lúa lớn nên hộ trồng được nhiều lúa hơn và thu hoạch được nhiều hơn.

Đa số các hộ gia đình trong mẫu khảo sát đều bán lúa ngay sau khi thu hoạch (bán lúa tươi) hoặc bán hết lượng lúa thu hoạch được nên sản lượng lúa bán ra luôn bằng với sản lúa thu hoạch. Trong quá trình phỏng vấn nông hộ, tác giả đã hỏi tất cả các hộ và đều nhận được câu trả lời là bán hết lượng lúa sau khi thu hoạch, những hộ nào có vựa lúa lại chờ giá tốt để bán cũng sẽ bán hết lượng lúa đó trong năm và thường là trước khi vụ lúa mới bắt đầu. Nông hộ không có dự trữ lúa lại để xay thành gạo hoặc làm việc khác phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, nông hộ sẽ bán hết lúa thu hoạch và mua gạo từ bên ngoài về để sử dụng.

Giá bán lúa cao nhất mà nông hộ bán được dao động trong khoảng từ 4.350 đồng đến 7.600 đồng, giá bán lúa cao nhất trung bình là 5.719 đồng (độ lệch chuẩn 0,864), nông hộ thường bán được lúa với giá cao vào vụ đông xuân và vụ thu đông. Giá bán lúa thấp nhất dao động từ 4.000 đồng đến 6.700 đồng, giá bán lúa thấp nhất trung bình là 4.699 đồng (độ lệch chuẩn 0,497) và thông thường giá bán lúa thấp nhất rơi vào vụ hè thu. Giá bán lúa không có sự chênh lệch lớn giữa các hộ do độ lệch chuẩn thấp so với giá trị trung bình.

Do các hộ gia đình trong mẫu khảo sát đều sở hữu một diện tích đất trồng lúa tương đối lớn nên chi phí sản xuất lúa của nông hộ là tương đối cao. Cụ thể, chi phí sản xuất lúa trung bình của nông hộ trong mẫu là 110,341 triệu đồng, khoản chi phí này bao gồm tất cả các loại chi phí mà nông hộ phải chi ra để phục vụ cho việc trồng lúa như chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí cày bừa, tưới tiêu, chi phí thuê mướn nhân công,… chi phí sản xuất lúa cao nhất của hộ trong mẫu là 650 triệu đồng. Thu nhập trung bình từ việc trồng lúa mang lại là 170,832 triệu đồng, từ giá trị thu nhập trung bình và chi phí trung bình từ việc trồng lúa ta có thể thấy lợi nhuận trung bình từ việc trồng lúa của hộ là khoảng trên 60 triệu đồng.

Bảng 4.7: Thống kê về phương thức bán lúa của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh năm 2013 trong mẫu khảo sát

Phương thức bán lúa Tần số (Hộ) Tỷ trọng (%) Thông qua cò lúa 68 86,076 Bán cho thương lái 3 3,797 Bán cho doanh nghiệp 0 0,000 Bán cho doanh nghiệp theo hợp đồng 8 10,127

Khác 0 0,000

Tổng 79 100

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Những nông hộ trong mẫu khảo sát đa phần là bán lúa thông qua cò lúa, cụ thể có 68 hộ trong tổng số 79 hộ có trồng lúa trong mẫu đều bán lúa thông qua cò lúa (chiếm tỷ trọng 86,076%). Qua quá trình tìm hiểu và tiếp xúc trực tiếp với nông hộ, tác giả được biết hiện nay hiện tượng buôn bán thông qua cò là khá phổ biến ở khu vực nông thôn, tất cả các sản phẩm mà nông hộ sản xuất ra đều phải bán thông qua cò. Khi gần đến mùa thu hoạch các “cò” này có mặt khắp nơi để giúp cho nông hộ có thể bán được sản phẩm, nói là giúp nhưng thực chất là họ có hưởng hoa hồng từ cả nông hộ và thương lái và thậm chí là hưởng chênh lệch giá. Ngoài phương thức bán lúa thông qua cò thì một số ít hộ bán lúa trực tiếp cho thương lái và bán cho doanh nghiệp theo hợp đồng. Cụ thể, 3 hộ trong mẫu khảo sát bán lúa trực tiếp cho thương lái (chiếm 3,797% số hộ trong mẫu); 8 hộ trong tổng số 79 hộ trồng lúa bán lúa cho doanh nghiệp theo hợp đồng. Những hộ có thể bán lúa trực tiếp cho thương lài là do họ có quen biết với thương lái hoặc người thân trong gia đình họ chính là những cò lúa, những hộ bán được lúa cho doanh nghiệp theo hợp đồng chủ

yếu là những hộ có tham gia cánh đồng mẫu lớn nên được bao tiêu sản phẩm sau khi thu hoạch.

4.1.2.2. Tình hình hỗ trợ thông tin của các tổ chức đến nông hộ

Để có thể sản xuất một cách có hiệu quả và đạt chất lượng cao, ngoài những kinh nghiệm mà nông hộ tích lũy được trong suốt quá trình sản xuất thì nông hộ cần phải học hỏi thêm những kiến thức mới để thích ứng kịp thời với những thay đổi và tác động của môi trường ảnh hưởng đến sản xuất. Những kiến thức mới đó nông hộ có thể học hỏi từ người thân hoặc bạn bè nhưng việc hỗ trợ từ các tổ chức sẽ giúp nông hộ nắm vững hơn và có thể áp dụng vào sản xuất. Chúng ta tiến hành tìm hiểu về tình hình hỗ trợ thông tin của các tổ chức đến nông hộ thông qua bảng 4.8.

Bảng 4.8: Tình hình hỗ trợ thông tin của các tổ chức đến nông hộ huyện Vĩnh Thạnh trong mẫu khảo sát

Tiêu thức Có hỗ trợ Không hỗ trợ Tần số (Hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (Hộ) Tỷ trọng (%) Kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dược, ... 70 87,50 10 12,50

Kỹ thuật trồng lúa 71 88,75 9 11,25

Thông tin về giá lúa 29 36,25 51 63,75

Thông tin về giá vật tư 28 35,00 52 65,00

Thông tin về các nguồn tín dụng 36 45,00 44 55,00

Thông tin khác 0 0,00 80 100,00

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Qua bảng 4.8 ta thấy, đa phần các thông tin mà nông hộ nhận được là các thông tin về kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dược và kỹ thuật trồng lúa, số hộ trong mẫu nhận được các thông tin này chiếm tỷ trọng trên 85%. Cụ thể, số hộ được hỗ trợ về kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dược là 70 hộ chiếm tỷ trọng 87,5% chỉ có 10 hộ trong mẫu là không nhận được sự hỗ trợ này; số hộ nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật trồng lúa là 71 hộ chiếm 88,75% số hộ trong mẫu còn lại 9 hộ là không nhận được thông tin. Nông hộ nhận được những thông tin này chủ yếu từ các công ty kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu thông qua trung gian là các đại lý vật tư nông nghiệp thông báo cho nông hộ, còn việc hỗ trợ thông tin từ các cơ quan nhà nước cũng có nhưng thường rất ít, không đáng kể.

Ngoài những hỗ trợ trên, nông hộ còn nhận được các thông tin về giá lúa, giá vật tư và các nguồn tín dụng, nhưng số hộ nhận được sự hỗ trợ các thông tin này thấp chiếm tỷ trọng dưới 50%. Cụ thể, số hộ nhận được thông tin về giá lúa, giá vật tư và các nguồn tín dụng lần lượt là 29 hộ (chiếm 36,25%), 28 hộ (chiếm 35%) và 36 hộ (chiếm 45%). Các nguồn thông tin về giá lúa và giá vật tư nông hộ cũng chủ yếu nhận được từ các đại lý vật tư nông nghiệp, từ người thân bạn bè; thông tin về các nguồn tín dụng thì nông hộ nhận được từ các cơ quan nhà nước hoặc từ chính các TCTD. Ngoài những thông tin trên, tất cả nông hộ trong mẫu khảo sát không nhận được bất kỳ thông tin nào khác.

4.1.2.3. Các loại rủi ro thường gặp ở nông hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải đối mặt với các loại rủi ro khác nhau, hoạt động sản xuất và đời sống của nông hộ cũng vậy, thường xuyên phải đối mặt với các loại rủi ro, bởi trong đời sống và sản xuất luôn ẩn chứa những rủi ro. Những rủi ro mà nông hộ trong mẫu khảo sát thường gặp nhất là thiên tai, dịch bệnh, thành viên trong gia đình bị mất việc, thành viên trong gia đình ốm đau, giá lúa thấp và không ổn định.

Bảng 4.9: Thống kê các rủi ro thường gặp của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh

Loại rủi ro Tần số (Hộ) Tỷ trọng (%)

Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, ...) 17 21,25

Dịch bệnh 33 41,25

Thành viên trong gia đình bị mất việc 1 1,25

Thành viên trong gia đình ốm đau 17 21,25

Giá lúa thấp và không ổn định 12 15,00

Giá vật tư nông nghiệp tăng bất ngờ 0 00,00

Mua nhầm vật tư kém chất lượng 0 00,00

Khác 0 00,00

(Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Qua bảng 4.9 ta thấy, rủi ro từ dịch bệnh chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng 41,25% (tức 33 hộ trong mẫu), do các hộ trong mẫu khảo sát đều sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng lúa là chủ yếu, nên việc gặp phải các loại dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi. Loại rủi ro chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là thiên tai và thành viên trong gia đình ốm đau với 17 hộ gặp phải rủi ro này chiếm tỷ trọng 21,25% số hộ trong mẫu. Do hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu tác động không nhỏ của thời tiết và thời tiết trong giai đoạn hiện nay diễn biến rất bất thường nên rủi ro của thời tiết đã ảnh hưởng rất nhiều đến

nông hộ; thành viên trong gia đình ốm đau là điều khó tránh khỏi, bởi trong gia đình nông hộ thường có người lớn tuổi và trẻ nhỏ nên vấn đề đau ốm thường xuyên xảy ra.

Ngoài những rủi ro trên thì rủi ro về mặt giá cả cũng như người thân trong gia đình bị mất việc cũng thường gặp ở nông hộ, trong mẫu khảo sát rủi ro do người thân trong gia đình bị mất việc chỉ có 1 hộ gặp phải chiếm tỷ trọng 1,25%. Rủi ro do giá lúa thấp và không ổn định là thường xuyên xảy ra, hiện tượng mất mùa được giá và được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nông hộ luôn phải bán lúa với giá thấp hơn giá thị trường nguyên nhân là do nông hộ không thể bán nông sản trực tiếp cho doanh nghiệp hay thương lài mà phải thông qua đội ngũ “cò” mới bán được nông sản nên thường bị ép giá. Ngoài những rủi ro nêu trên thì nông hộ trong mẫu khảo sát không gặp phải loại rủi ro nào khác.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng chính thức đối với nông hộ ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 52)