Giải pháp cho các hộ nông dân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 89)

Chủ động xây dựng triển khai các gói sản phẩm tín dụng khép kín dựa trên chuỗi liên kết giữa ngƣời nông dân – nhà máy chế biến – tiêu thụ nông sản và xuất khẩu. Nhằm hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc trong việc ký kết các hợp đồng thu mua nông sản, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh việc tìm kiếm thị trƣờng, còn giúp ngƣời nông dân xây dựng thƣơng hiệu nông sản đạt chuẩn quốc tế; mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và quốc tế.

Ví dụ, nhƣ phối hợp triển khai thỏa thuận hợp tác và thực hiện cho vay đối với các đơn vị đầu mối là các Tập đoàn, các Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn để triển khai các chƣơng trình kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ (thu mua tạm trữ) và các chƣơng trình kinh tế vùng, nhằm ký kết hợp đồng liên kết nhu cầu vốn thu mua của doanh nghiệp, và nhu cầu tiêu thụ hàng hoá nông sản của bà con nông dân, góp phần ổn định giá cả trên

thị trƣờng, tạo đầu ra nông sản với quy mô lớn ổn định thu nhập cho bà con nông dân (Tổng Công ty Lƣơng thực Miền Nam, Tổng Công ty Lƣơng thực miền Bắc, các Công ty thuỷ sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, lƣơng thực).

Có cơ chế ƣu đãi về lãi suất, phí, nguồn vốn dài hạn để cho vay đầu tƣ các nhà máy áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó đối với việc xuất khẩu gắn với mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế cho các hộ nông dân. Đảm bảo bà con nông dân có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ.

Phát triển nông nghiệp – nông thôn và các chƣơng trình trọng điểm. Cán bộ tín dụng chủ động làm việc với các đơn vị, UBND hay các tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ ở địa phƣơng) để triển khai cho vay đến hộ nông dân thông qua tổ, nhóm. Ở các vùng các địa phƣơng còn nghèo, ở vùng xâu vùng xa để thiết lập quan hệ nắm bắt tình hình số hộ nông dân nghèo, còn thiếu vốn để sản xuất nhƣng có phƣơng án sản xuất khả thi. Nhằm giúp ngân hàng chủ động nắm bắt tình hình, để phân tích đánh giá những thế mạnh, hạn chế của từng địa phƣơng, đáp ứng đủ nhu cầu vốn kịp thời cho các hộ nông dân. Và cho các hộ dân vay ƣu đãi với lãi suất thấp, không cần tài sản đảm bảo, ký các hợp đồng cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, theo dõi quá trình sản xuất của các hộ dân.

Cố gắng cải tiến các thủ tục vay vốn theo hƣớng thuận tiện, đơn giản, phù hợp đối với hộ nông dân, đảm bảo cho hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn vay một cách thuận lợi nhất. Đặc biệt là các thủ tục vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Và xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách cho vay theo từng sản phẩm riêng biệt, theo từng lĩnh vực, ngành hàng phù hợp với quá trình sản xuất, chế biến, từng loại cây trồng, vật nuôi của bà con; Ví dụ, ngân hàng cho vay theo niên vụ cây trồng; cho vay vụ Đông – Xuân; cho vay mua thức ăn, con giống, phân bón.

Thực hiện tốt các quy trình cho vay thẩm định tài sản đảm bảo và tính khả thi của phƣơng án sản xuất. Chấn chỉnh thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên với các hộ nông dân chu đáo và chuyên nghiệp hơn, nắm bắt rõ tình hình sản xuất và chủ động hỗ trợ giải quyết kịp thời khó khăn cho bà con nhƣ dịch bệnh, thiên tai, thời tiết diễn biến thất thƣờng nhằm hỗ trợ kịp thời giúp bà con khắc phục sự cố.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 89)