Doanh số cho vay theo hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 55)

Hầu hết nhu cầu vay vốn của hộ nông dân là để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt, mục đích xin vay là để mua con giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, cho hộ nông dân vay để chăn nuôi và thủy sản luôn chiếm phần lớn trong cho vay. Ngoài ra còn có các hình thức cho vay khác nhƣ cải tạo vƣờn và mua máy móc trang thiết bị trong nông nghiệp NH luôn tìm cách để nâng cao doanh số cho vay các đối tƣợng này.

Bảng 4.8 Doanh số cho vay nông hộ theo hoạt động của ngân hàng năm 2011 – 2013

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cần Thơ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 so với 2011 Chênh lệch 2013 so với 2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Cây lúa 98.622 113.983 130.641 15.361 15,58 16.658 14,61 Cải tạo vƣờn 33.020 27.442 29.705 (5.578) (16,89) 2.263 8,25 Chăn nuôi 314.416 373.103 410.286 58.687 18,67 37.183 9,97 Thủy sản 670.348 750.312 634.484 79.964 11,93 (115.828) (15,44) Máy nông nghiệp 44.662 100.571 33.077 55.909 125,18 (67.494) (67,11)

Bảng 4.9 Doanh số cho vay nông hộ theo hoạt động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014 so với 2013 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ % Cây lúa 69.646 68.933 (713) (1,02) Cải tạo vƣờn 15.316 13.615 (1.701) (11,11) Chăn nuôi 207.415 199.279 (8.136) (3,92) Thủy sản 298.435 333.053 34.618 11,60

Máy nông nghiệp 12.700 14.435 1.735 13,66

Tổng 603.512 629.315 25.803 4,28

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cần Thơ

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Cần Thơ

Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay theo hoạt động của nông hộ 2011 – 2013 8% 3% 27 % 58 % 4% 2011 8% 2% 27% 55% 8% 2012 11% 2% 33% 51% 3% 2013 12% 3% 34% 49% 2% 6 tháng đầu năm 2013 11% 2% 32% 53% 2% 6 tháng đầu năm 2014 Cây lúa Cải tạo vƣờn Chăn nuôi Thủy sản

Doanh số cho vay để trồng lúa luôn tăng qua các năm. Trồng lúa nƣớc vẫn là ngành sản xuất truyền thống, hàng năm có sự phát triển tƣơng đối tốt sản lƣợng tăng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng xuất khẩu tƣơng đối cao. Vì vậy luôn nhận đƣợc nhiều chính sách ƣu đãi về vốn, hỗ trợ về lãi suất của ngân hàng phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Làm cho doanh số cho vay tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng 15.361 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 tăng 16.658 triệu đồng so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay có sự sụt giảm nhƣng không đáng kể giảm 713 triệu đồng tƣơng đƣơng với mức giảm 1,02% so với cùng kỳ năm 2013.

Doanh số cho vay cải tạo vƣờn có xu hƣớng giảm do hoạt động trồng trọt 3 năm gần đây đã đi vào ổn định nhờ việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào việc cải tạo vƣờn nên chi phí giảm xuống qua từng năm vì vậy doanh số cho vay cải tạo vƣờn cũng giảm xuống. Cụ thể năm 2012 giảm 5.578 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 tăng 2.263 triệu đồng so với năm 2012 do năm 2013 xảy ra dịch bệnh trên cây trồng làm chi phí tăng cao. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay có sự sụt giảm trở lại giảm 1.701 triệu đồng tƣơng đƣơng với mức giảm 11,1 % so với cùng kỳ năm 2013 do tình hình dịch bệnh đã đƣợc kiểm soát nhu cầu vay vốn của ngƣời dân giảm xuống.

Nhìn chung ngành chăn nuôi những năm qua gặp nhiều khó khăn. Do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong khi giá gia súc, gia cầm giảm mạnh. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp này đã làm cho chi phí tăng cao. Dẫn đến doanh số cho vay chăn nuôi có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng 58.687 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 tăng 37.183 triệu đồng so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay có sự sụt giảm, giảm 8.136 triệu đồng tƣơng đƣơng với mức giảm 3,92% so với cùng kỳ năm 2013. Do đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã đƣợc kiểm soát chặt chẽ và giá gia súc, gia cầm có xu hƣớng tăng trở lại. Nên chi phí giảm làm doanh số cũng giảm theo.

Doanh sô cho vay nuôi trồng, chế biến, đánh bắt thủy sản có nhiều diễn biến phức tạp. Doanh sô cho vay tăng cao nhất vào năm 2012 tăng 79.964 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2012 con tôm đã phải đối mặt với ba vụ kiện quốc tế, cá tra thì vấp phải thuế chống bán phá giá tại thị trƣờng Mỹ làm cho thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nƣớc bị thu hẹp dẫn đến chi phí tăng cao đột biến. Năm 2013 doanh sô cho vay giảm mạnh 115.828 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân do nƣớc xuất khẩu tôm chính trong khu vực là Thái

Lan bị dịch bệnh tràn lan, sụt giảm sản lƣợng. Trung Quốc cũng bị ảnh hƣởng bởi dịch bệnh và bão lụt trong khi đây là một thị trƣờng có nhu cầu lớn về tôm. Làm cho doanh số xuất khẩu thủy sản và giá tôm của Việt Nam đã tăng mạnh ngƣời dân thu lại nhiều lợi nhuận dẫn đến nhu cầu vay vốn sản xuất giảm mạnh. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh sô cho vay có sự tăng lại 34.618 triệu đồng tƣơng đƣơng với mức tăng 11,60% so với cùng kỳ năm 2013. Do 6 tháng đầu năm 2014 con tôm và cá basa của Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ; tình hình kinh tế chính trị bất ổn với Trung Quốc làm cho doanh số xuất khẩu giảm mạnh chi phí sản xuất lại tăng, lợi nhuận sụt giảm không bù đắp nổi chi phí nên ngƣời dân tiếp tục vay vốn NH để sản xuất.

Doanh sô cho vay máy nông nghiệp tƣơng đối ổn định qua các năm nhƣng tăng cao đột biến trong năm 2012 tăng 55.909 triệu đồng tƣơng đƣơng với mức tăng 125,18% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 – 2012 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, lạm phát và nợ xấu tăng cao. Để tháo gỡ khó khăn đó Chính Phủ đã thúc đẩy phát triển trong nông nghiệp bằng việc ban hành quyết định 497 “Hỗ trợ nông dân đầu tƣ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp” với lãi suất do tỉnh hỗ trợ 0% trong 2 năm đầu còn từ năm thứ 3 là 5% năm. Việc vay vốn để mua mác móc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trở nên dễ dàng hơn đối với ngƣời dân vì vậy doanh sô cho vay máy nông nghiệp tăng cao. Đến năm 2013 doanh sô cho vay có xu hƣớng giảm xuống giảm 67.494 triệu đồng so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm tăng nhẹ 1.735 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong 2 năm 2011 và 2012 đã giải ngân một lƣợng lớn vốn để nông dân mua máy nên hầu hết các hộ nông dân có nhu cầu đã đƣợc vay vốn để mua máy nông nghiệp. Vì vậy, số lƣợng hộ nông dân có nhu cầu vay vốn mua máy sản xuất nông nghiệp có xu hƣớng giảm xuống trở lại trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Nhìn chung doanh số cho vay nông hộ của Agribank chi nhánh Cần Thơ tƣơng đối tốt là do NH đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và NHNN về điều hành chính sách tiền tệ nhƣ: Tập trung tín dụng cho bốn đối tƣợng kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu; Thực hiện đúng các quy định về, giảm lãi suất cho vay, lãi suất cho vay phổ biến từ 10% năm đến dƣới 13% năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 55)