PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 26)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ về kết quả hoạt động kinh doanh, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay, nợ quá hạn từ năm 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích số liệu trong đề tài:

Phƣơng pháp thống kê mô tả: là hình thức trình bày số liệu và thông tin đã thu thập, từ đó có những nhận xét và kết luận.

Phƣơng pháp so sánh: áp dụng các phƣơng pháp phân tích dựa trên so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối qua các năm, qua đó đánh giá sự tăng giảm và tìm nguyên nhân của sự tăng hay giảm của các chỉ tiêu trong hoạt động của Ngân hàng.

Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

ΔY = Y1 – Y0 Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trƣớc Y1: chỉ tiêu năm sau

ΔY: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm hiện hành với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

ΔY = Y1 × 100 – 100% Y0

Y0: chỉ tiêu năm trƣớc Y1: chỉ tiêu năm sau

ΔY: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ VÀ AGRIBANK CẦN THƠ 3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của Cần Thơ 3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của Cần Thơ

Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phƣờng). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 492 QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bƣớc phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nƣớc. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

hí hậu

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lƣợng mƣa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa thành hai mùa tƣơng phản mùa mƣa và mùa khô.

Tài nguyên thiên nhiên

Đất ở đây có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 84% diện tích tự nhiên, bao gồm 5 loại đất) và nhóm đất phèn (chiếm 16% diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại đất).

Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mêkông, có địa hình rất đặc trƣng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó: sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài

chảy qua thành phố là 65km. Tổng lƣợng nƣớc sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3 năm (chiếm 41% tổng lƣợng nƣớc của sông Mêkông), lƣu lƣợng nƣớc bình quân tại Cần Thơ là 14.800m3 giây. Tổng lƣợng phù sa của sông Hậu là 35 triêu m3 năm (chiếm gần 1 2 tổng lƣợng phù sa sông Mêkông); sông Cái Lớn dài 20km, chiều rộng cửa sông 600 - 700m, độ sâu 10m - 12m nên có khả năng tiêu, thoát nƣớc rất tốt; sông Cần Thơ dài 16km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặt cho nƣớc ngọt suốt hai mùa mƣa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất. Tài nguyên thủy sinh vật của thành phố tƣơng đối đa dạng, phong phú bao gồm các loài sinh vật, thực vật đặc trƣng cho vùng phù sa ngọt; động vật trên cạn và thủy sinh vật.

3.1.2 Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ

Nằm trong mạng lƣới NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ đƣợc theo quyết định số 30/QDN ngân hàng ký ngày 12/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Agriculture, viết tắt là VBA), hiện nay là Agribank chi nhánh Cần Thơ, là chi nhánh cấp 1 của NHNo&PTNT Việt Nam ở Cần Thơ.

Kể từ ngày 01/01/2004 NHNo&PTNT tỉnh Cần Thơ tách riêng thành NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ và NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, hoạt động độc lập theo quyết định số 57 QĐ.

Hiện nay nhu cầu về nguồn vốn để cải tạo và phát triển, nông thôn ngày càng cao và để đáp ứng kịp thời và góp phần đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng với thông điệp “AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Hiện nay NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ đã mở thêm rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. Cụ thể: có 2 phòng giao dịch trong nội ô Thành phố và 8 chi nhánh ở các huyện sau: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ có trụ sở chính đặt tại số 3 đƣờng Phan Đình Phùng Thành phố Cần Thơ. Số điện thoại (0710)823460. Fax: (0710) 820392 – 821370.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ

Hình 3.1 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo&PTNT chi nhánh CầnThơ

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Căn cứ quyết định 1377 QĐ HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007 của chủ tịch hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Chi nhánh NHNo&PTNT TPCT ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động với nội dung sau:

+ Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc

Giám đốc: Là ngƣời điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng cũng là ngƣời quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng cho vay .

Hƣớng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG NGOẠI HỐI PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG DỊCH VỤ Marketing PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC 3 PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KTRA KSOÁT NỘI BỘ GIÁM ĐỐC

Đƣợc quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật hoặc nâng lƣơng, trừ lƣơng đối với cán bộ trong đơn vị mình.

Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán và ngân quỹ.

+ Các phòng nghiệp vụ tại hội sở:

Gồm trƣởng phòng, phó trƣởng phòng và các nhân viên.

Trƣởng phòng phụ trách chung, trọng tâm chỉ đạo định hƣớng kế hoạch kinh doanh của đơn vị, điều hòa vốn.

Phó phòng và các nhân viên do trƣởng phòng phân công nhiệm vụ. Gồm các phòng sau:

Phòng kế hoạch tổng hợp; Phòng cho vay; Phòng kế toán và ngân quỹ; Phòng hành chánh và nhân sự; Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Phòng kinh doanh ngoại hối; Phòng dịch vụ và marketing; Phòng điện toán; Phòng giao dịch trực thuộc (02 phòng GD)

Chi nhánh cấp 2 (07 chi nhánh ở quận, huyện)

 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban a) Phòng kế hoạch tổng hợp

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc huy động vốn tại địa phƣơng và giải pháp phát triển nguồn vốn.

Đầu mối tham mƣu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo định hƣớng kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp.

Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý, lƣu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro cho vay, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo qui định.

Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối về vốn và kinh doanh tiền tệ theo qui chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ ( rủi ro lãi suất, kỳ hạn).

Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.

Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điểu hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3.

Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo qui định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. b) Phòng tín dụng

Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng, phân loại khách hàng đề xuất các chính sách ƣu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hƣớng đầu tƣ khép kín: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và gắn liền cho vay sản xuất, lƣu thông tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế mỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án cho vay theo phân cấp ủy quyền. Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xƣớng hƣớng khắc phục.

Giúp giám đốc chi nhánh lãnh đạo, kiểm tra hoạt động cho vay của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.

Tổng hợp báo cáo kiểm tra chuyên đề theo qui định. c) Phòng kế toán và ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN Việt Nam và chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lƣơng đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng cấp trên phê duyệt.

Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn theo quy định. Quản lý sử dụng thiết bị thông tin toàn diện phục vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

d) Phòng hành chính và nhân sự

Xây dựng chƣơng trình công tác hàng tháng, quý, của chi nhánh và có trách nhiệm thƣờng xuyên đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình đã đƣợc giám đốc chi nhánh phê duyệt. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng chống cháy nổ tại cơ quan. Lƣu trữ các văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thƣ, phƣơng tiện giao thông, bảo vệ y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa TSCĐ, mua sắm cộng cụ lao động. Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công Đoàn chi nhánh trực thuộc địa bàn. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lƣơng đến các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn theo quy chế tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện công tác quy định cán bộ, đề xuất cử cán bộ nhân viên đi công tác, học tập trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tổng hợp theo dõi thƣờng xuyên cán bộ, nhân viên đƣợc quy hoạch, đào tạo. Đề xuất hoàn thiện và lƣu trữ hồ sơ theo đúng quy định nhà nƣớc, Đảng và Ngân hàng nhà nƣớc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hƣu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nƣớc, của ngân hàng.

e) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Xây dựng công tình công tác năm, quý phù hợp với chƣơng trình công tác kiểm tra kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm toán theo đề cƣơng, chƣơng trình công tác kiểm tra kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị kiểm toán nhằm đảm bảo vật chất trong toàn hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc.

Tổ chức kiểm tra xác minh tham mƣu cho Giám đốc giải quyết đơn thƣ thuộc thẩm quyền, làm nghiệp vụ thƣờng trực chống tham nhũng, tham mƣu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.

f) Phòng kinh doanh ngoại hối

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nƣớc ngoài. Thực hiện quản lý thông tin (lƣu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập báo cáo theo quy định).

g) Phòng dịch vụ và Marketing

Trực tiếp tổ chức kiểm tra nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lƣới đại lý và chủ thẻ. Quản lý giám sát thiết bị đầu mối. Giải đáp thức mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh và liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.

h) Phòng điện toán

Tổng hợp thống kê và lƣu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

Sử dụng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê hạch toán nghiệp vụ và cho vay và các hoạt động khắc phục cho hoạt động kinh doanh.

Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dƣỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.

3.1.4 Ngành nghề kinh doanh

Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng:

Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu.

Cho vay vốn: ngắn, trung, dài hạn bằng đồn Việt Nam và ngoại tệ với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 26)