Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 41)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài

3.1.3.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Theo báo cáo chính trị trong Đại hội Đảng bộ thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lần thứ XXIII, trong 5 năm (2005-2010) cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (công nghiệp - xây dựng 54,8%; dịch vụ 44,2%; nông-lâm- thuỷ sản 1%). Thành phố thực hiện tốt chủ trương thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng giảm tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, tài nguyên-môi trường, đầu tư xây dựng cơ bản, đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều chuyển biến tích cực; các lĩnh vực văn hoá - xã hội phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm; an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo...

3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.

Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 45 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 24,62%. Năm 2011 với sự cố gắng của toàn ngành, các địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của hàng vạn hộ nông dân đã phát huy nội lực, chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao trên một số chỉ tiêu chủ yếu: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 43,5 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm; diện tích gieo trồng đạt 1.287 ha; sản lượng rau xanh đạt 11.516 tấn, bằng 109% kế hoạch; tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật về nông nghiệp cho nông dân. Chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống hạn, phòng trừ dịch bệnh, vật nuôi cây trồng trên địa bàn; do đó dịch bệnh không xảy ra. Triển khai thực hiện dự án JICA của Nhật Bản về tăng cường năng lực quản lý ngành trồng trọt tại hợp tác xã Hà Phong, thí điểm trồng hoa Ly tại Việt Hưng đạt kết quả [27].

Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 52,24 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch năm, bằng 102% so cùng kỳ; tổng sản lượng thuỷ sản đạt 2.545 tấn bằng 100% so cùng kỳ [27].

b. Khu vực kinh tế công nghiệp.

Những năm gần đây, công nghiệp Quảng Ninh luôn đạt giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng cao; xếp thứ 8 toàn quốc về GTSX, đứng thứ 7 về tốc độ tăng trưởng. Riêng khu vực công nghiệp dân doanh xếp tứ 34 cả nước. Hạ Long là một ngành kinh tế mũi nhọn của cả Tỉnh, sự phát triển cao của ngành công nghiệp Hạ Long trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu vào những ngành, những nghề, những sản phẩm ở những địa phương có lợi thế về: than, điện, khoáng sản, cơ khí siêu trường siêu trọng, đóng tàu thuyền… [27].

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ (giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh đạt 28.928 tỷ đồng). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 860 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, năm 2011, trong điều kiện có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức: thời tiết diễn biến phức tạp, lạm phát, cắt giảm đầu tư công, giá cả thị trường có nhiều biến động, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng...; tình hình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp vẫn ổn định; giá trị đạt 12.673 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ [27].

c. Khu vực kinh tế dịch vụ.

Dịch vụ được xác định là một ngành kinh tế trọng yếu, có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của Thành phố. Bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành dịch vụ tiếp tục được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Năm 2010 trên địa bàn Thành phố có 10.200 cơ sở tham gia kinh doanh dịch vụ, tăng 3.300 cơ sở (48%) so với năm 2005, tăng 21% về số vốn đăng ký. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2010 ước đạt 12.036 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 17,45%/năm [27].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 41)