Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 38)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai thuộc thành phố Hạ Long được phân thành các nhóm đất chính như sau: Đất cát ven biển (C), đất mặn (M), đất phù sa (P), đất mùn vàng đỏ trên núi (HV), đất vàng đỏ (FV), đất Gơlây (G), đất xám (X), đất nhân tác (NT) [27].

3.1.2.2. Tài nguyên nước.

Hạ Long nằm trong vùng có mưa lớn bình quân 1800 - 2000 mm/năm, do địa hình dốc, các sông suối nhỏ và ngắn đều từ trên núi cao đổ thẳng xuống vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc rất lớn vào các mùa trong năm, về mùa khô nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt [27].

Theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nước ngầm do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất - Trường Đại học Mỏ Địa chất thực hiện thì nước ngầm ở thành phố Hạ Long có trữ lượng không lớn, tầng chứa nước hệ Trias T3 (n - r). Có thể khai thác nguồn nước ngầm bằng cách khoan giếng ở độ sâu từ 100 - 130 m, lượng nước khai thác cao nhất đạt tới 20.626 m3/ngày đêm [27].

3.1.2.3. Tài nguyên rừng.

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến 01/01/2011, diện tích đất có rừng của thành phố Hạ Long 7.002,20 ha trong đó: rừng phòng hộ là 3.948,86 ha; rừng ngập mặn (phòng hộ ven biển) 610,99 ha; rừng sản xuất 1.678,74 ha;

rừng đặc dụng 297,48 ha [27].

Rừng tự nhiên: bao gồm rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng ngập mặn. Rừng trồng: với các loài cây chủ yếu là thông, keo, bạch đàn và vườn rừng trồng xen cây ăn quả [27].

4.1.2.4. Tài nguyên biển.

Biển ở Hạ Long có những đặc điểm riêng biệt về địa hình địa mạo, không những có tiềm năng lớn về du lịch mà còn là vùng biển có tiềm năng phong phú về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cảng biển, giao thông đường thuỷ và công nghiệp sửa chữa đóng mới tàu biển.

- Về thuỷ sản:

Biển vùng vịnh Hạ Long là vùng biển kín, nhiều cồn rạn nên vùng biển Hạ Long có nhiều loại hải sản cư trú và sinh sống. Với 950 loài cá, 500 loại động vật thân mềm và 400 loài giáp xác trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, nhụ, song, hồi, tráp, chim, bơn khế, hồng nục gia, lương mồi, má nhòng, tôm, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết, các dải đá ngầm san hô trong vịnh cũng khá phong phú với 117 loài thuộc 40 họ, 12 nhóm. Ngoài khơi thuộc vùng biển Hạ Long là 1 trong 4 ngư trường lớn của nước ta [27].

- Ngoài nguồn lợi thuỷ sản mà vùng biển mang lại, còn cho phép phát triển ngành cảng biển như cảng nước sâu Cái Lân, cảng du lịch, cảng than và một số cảng nhỏ khác. Cùng với sự phát triển của cảng biển, ngành đóng tàu cũng được phát triển mạnh mẽ tạo nên một nền kinh tế biển đa dạng, phong phú với quy mô lớn [27].

3.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản.

Thành phố Hạ Long có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu là than đá và một số vật liệu xây dựng khác như đá vôi, đất sét và cao lanh.

Bắc và Đông Bắc Thành phố, trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu và Hà Phong. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty than Việt Nam nay là TKV (Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020), trữ lượng địa chất là 592 triệu tấn; Trữ lượng than huy động vào khai thác 270 triệu tấn (chiếm gần 50% so với toàn ngành), mỗi năm có thể khai thác khoảng 5 triệu tấn bao gồm cả lộ thiên và hầm lò. Than của Hạ Long chủ yếu là loại than Antraxit và bán Antraxit, tỷ lệ than cục thấp, chủ yếu tiêu dùng nội địa.

Vật liệu xây dựng: khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố gồm có đá vôi, đất sét,... đáng kể nhất là đá vôi có trữ lượng 1,3 tỷ tấn tập trung chủ yếu ở Hà Phong, Đại Yên; đất sét có trữ lượng 41,5 triệu m3

tập trung chủ yếu ở Giếng Đáy, Hà Khẩu với chất lượng tương đối tốt dùng cho sản xuất xi măng, gạch ngói [27].

3.1.2.6. Tài nguyên nhân văn.

Thành phố Hạ Long là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nằm trong cái nôi sản sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam, có tinh thần hiếu học, năng động, sáng tạo, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ khoa học lớn mạnh, công nhân có tay nghề cao nòng cốt tiếp thu khoa học công nghệ mới áp dụng sản xuất. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung đã xây dựng nên truyền thống văn hiến, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc [27].

3.1.2.7. Tài nguyên du lịch.

Cảnh quan biển - đảo vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch nổi trội, có sức cạnh tranh nhất. Hình thái và bố cục kỳ lạ của các hòn đảo gắn liền với truyền thuyết “Rồng Hạ” là hình ảnh vô cùng độc đáo, hấp dẫn du khách bốn phương. Cảnh quan của đô thị Hạ Long – đô thị ven biển với hơn 100 năm phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của ngành than cũng là yếu tố đặc biệt thu hút du khách [27].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)