Nội dung giáo dục theo Montessori

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 27)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.4.Nội dung giáo dục theo Montessori

Chƣơng trình học của Montessori không chia thành các môn học mà chia theo các lĩnh vực giáo dục, trong đó nội dung giáo dục cho trẻ 0-6 tuổi tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản: thực hành kĩ năng sống, phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ để nhận thức thế giới xung quanh, toán học và những kiến thức chung về văn hóa.

Hoạt động thực hành cuộc sống

Trẻ đƣợc trải nghiệm những kĩ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân (nhƣ rót đồ uống, rèn thói quen ăn uống lành mạnh, tự mặc và cởi quần áo, thay giày dép…); thực hành các hoạt động quan tâm chăm sóc môi trƣờng (giữ lớp sạch đẹp, lau bụi, tƣới cây, xếp đồ dùng…). Trẻ cũng học các kĩ năng xã hội nhƣ thói quen chờ đến lƣợt mình, chia sẻ và nhận xét tích cực…

Giáo dục phát triển giác quan

Phần nội dung này đƣợc thiết kế để rèn luyện, phân loại và đánh giá sự phát triển các giác quan của trẻ thông qua các hoạt động và giáo cụ cụ thể, chẳng hạn:

Thị giác: sử dụng tấm màu sắc, khối hình học…

Thính giác: sử dụng khối hình trụ âm thanh, chuông… Vị giác: sử dụng khay vị giác…

Khứu giác: sử dụng lọ khứu giác…

Xúc giác: sử dụng túi thần kì, các loại vải, miếng gỗ…

Ngôn ngữ:

Hoạt động phát triển ngôn ngữ đƣợc thiết kế và tổ chức theo trình tự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ đƣợc làm quen với các chữ cái, học về âm vị của các chữ cái và cách đánh vần bằng phƣơng pháp rèn ngữ âm một cách tự nhiên. Hàng ngày, trẻ đƣợc đọc sách, nghe kể chuyện, hát và trò chuyện, chia sẻ với các bạn khác. Sự phát triển từ vựng của trẻ đƣợc nhấn mạnh ở tất cả các lĩnh vực bằng cách sử dụng các từ cụ thể để chỉ các đồ vật trong lớp học. Từ 4 tuổi, trẻ học ghép các âm để đọc từ ngắn, học các kĩ năng đọc và viết.

Toán học

Toán học bắt đầu từ việc trẻ học cách sử dụng các giáo cụ cụ thể nhƣ gậy số, số cát, các đồ vật… để đếm và xếp hình, thay đổi số lƣợng, chơi trò chơi toán học về ghép nối, phân loại, các phép tính và giá trị… Các giáo cụ và hoạt động học đƣợc thiết kế nhằm kích thích tối đa sự phát triển não bộ của trẻ.

Kiến thức văn hóa chung: khoa học, địa lý, lịch sử, nghệ thuật…

Khoa học: Thông qua các giáo cụ, trẻ học cách nối và phân loại các đồ vật và tranh ảnh giữa vật tĩnh và vật động, động vật, thực vật. Trẻ khám phá thế giới tự nhiên bằng trải nghiệm, thao tác với bông hoa, quả táo, con vật; làm các bộ tranh ảnh hay cuốn sách về động vật, thực vật.

Địa lý: Trẻ học về quả địa cầu, thế giới chúng ta đang sống, cấu tạo và đặc điểm của đất, nƣớc… thông qua các mô hình mô phỏng. Trẻ học cách sử dụng bản đồ, tô viền, xếp hình…

Lịch sử: nội dung này giới thiệu các vấn đề về thời gian, các dụng cụ đo thời gian về phút, giờ. Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho chính mình bằng tranh ảnh hay làm các bộ lịch…

Nghệ thuật: Trẻ học cách sử dụng bút chì màu, màu nƣớc, sơn keo, đất nặn, giấy xé dán và các loại vật liệu khác. Trẻ thực hành vẽ, nặn, xé dán, tô màu, ghép tranh, làm sách và nhiều hoạt động sáng tạo nghệ thuật khác.

Âm nhạc: Đây là phần không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của trẻ với các hình thức đa dạng nhƣ giai điệu, nhạc cụ, nhảy, hát và đóng kịch. Trẻ cũng đƣợc tiếp xúc với nhạc cổ điển, rèn tai nghe và khả năng phân biệt âm nhạc...

Giáo dục thể chất: Trẻ đặc biệt đƣợc khuyến khích chuyển động và vận động cơ thể, hoạt động với đồ vật, hoạt động lao động, tự phục vụ và các dạng hoạt động vận động ngoài trời.

1.2.5. Đặc điểm giáo dục trải nghiệm cho trẻ 0-6 tuổi theo quan điểm Montessori

Giáo dục trải nghiệm theo quan điểm của Montessori sẽ để trẻ làm quen với những giáo cụ theo một trình tự đƣợc sắp đặt và theo một diễn tiến hợp lý. Vì vậy, những trải nghiệm định hƣớng dƣới dạng nguyên nhân- hệ quả.

Giáo dục trải nghiệm theo Montessori có nghĩa trẻ phải tự mình tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng chính sự lao động của bản thân. Quá trình trải nghiệm đó không chỉ cung cấp cho trẻ tri thức mà còn là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện các giác quan cho trẻ.

Trải nghiệm theo Montessori không diễn ra bắt buộc theo những khuôn mẫu sẵn có với mọi trẻ. Quá trình trải nghiệm diễn ra tự do theo từng trẻ với những cách tổ chức cũng rất phong phú.

Trong rất nhiều trƣờng phái giáo dục về trải nghiệm thì trƣờng phái giáo dục theo quan điểm Montessori vẫn có một chỗ đứng nhất định. GDTN theo

Montessori có thể đƣợc nhìn nhận dƣời góc độ là một quan điểm giáo dục, một chiến lƣợc giáo dục hay một phƣơng pháp giáo dục.

Trong phạm vi của đề tài khóa luận tốt nghiệp, tác giả nhìn nhận giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori dƣới góc độ của một lí thuyết giáo dục, một chiến lƣợc giáo dục. Vì vậy, GDTN theo quan điểm Montessori có thể đƣợc hiểu:

- GDTN theo quan điểm Montessori bao gồm nhiều hoạt động khác nhau.

- GDTN sẽ có nhiều hình thức tổ chức khác nhau: trong tiết học, ngoài tiết học, trong lớp học, ngoài lớp học, dạo chơi, tham quan…

- GDTN theo quan điểm Montessori có thể đƣợc coi là một con đƣờng, một cách thức đề giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ KP- MTXQ. Khi đƣợc hiểu nhƣ một cách thức tổ chức tiết học, giáo dục trải nghiệm cần đƣợc cụ thể hóa thành một quy trình để giáo viên tiến hành chuẩn bị và tổ chức.

Tóm lại, GDTN theo Montessori có những đặc điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục trải nghiệm theo Montessori là một hoạt động tƣơng tác giữa trẻ với đối tƣợng học. Việc tƣơng tác với môi trƣờng đòi hỏi trẻ phải sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu về đối tƣợng.

- Không chỉ chú trọng vào vai trò của tƣơng tác bằng các giác quan, Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai đến vai trò của đôi tay. Theo Montessori, đôi tay và trí óc phải phối hợp với nhau để tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành. “Đôi tay” để chỉ những hoạt động vật chât bên ngoài nhƣ nhìn, sờ, nếm, ngửi… “Trí óc” là những thao tác tƣ duy bên trong: chú ý, ghi nhớ, tƣởng tƣợng… Để trí óc và đôi tay có một vai trò quan trọng nhƣ nhau, Montessori nhằm khẳng định vai trò của xúc giác trong việc tƣơng tác với đối tƣợng là vô cùng quan trọng.

- Giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori đòi hỏi môi trƣờng trải nghiệm phải đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định với mục đích rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, môi trƣờng phải đƣợc đặt trong tầm với của trẻ.

- Giáo cụ là một yếu tố bắt buộc trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. Mỗi giáo cụ đều đƣợc đƣa ra một cách có mục đích.

- Trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori, trẻ học tập với tƣ cách là “một nhà khoa học”. Giáo viên chỉ là một phần trong môi trƣờng trải nghiệm của trẻ, còn lại trẻ phải tự làm tất cả trong quá trình trải nghiệm. Montessori đề cao yếu tố trẻ “tự làm” chứ trẻ không phải là một nhân tố tham gia vào quá trình trải nghiệm. Có nghĩa là trẻ là một ngƣời thử nghiệm, một ngƣời quan sát, trải nghiệm…

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 27)