Nguyên tắc đảm bảo tính tự d o kỷ luật

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 48)

8. Cấu trúc đề tài

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính tự d o kỷ luật

Tự do và kỉ luật hay chính tự do trong kỷ luật là yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt của giáo dục trải nghiệm theo quan điểm giáo dục Montessori. Khác với việc không cho trẻ làm theo ý mình mà cần có sự hƣớng dẫn nghiêm ngặt của GV, trải nghiệm theo Montessori đòi hỏi giáo viên phải tạo ra một môi trƣờng để trẻ tự do khám phá mọi thứ theo những cách của riêng mình.

Theo Montessori, sự tƣơng tác với môi trƣờng đạt đƣợc hiệu quả cao nhất về mặt phát triển cá nhân khi nó do con ngƣời tự lựa chọn và xuất phát từ mối quan tâm của chính cá nhân đó. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm đa dạng, sáng tạo để trẻ đƣợc tự do lựa chọn hoạt động phù hợp với nhu cầu, sở thích của cá nhân.

Để trẻ tự do không có nghĩa là trẻ có thể làm mọi việc và hạn chế vai trò của GV, mà đó là sự tự do có trách nhiệm trong một môi trƣờng đã đƣợc GV chuẩn bị và có sự bao quát suốt quá trình trẻ trải nghiệm. Tự do trong một phạm vi cho phép sẽ giúp trẻ phát huy tính độc lập, tích cực, sáng tạo và các khả năng vƣợt trội của bản thân, đồng thời hình thành cho trẻ phƣơng pháp để nghiên cứu, khám phá các đối tƣợng nhƣ là một nhà khoa học thực sự.

Nguyên tắc này đặt ra một số yêu cầu sau:

 Trẻ đƣợc hành động do chính mình và vì chính mình.

 Trẻ đƣợc hành động không bị gián đoán, không cần sự trợ giúp vô

nghĩa.

 Trẻ đƣợc làm việc và tập trung.

 Trẻ đƣợc hành động trong giới hạn đƣợc quy định bởi môi trƣờng và

bởi tập thể mà mình tham gia.

 Trẻ đƣợc phát triển tiềm năng của bản thân bằng nỗ lực của chính mình.

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 48)