Cơ sở của quan điểm và phƣơng pháp giáo dục Montessori

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 25)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.3.Cơ sở của quan điểm và phƣơng pháp giáo dục Montessori

Giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori đƣợc xây dựng dựa trên hai cơ sở là: xuất phát từ nhu cầu khám phá bản năng của trẻ và xuất phát từ thiên hƣớng bẩm sinh của loài ngƣời

Khám phá chính là một hành vi bản năng của trẻ. Chúng đƣa đến những trải nghiệm tích cực cho trẻ về thế giới kì diệu xung quanh mình. Đó là một quá trình tất yếu mà trẻ phải tham gia ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Trẻ em là một thám hiểm bƣớc vào khám phá môi trƣờng để trang bị cho mình thêm những tri thức mới.

Trẻ bƣớc vào cuộc hành trình trải nghiệm với một cơ thể phát triển chƣa hoàn thiện. Đó chính là lợi thế của trẻ khi khám phá thế giới xung quanh. Cơ thể chƣa hoàn thiện cho trẻ em khả năng thích ứng với thời gian, không gian mỗi trẻ em đƣợc sinh ra. Xu hƣớng ngả theo hành vi trở thành phƣơng tiện để trẻ hòa nhập với môi trƣờng sống cụ thể.

Đồng thời, trong quá trình thích nghi trẻ cũng đang bƣớc vào quá trình tự hoàn thiện bản thân mình. Giáo dục trải nghiệm đáp ứng và thỏa mãn hai nhu cầu của trẻ là nhu cầu thích nghi và hoàn thiện.

Xuất phát từ thiên hƣớng bẩm sinh của loài ngƣời

“Việc tƣơng tác tích cực với môi trƣờng là xu hƣớng có sẵn ở con ngƣời mọi độ tuổi” Vào mỗi một giai đoạn phát triển, xu hƣớng này đi theo những chiều hƣớng khác nhau. Chính việc tƣơng tác với môi trƣờng là tiền đề đầu tiên để mỗi con ngƣời tự trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Trong quá trình tìm hiểu thế giới rộng lớn, có những hành vi thỏa mãn đƣợc nhu cầu, có những hành vi không đáp ứng đƣợc điều đó. Vì vậy, con ngƣời có xu hƣớng ngả theo những hành đáp ứng đƣợc những nhu cầu của họ. Cùng với trí thông minh của mình,con ngƣời thủa sơ khai không ngừng khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm mọi thứ theo nhiều cách khác nhau. “loài ngƣời thủa sơ khai vẫn bắt đầu khám phá những điều họ chƣa biết nhƣ những cá thể tự do, không bị hạn chế bởi bản năng. Họ có thể chọn con kiến hay là con thú mới bị giết thịt để làm thức ăn, cây hay hang động làm chỗ trú ẩn,da thú hay cỏ để làm quần áo.” Khám phá đã trở thành hành vi chủ đạo của con ngƣời.

Trẻ em cũng vậy, quá trình khám phá môi trƣờng tự nhiên xung quanh của trẻ em tƣơng tự nhƣ loài ngƣời xƣa khám phá thế giới. Hành trình khám phá kì diệu đó đƣợc bắt đầu ngay từ giây phút đầu tiên trẻ đƣợc sinh ra. Với một cơ thể chƣa hoàn thiện, ngay lập tức, chúng “bị tấn công dồn dập bởi ánh sáng, âm thanh, mùi hƣơng, sự va chạm da thịt. Montessori mô tả trải nghiệm đầu tiên này của trẻ nhƣ là đƣợc sinh ra lần thứ hai”. “Ngay cả khi trông chúng có vẻ nhƣ chẳng đang làm gì cả, nhƣ trẻ sơ sinh chẳng hạn, nằm im cũng đang khám phá trong cái nôi của chúng. Đó là quá trình khám phá vô hình việc nghe, việc nhìn,việc cảm nhận không khí và những cái vuốt ve trên da thịt.”

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 25)