Minh họa tiến trình tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 64)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.4.Minh họa tiến trình tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh

quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo Montessori

Trong tiến trình GDTN theo quan điểm Montessori, các bƣớc 1, 2, 3 là bƣớc dự kiến, yêu cầu GV phải tƣ duy và hình dung trƣớc mục tiêu, môi trƣờng, nội dung trong đầu để phục vụ cho việc thiết kế một kế hoạch bài dạy cụ thể. Nội dung các bƣớc 1, 2, 3 đƣợc thể hiện chi tiết trong bƣớc 4. Do đó, dƣới đây, ngƣời nghiên cứu chỉ trình bày khái lƣợc các bƣớc 1, 2, 3 và thể hiện kết quả của ba bƣớc trên trong bƣớc 4.

* Dự kiến nội dung và hoạt động trải nghiệm (bước 2)

Hoạt động chủ đạo: Hoạt động khám phá các loại quả bằng các giác quan

+ Quan sát để nhận biết tên gọi, hình dáng, màu sắc của quả.

+ Thao tác với từng quả để nhận biết mùi, vị

+ Nhắm mắt và sờ nắn để cảm nhận về bề mặt quả (sần sùi, nhẵn nhụi…)

+ Nhắm mắt và cầm hai quả để cảm nhận sự khác biệt về hình dáng, kích thƣớc, trọng lƣợng

+ Kết hợp sử dụng thao tác để quan sát cấu tạo bên trong; cảm nhận mùi vị của từng loại quả.

Hoạt động trò chuyện

+ Mô tả lại đặc điểm các loại quả mà trẻ đã cảm nhận bằng các giác quan.

+ So sánh, phân biệt các quả theo đặc điểm đặc trƣng. + Nêu hiểu biết về các loại quả khác; ích lợi của các loại quả.

Hoạt động phối hợp:

 Vẽ tô màu các loại quả.

 Trò chuyện, vận động theo nhạc.

 Gắn tranh trang trí.

* Minh họa kế hoạch bài học trải nghiệm

Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Khám phá các loại quả Lứa tuổi: 3-4 tuổi

Số trẻ: 15-20 trẻ Thời gian: 25- 30 phút

I. Mục tiêu

Kiến thức:

 Trẻ biết tên gọi, biết các đặc điểm (hình dạng, màu sắc, mùi, vị, cấu tạo…) và tác dụng của một số loại quả.

 Mở rộng hiểu biết về các loại quả.

Kĩ năng:

 Rèn luyện và phối hợp các giác quan: trẻ quan sát, tri giác, khám phá

đặc điểm các loại quả

 Rèn kĩ năng tƣ duy: trẻ nhận biết, phân biệt, so sánh các loại quả theo

các tiêu chí khác nhau (về màu sắc, hình dạng, bề mặt, trọng lƣợng…) bằng cảm nhận của các giác quan.

 Rèn kĩ năng thao tác và điều chỉnh các thao tác tay trong hoạt động thực hành trải nghiệm, khám phá các loại quả.

 Phát triển ngôn ngữ: sử dụng từ, câu đơn giản để miêu tả về đặc điểm

các loại quả; diễn đạt và thể hiện cảm xúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Rèn các kĩ năng: kĩ năng vận động, kĩ năng tích hợp (âm nhạc, tạo hình), kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng xã hội (chia sẻ, chờ đợi theo lƣợt).

Về thái độ: giáo dục trẻ thích ăn các loại quả, yêu quý và trân trọng môi trƣờng, chăm sóc và bảo vệ tự nhiên (tƣới cây, nhổ cỏ…).

II. Môi trường trải nghiệm

 Địa điểm: lớp học có không gian thoáng mát, có các giỏ cây trang trí.

 Tƣờng lớp: có treo tranh tĩnh vật hoa quả và có sẵn các khung trống để

trẻ treo tranh vẽ quả sau bài học (mỗi trẻ một khung tranh).

 Sàn lớp vẽ sẵn một đƣờng tròn sử dụng cho hoạt động khởi động nhóm.

 Bố trí lớp: Trong lớp có từ 5-7 bộ bàn ghế (bàn hình chữ nhật cho 3 trẻ

ngồi trải nghiệm theo nhóm, xếp thứ tự hình chữ U; ghế đủ cho các trẻ).

 Đồ dùng, giáo cụ:

 Một tranh tĩnh vật hoa quả.

 Bộ giáo cụ về quả: giỏ gồm các quả cam, táo, chuối, nho.

 Bộ hộp dao, dĩa gọt hoa quả (2 – 3 bộ) (việc sử dụng bộ giáo cụ này có

sự hỗ trợ của GV).

 Bộ tranh tô màu các loại quả (15-20 trah).

 Màu vẽ các loại

III. Các hoạt động trải nghiệm Hoạt động 1: Khởi động

 Cho trẻ vận động theo nhạc bài “Quả” và đi thành hàng quanh một

đƣờng tròn (đƣợc thiết kế sẵn trong lớp).

 Cô cho trẻ ngồi xung quanh đƣờng tròn và trò truyện:

 Hôm nay các con cảm thấy thế nào?

 (Đƣa ra bức tranh tĩnh vật hoa quả): Cô có bức tranh vẽ gì đây?

 GV: Đây là bức tranh tĩnh vật hoa quả rất đẹp phải không? Buổi học

hôm nay chúng mình cũng cùng khám phá về các loại quả đấy. - Cho trẻ đi theo hàng và chia nhóm 3 trẻ ngồi lần lƣợt theo các bàn.

Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm

* Trải nghiệm khám phá đối tượng bằng các giác quan

- Cho trẻ lấy bộ giáo cụ về quả GV đã chuẩn bị về nhóm để khám phá. - GV nêu yêu cầu: Các con hãy tìm hiểu xem các quả này có đặc điểm gì?

- Trẻ tự do khám phá các loại quả bằng các giác quan theo ý thích.

GV linh hoạt hƣớng dẫn trẻ/nhóm trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết đặc điểm các loại quả bằng các yêu cầu:

 Đây là những quả gì? Vì sao con biết? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Con nhìn xem nó có đặc điểm gì?

 Con hãy nhắm mắt, rồi hãy sờ xung quanh quả xem thế nào? Con cảm

thấy gì?

 Con thử cào vỏ quả xem nó có mùi gì? Con có nhận ra đây là quả gì

không?

 Con hãy cầm một quả nữa và cảm nhận xem chúng khác nhau thế nào?

- GV giới thiệu bộ dụng cụ gọt hoa quả và lần lƣợt hỗ trợ các nhóm sử dụng thao tác với các loại quả của nhóm mình; trẻ thao tác để nhận biết cấu tạo bên trong và mùi vị của các loại quả.

Câu hỏi hƣớng dẫn:

 Con hãy bổ quả và xem bên trong quả có gì?

 Con hãy chia cho các bạn cùng ăn thử xem quả có vị gì?

 Các con hãy cất quả của mình về giỏ và nhớ lại xem mình đã tìm hiểu

những quả gì, chúng có đặc điểm gì?

* Trò chuyện, thảo luận về các loại quả

 Cho trẻ ngồi tại vị trí nhóm, hƣớng về phía GV và cùng thảo luận về

các loại quả.

 GV mời đại diện trẻ (3-4 trẻ) lên giới thiệu về đặc điểm loại quả mà trẻ

 Con vừa tìm hiểu về quả gì?

 Nó có đặc điểm gì? (trẻ trả lời tự do)

 GV trò chuyện cùng trẻ:

 Chúng mình đã biết thêm rất nhiều các loại quả.

 Bạn nào hãy giúp cô phân biệt cam và táo? (chuối và nho)

 Con còn biết những loại quả nào khác? Hãy kể cho cô và các bạn.

 Vì sao ba mẹ hay mua quả về cho chúng mình ăn nhỉ? Ăn quả có tác

dụng gì?

 GV (giáo dục trẻ): Ăn quả có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, chúng mình hãy ăn nhiều quả nhé.

* Hoạt động kết hợp:

 Cho trẻ vẽ tô màu loại quả mà trẻ thích, mỗi trẻ tô một tranh.

 Cho trẻ vận động theo nhạc đứng thành hàng quanh vòng tròn khởi

động; cô cùng trò chuyện với trẻ:

 Chúng mình đã cùng học rất vui phải không nào! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Con đã vẽ tranh về quả gì? Hãy giới thiệu với cô và các bạn.

 GV: Chúng mình vẽ những bức tranh rất đẹp đấy. Hãy cùng gắn những

bức tranh này trên tƣờng lớp nhé (cho trẻ đi gắn tranh lên các khung tranh đã chuẩn bị sẵn).

Hoạt động kết thúc:

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh

thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori” chúng tôi làm

rõ cơ sở lí luận về dạy học thông qua trải nghiệm theo quan điểmMontesori, khảo sát thực trạng tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở một số trƣờng mầm non hiện nay, đồng thời đề xuất biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. Qua đó chúng tôi nhận thấy:

Giáo viên đã có những hiểu biết nhất định về dạy học thông qua trải nghiệm và mức độ vận dụng phƣơng pháp trải nghiệm vào dạy học ở mầm non còn hạn chế.

Dạy học thông qua trải nghiệm theo quan điểm Montessori có ý nghĩa rất to lớn đối với giáo dục, nhất là đối với giáo dục bậc mầm non. Nếu vận dụng một cách nghiêm túc phƣơng pháp trải nghiệm theo quan điểm Montessori vào tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh sẽ đem lại kết quả rất cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm theo quan đim Montessori nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở mầm non.

Do thời gian nghiên cứu ngắn và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. John Deway(2008), Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Trí

thức, Hà Nội.

2. Ngô Hiểu Huy (2013), Phương pháp giáo dục Montessori- Phương pháp

giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0-6 tuổi (Thành Trung dịch), NXB Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

3. Lê Thu Hƣơng (2012), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo

dục trong các trường mầm non theo chủ đề theo chương trình giáo dục

mầm non mới (chủ biên), NXBGD Việt Nam, Hà Nội.

4. Paula Polk Lillard (1996), Phương pháp Montessori ngày nay (Nguyễn

Thúy Uyên Phƣơng dịch), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Lý Lợi (chủ biên) (2014), Phương pháp giáo dục Montessori thời kì nhạy

cảm của trẻ (Thanh Loan dịch), NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh (2014), Phương pháp Montessori: Nghệ thuật nuôi dạy trẻ

đỉnh cao (biên soạn), NXB Lao Động, Hà Nội.

7. Maria Montessori (2013), Bí ẩn tuổi thơ (Nghiêm Phƣơng Mai dịch), NXB

Tri thức, Hà Nội.

8. Maria Montessori , Trí tuệ thẩm thấu- bí quyết kiến thiết trí tuệ và nhân

cách cho trẻ (Thanh Vân dịch), NXB Lao động, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Hoàng Thị Phƣơng (2012), Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ

làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

10. Trần Thị Ngọc Trâm (2014), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục

trong trường mầm non theo chủ đề, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

11. Tạp chí công nghệ giáo dục số 2, tháng 6/ 2014

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức cho trẻ KP- MTXQ thông qua GDTN ở trƣờng mầm non hiện nay, lấy đó là căn cứ cho đề xuất của đề tài, xin thầy/cô cho biết một số thông tin sau (tùy nội dung câu hỏi, thầy/cô đánh dấu hoặc lựa chọn theo phƣơng án ƣu tiên):

1. Những phương pháp nào được thầy/cô sử dụng khi tổ chức cho KP- MTXQ:

Tên phƣơng pháp Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Quan sát

Sử dụng tranh ảnh, mô hình, phim ảnh,... Đàm thoại

Giảng giải, giải thích

Chỉ dẫn, nêu yêu cầu, nhiệm vụ

Sử dụng truyện, thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ,.. Sử dụng bài hát, bản nhạc Phƣơng pháp trò chơi Biện pháp vẽ, nặn, cắt, xé dán Thực hành, trải nghiệm Thí nghiệm, thực nghiệm Mô hình hóa Thảo luận nhóm Phƣơng pháp nêu vấn đề Ý kiến khác: ...

2. Những hình thức nào dưới đây được thầy/cô sử dụng khi tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua GDTN: Hình thức tổ chức Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Tiết học Dạo chơi Hoạt động góc

Tổ chức ngày lễ, hội ở trƣờng mầm non Tham quan

Sinh hoạt hàng ngày Ý kiến khác:

...

3. Theo thầy/cô, những ý nào dưới đây mô tả thực trạng tổ chức cho trẻ KP- MTXQ quanh hiện nay?

Việc vận dụng các phƣơng pháp tổ chức cho trẻ KP- MTXQ còn phụ thuộc vào các tài liệu, sách hƣớng dẫn, giáo án mẫu.

Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP- MTXQ chƣa chú trọng đến nhu cầu và hứng thú của trẻ

Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP- MTXQ chƣa tạo đƣợc mối liên hệ giữa vốn hiểu biết của trẻ với nội dung bài học.

Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP- MTXQ chƣa tạo cơ hội cho trẻ đƣợc trực tiếp tƣơng tác với các đối tƣợng.

Trẻ chỉ là ngƣời tham gia vào quá trình trải nghiệm chứ không phải là ngƣời thực hiện tất cả các công việc trong quá trình trải nghiệm.

4. Theo thầy/ cô việc cho trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh bằng trải nghiệm là:

Rất quan trọng Quan trọng

Không quan trọng

5. Theo thầy/ cô, những ý nào dưới đây mô tả về GDTN trong tổ chức cho trẻ KP- MTXQ?

GDTN đòi hỏi trẻ huy động vốn kinh nghiệm và hiểu biết thực tế để nhận biết, khám phá đối tƣợng.

Là việc GV tổ chức cho trẻ nhận biết các đối tƣợng bằng việc tƣơng tác với môi trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là cách thức GV tổ chức cho trẻ nhận biết, khám phá các sự vật, hiện tƣợng xung quanh bằng cảm nhận của các giác quan.

Trong GDTN, GV giữ vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, dẫn dắt trẻ tham gia vào các hoạt động và là một phần của môi trƣờng đó.

PHỤ LỤC 2: ĐIỀU TRA QUA QUAN SÁT, DỰ GIỜ

* Giáo án 1:

Chủ đề: Thế giới thực vật

Đề tài: Khám phá một số loại rau Loại tiết: Tiết học có chủ đích Lớp: 3 -4 tuổi

Thời gian:15 - 20 phút

Tiến trình tiết học:

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức,gây hứng thú

- Cho trẻ hát bài “Bầu và bí”. - GV đàm thoại với trẻ về bài hát:

+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Trong bài hát nhắc tới những loại quả gì?

+ Ngoài bầu và bí ra các con còn biết loại rau, củ, quả nào nữa?

2. Hoạt động 2: Khám phá khoa học 2.1. Quan sát và nhận xét

- GV giới thiệu, nêu yêu cầu: khám phá về các loại rau.

- GV cho trẻ lần lƣợt tìm hiểu đặc điểm đặc trƣng của từng loại rau:

Rau bắp cải:

+ Dùng thủ thuật “trời sáng, trời tối” để đƣa ra đối tƣợng (rau bắp cải). + Cho trẻ quan sát cây rau bắp cải và đàm thoại với trẻ theo hệ thống câu hỏi: Đây là rau gì?

Rau bắp cải có dạng hình gì? Lá bắp cải nhƣ thế nào? Màu gì?

(Cô bóc lá ngoài cho trẻ xem bên trong): Các lá đƣợc xếp nhƣ thế nào? (Cô bổ đôi cây bắp cải cho trẻ quan sát): Lá non ở giữa có màu gì?

Các con đã đƣợc ăn rau bắp cải chƣa? Rau bắp cải là loại rau ăn gì?

- GV khái quát:: Bắp cải là loại rau ăn lá, có dạng hình tròn, lá bắp cải có màu xanh. Rau bắp cải cung cấp rất nhiều vitamin. Trƣớc khi ăn chúng mình nhớ thái nhỏ, rửa sạch và nấu chín nhé. Rau bắp cải có thể luộc, xào, nấu canh.

Củ cà rốt (tƣơng tự); kết hợp cho trẻ so sánh rau bắp cải và củ cà rốt

2.2. Củng cố, liên hệ mở rộng

- Yêu cầu trẻ kể tên các loại rau vừa đƣợc tìm hiểu.

- GV liên hệ, mở rộng hiểu biết cho trẻ thông qua các câu hỏi:

+ Ngoài những loại rau trên chúng mình còn biết những loại rau nào nữa?

+ Hỏi trẻ xem những loại rau đó đƣợc xếp vào nhóm nào? (Rau ăn củ, rau

ăn quả hay rau ăn lá).

- Tích hợp giáo dục trẻ ăn đủ rau; biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Hoạt động 3: Kết thúc

- Nhận xét, chuyển sang hoạt động khác.

* Giáo án 2:

Chủ điểm: Thế giới thực vật Đề tài: Tìm hiểu cây ổi

Loại tiết: Hoạt động ngoài trời Lớp: 3 - 4 tuổi

Thời gian:15- 20 phút

Tiến trình tiết học:

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú

 Cho trẻ hát bài “Trồng cây”.

 GV đàm thoại với trẻ về bài hát:

+ Ngoài những cây đó, các con còn biết những loại cây ăn quả nào nữa?

2. Hoạt động 2: Nội dung chính

* Tìm hiểu cây ổi

 GV cho trẻ tự quan sát cây ổi.

 GV hƣớng dẫn trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ theo hệ thống câu hỏi

sa

+ Cây ổi có đặc điểm gì? + Cây ổi có những phần nào?

+Thân cây ổi có đặc điểm gì? (sờ vào các con thấy thế nào?)

+ Lá cây ổi r a sao? (các con quan sát và nhận xét về màu sắc, hình dạng và đặc điểm của gân lá)

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 64)