Xây dựng tiến trình giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori để

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 59)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.3.Xây dựng tiến trình giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori để

Montessori để hƣớng dẫn trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, ngƣời nghiên cứu đề xuất tiến trình xây dựng và tổ chức bài học cho trẻ KP-MTXQ thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm giáo dục Montessoori gồm các bƣớc sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học trải nghiệm đƣợc xác định dựa vào Chƣơng trình GDMN, đặc điểm phát triển của trẻ và điều kiện thực tiễn. Mục tiêu bài học cho trẻ KP-MTXQ theo hƣớng trải nghiệm bao gồm:

- Về kiến thức: cung cấp tri thức mới về các sự vật, hiện tƣợng; củng cố, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tƣợng và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh.

- Về kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng quan sát, tri giác; phối hợp các giác quan để nhận

biết đối tƣợng.

 Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ và phát triển tƣ duy cho trẻ;

 Rèn kĩ năng thao tác (với đối tƣợng, đồ vật), khả năng phối hợp và

điều chỉnh giữa tƣ duy và thao tác

 Phát triển ngôn ngữ để nhận thức về các sự vật, hiện tƣợng ở xung quanh, rèn kĩ năng diễn đạt.

 Rèn luyện và phát triển các kĩ năng khác: kĩ năng vận động, thực hành, kĩ năng tích hợp (âm nhạc, tạo hình), các kĩ năng xã hội…

- Về thái độ: giáo dục tình cảm với tự nhiên và con ngƣời; giáo dục trẻ yêu quý cái đẹp và có thái độ tích cực với môi trƣờng và cuộc sống xung quanh.

Mục tiêu bài học cần đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng triết lí giáo dục Montessori vì sự phát triển của trẻ em. Trong quá trình giáo dục trẻ,

Montessori tập trung hơn cả vào các mục tiêu, trong đó bà xác định mục tiêu

giáo dục trẻ là “sự phát triển của một con người hoàn thiện, hướng về môi

trường, biết thích nghi với thời gian, không gian và nền văn hóa mà con

người đó sinh sống”. Mục tiêu này cũng phù hợp với mục đích giáo dục ngày

nay, thực chất đều quan tâm đến việc chuẩn bị để trẻ em có thể sống thành công và hạnh phúc trong thế giới của chúng – một nền giáo dục hƣớng tới tƣơng lai.

Bước 2: Xây dựng nội dung và hoạt động trải nghiệm

GV căn cứ vào mục tiêu đã xác định, yêu cầu và nội dung cho trẻ KP- MTXQ (theo Chƣơng trình mầm non hiện hành) và gợi ý nội dung, hoạt động

theo lĩnh vực giáo dục trải nghiệm của Montessori để lựa chọn và xây dựng

nội dung cho trẻ trải nghiệm KP-MTXQ ở trường mầm non cho phù hợp (có

thể tham khảo gợi ý ở mục 3.2.2). Việc lựa chọn các hoạt động cho trẻ trải nghiệm nhất thiết cần chú ý đảm bảo tính tƣơng tính tƣơng tác giữa trẻ với các đối tƣợng trong một môi trƣờng trải nghiệm đƣợc chuẩn bị chu đáo.

Cùng với việc xác định mục tiêu, nội dung cho trẻ trải nghiệm khám phá

MTXQ, GV cần dự kiến hình thức tiến hành bài học trải nghiệm cho phù hợp

thực tiễn ở các trƣờng mầm non hiện nay (có thể là tổ chức trên tiết học, lớp

học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc hay trải nghiệm trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày ở trƣờng mầm non…).

Tiếp đó, GV cần hình dung và xác định các hoạt động trải nghiệm cụ thể

sẽ tổ chức cho trẻ khi tiến hành bài học. Có thể chia các hoạt động trong kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch tổ chức cho trẻ trải nghiệm khám phá MTXQ thành hai dạng: (1) hoạt

động thực hành trải nghiệm (hoạt động có chủ đích) và (2) hoạt động kết hợp

(hoạt động tiếp nối). Hoạt động chủ đạo gồm các hoạt động đƣợc thiết kế để trẻ đƣợc tiếp xúc, tƣơng tác với đối tƣợng; đƣợc sử dụng phối hợp các giác quan để cảm giác, tri giác đối tƣợng; đƣợc hành động, thao tác với đối tƣợng mà trẻ cần tìm hiểu. Hoạt động phối hợp để trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về

những ấn tƣợng trẻ đã đƣợc trải nghiệm về đối tƣợng, đó có thể là các hoạt động âm nhạc, văn học, tạo hình, trò chơi, thao tác với đồ vật…

Khi đã định hình rõ các hoạt động cho trẻ trong bài học trải nghiệm, GV cần xác định các phƣơng pháp, hình thức tổ chức và điều kiện, phƣơng tiện để

tiến hành các hoạt động đó (quan sát, thao tác với mô hình, tranh ảnh, đồ vật,

thực hành luyện tập, trao đổi trò chuyện, nêu vấn đề yêu cầu/nhiệm vụ/…;

hoạt động nhóm, cá nhân, hoạt động tập thể…).

Bước 3: Thiết kế môi trường trải nghiệm.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức bài học và các hoạt động cho trẻ trả nghiệm đã xác định ở trên mà GV thiết kế môi trƣờng cho trẻ trải nghiệm. Môi trƣờng trải nghiệm cẩn đảm bảo các yêu cầu chung của “môi trƣờng đƣợc chuẩn bị” theo Montessori (xem 3.2.1) cũng nhƣ phù hợp với môi trƣờng và điều kiện thực tiễn ở trƣờng, lớp mầm non.

- Không gian phòng học trải nghiệm cần thoáng mát, thân thiện, có cây xanh tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thoái mái và gần gũi nhƣ “ngôi nhà trẻ thơ”.

- Chuẩn bị đối tƣợng cho trẻ tƣơng tác, khám phá: đối tƣợng phù hợp mục tiêu, nội dung bài học, đẹp, sinh động, màu sắc thu hút trẻ; đảm bảo về số lƣợng đối tƣợng với số trẻ trong lớp (nếu cho trẻ tìm hiểu cá nhân hay nhóm 2-3 trẻ…)

- Chuẩn bị các đồ dùng, phƣơng tiện hỗ trợ khác (tùy theo hoạt động cụ thể): về loại, số lƣợng, tính chất, đặc điểm…

- Cách bố cục, sắp xếp, vị trí và thứ tự sử dụng các đối tƣợng, đồ dùng, phƣơng tiện.

Bước 4: Xây dựng thành kế hoạch bài học trải nghiệm.

Bài học trải nghiệm có thể đƣợc tiến hành với nhiều hình thức khác nhau (tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…) song GV có thể mô tả kế hoạch bài học theo cấu trúc chung sau:

I. Mục tiêu

II. Môi trƣờng trải nghiệm III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

GV cho trẻ khởi động nhẹ nhàng bằng vận động đơn giản, ca hát, nhịp phách, kể các mẩu chuyện ngắn, trò chuyện tạo cảm xúc… Có thể cho trẻ khởi động nhóm (circle time - dành cho kiểu hoạt động nhóm chung của lớp học Montessori) bằng cách cho trẻ đi thành hàng quanh một đƣờng tròn đƣợc thiết kế sẵn trong lớp, sau đó trẻ sẽ cùng ngồi quanh đƣờng tròn (đối diện nhau), cùng hát hay trò chuyện về một vấn đề/đối tƣợng (một bức tranh, đồ vật…) theo hƣớng dẫn của cô.

Yêu cầu hoạt động cần đơn giản, ngắn gọn, tạo hứng thú vui vẻ cho trẻ.

Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm

(theo các hoạt động đã xác định ở bƣớc 2)

Hoạt động 3: Hoạt động kết hợp

GV linh hoạt lựa chọn các hoạt động tiếp nối để giúp trẻ củng cố các ấn tƣợng về đối tƣợng hay tình huống trẻ trải nghiệm nhƣ:

 Hoạt động âm nhạc

 Hoạt động tạo hình

 Hoạt động chơi trò chơi

 Hoạt động với đồ vật

 Hoạt động thực hành, luyện tập, làm bộ sƣu tập, làm sách tranh… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, kết thúc

* Một số lưu ý cho GV khi theo quan điểm và phương pháp giáo dục Montessori:

Các hoạt động lên lớp cần đơn giản, rõ ràng. Montessori cho rằng đơn

giản là đặc điểm đầu tiên GV cần lƣu ý khi lên lớp cho trẻ. Khi chuẩn bị lên lớp, GV cần cân nhắc giá trị trong từng lời nói của mình, lời nói càng cô đọng thì tiết học càng hiệu quả. GV cần lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp

với bài học. GV cần loại bỏ những nội dung không phù hợp thực tế, những chi tiết quá rƣờm rà và chú ý trọng tâm khi giảng bài.

Các hoạt động lên lớp cần thực tế, khách quan. Khi giảng bài, GV cần điều tiết cảm xúc của mình, đảm bảo tính chân thực của nội dung bài giảng. Theo Montessori, GV cần nhận thức đƣợc rằng nội dung và lời nói đơn giản, dễ hiểu chính là sự thuyết mình và giải thích hiệu quả cho trẻ về đối tƣợng.

Bên cạnh việc giúp HS nắm bắt nội dung bài học, một nhiệm vụ quan trọng của GV là quan sát. GV cần để ý xem trẻ có hứng thú với đối tƣợng quan sát không, hứng thú nhƣ thế nào, thời gian hứng thú bao lâu, những biểu hiện hứng thú trên gƣơng mặt trẻ… Một điểm cần nhấn mạnh là, trong quá trình quan sát, GV phải luôn tuân thủ nguyên tắc về tự do vì nếu vi phạm nguyên tắc đó GV sẽ khiến những nỗ lực khám phá của trẻ trở nên không tự nhiên, ảnh hƣởng đến nhu cầu tự thân của trẻ.

GV có vai trò là ngƣời chuẩn bị, duy trì và bảo vệ môi trƣờng học tập và cần quan tâm đến công việc này. Theo Montessori, GV không nên quá chú trọng vào các vấn đề khó khăn hàng ngày của trẻ mà cần tin tƣởng rằng môi trƣờng sống và học tập sẽ kích thích nhu cầu tự nhiên, khiến trẻ trải nghiệm khám phá và dần giải quyết các khó khăn đó bằng nỗ lực của chính trẻ.

GV cần giúp đỡ những trẻ còn bỡ ngỡ, chƣa biết phƣơng hƣớng hay cách làm, suy nghĩ và hành động còn chậm chạp, thích lang thang, khó tập trung vào các công việc. Cần hiểu rằng việc hình thành cho trẻ phƣơng pháp học tập, tính độc lập, kỉ luật, làm chủ bản thân và tự do có trách nhiệm là cả một quá trình.

Khi lên lớp với trẻ, trƣớc tiên cần dựa vào những hoạt động thông thƣờng để giúp trẻ có hứng thú, định hình hƣớng đi và cách thức học tập cho trẻ; sau đó cô có thể lùi về phía sau vị trí của mình để tránh làm phiền đến các hoạt động của trẻ, để trẻ có thể tự do lựa chọn và hoạt động theo đúng nhu cầu và sở thích. Điều này là rất quan trọng. Theo Montessori, sở thích bắt nguồn từ những gì một ngƣời quan tâm và đƣợc hình thành trong giai đoạn phát triển

mà ngƣời đó đang trực tiếp trải qua. Những gì xuất phát từ sở thích sẽ tạo động lực thôi thúc ngƣời đó hành động để tƣơng tác với môi trƣờng, nghĩa là hứng thú và tự do chính là yếu tố giúp trẻ tƣơng tác hiệu quả với môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori (Trang 59)