Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ

Hình 3.2 Quy trình cho vay vốn của MHB chi nhánh Cần Thơ Quy trình cho vay tại chi nhánh gồm 6 bước, cụ thể như sau:  Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn:

Cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ, năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và khả năng sử dụng vốn và khả năng hoàn trả nợ vay.

 Bước 2: Phân tích, thẩm định :

- Cán bộ tín dụng sẽ thẩm định hồ sơ cho vay, phân tích tính pháp lý, phương án hoạt động sản suất kinh doanh có khả thi không và khả năng tài chính thông qua báo cáo tài chính của khách hàng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, còn đối với khách hàng cá nhân thì tài sản đảm bảo.

- Hoàn trả thủ tục và ký hợp đồng tín dụng trình lên cho trưởng phòng sau đó chuyển cho giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt.

 Bước 3: Quyết định cho vay

Giám đốc hoặc phó giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu cho vay thì ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận những thủ tục sau:

- Hạn mức tín dụng: là số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định.

- Thời hạn tín dụng: cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn tín dụng cho khách hàng.

- Lãi suất tín dụng: mức lãi suất phù hợp với quy định của nhà nước và phù hợp với lãi suất thị trường hiện tại.

Lập hồ sơ vay vốn (1) Quản lý, giám sát (5) Giải ngân (4) Quyết định cho vay (3) Phân tích, thẩm định (2) Thu nợ và xử lý (6)

20 - Tài sản bảo đảm

 Bước 4: Giải ngân

Hợp đồng sau khi được ký hết, ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay bằng cách đưa tiền mặt hay chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng theo thỏa thuận.

 Bước 5: Quản lý, giám sát

Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích đã ký kết, có hiệu quả và trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng.

 Bước 6: Thu hồi và xử lý

Tiến hành thu nợ của khách hàng, thanh toán các khoản đối với ngân hàng, nếu khách hàng thanh toán đủ gốc và lãi cho ngân hàng như cam kết thì sẽ tiến hành giải chấp (nếu có tài sản đảm bảo). Nếu khách hàng không trả nợ đúng thời hạn hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với ngân hàng thì sẽ giải quyết theo quy định.

3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

Thành phố Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL vì thế có nhiều TCTD được ra đời, từ đó tạo nhiều áp lực cạnh tranh cho MHB chi nhánh Cần Thơ. Bên cạnh đó, với sự bất ổn từ thị trường tài chính như lạm phát, rủi ro tín dụng, bất động sản đóng băng. Từ đó, hoạt động kinh doanh các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của ban Giám đốc ngân hàng, và sự cố gắng của toàn thể nhân viên, hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Cần Thơ đã vượt qua được thời kì khó khăn và tiếp tục vững bước trên con đường tương lai.

3.3.1 Thu nhập

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng phải tăng doanh thu hay nếu doanh thu có giảm thì giảm chậm hơn chi phí. Vì thế việc phân tích doanh thu sẽ cho ta thấy được những mặt hạn chế cũng như các khoản mục giảm, từ đó làm cải thiện doanh thu cho ngân hàng.

Nhìn chung thu nhập của ngân hàng đã giảm qua từng năm trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Trong đó sự sụt giảm thu nhập từ lãi là chủ yếu. Do tác động của nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn, lãi suất cho vay giảm dần qua các năm nên thu nhập từ lãi của ngân hàng cũng giảm theo. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng được đủ điều kiện

21

vay vốn còn ít, vì rủi ro tín dụng tăng cao nên ngân hàng đã thắt chặt quy trình thẩm định khách hàng nên vốn giải ngân giảm từ đó thu nhập từ cho vay cũng giảm.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Thu nhập 204.648 177.209 150.978 (27.439) (13,40) (26.232) (14,80) Thu từ lãi 200.871 173.428 147.708 (27.442) (13,70) (25.721) (14,80) Thu ngoài lãi 3.777 3.781 3.270 4 0,11 (511) (13,50)

Chi phí 179.461 162.653 130.482 (16.808) (9,37) (32.171) (19,80)

Chi phí lãi 155.933 135.059 98.722 20.874 (13,40) (36.337) (26,90) Chi phí ngoài

lãi 23.528 27.594 31.760 (4,066) 17,28 4.164 15,09

Lợi nhuận 25.187 14.556 20.496 (10.63) (42,20) 5.94 40,80

Nguồn:Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ

Ngược lại với sự sụt giảm thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi lại có sự tăng nhẹ trong năm 2012 nhưng lại giảm ở năm 2013. Vì các hoạt động kinh doanh như hoạt động dịch vụ của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, hoạt động khác. không chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của lãi suất và phần lớn là các hoạt động dịch vụ nên thu nhập cũng tương đối ổn định.

Như vậy, do bất ổn từ nền kinh tế và sự cẩn trọng trong tìm kiếm khách hàng cho vay nên thu nhập của ngân hàng đã giảm qua các năm, nhưng với sự cố gắng từ ngân hàng nên mức giảm đã ổn định, năm 2013 so với năm 2012 giảm không nhiều so với mức giảm năm 2012 so với năm 2011. Tuy doanh thu có giảm nhiều nhưng cũng chưa khẳng định là ngân hàng hoạt động không hiệu quả, cần phân tích yếu tố chi phí của ngân hàng nữa sẽ thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

3.3.2 Chi phí

Việc quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể chia làm chi phí làm hai loại chi phí: chi phí lãi và chi phí ngoài lãi.

Nhìn chung sự biến động chi phí qua 3 năm cũng tương tự sự biến động của doanh thu. Tổng chi phí của ngân hàng giảm mạnh trong giai đoạn phân

22

tích. Nguyên nhân chủ yếu tổng chi phí giảm là do chi phí lãi giảm qua các năm 2011-2013. Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế bất ổn, bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Để tháo gỡ khó khăn trước mắt, NHNN đã quyết định hạ trần lãi suất, khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, và cũng vì thế tiền lãi phải chi trả cho các khoản vốn huy động cũng giảm theo lãi suất. Vì vậy, chi phí lãi đã giảm dần qua các năm.

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ

Hình 3.3 Chi phí của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn năm 2011 - 2013 Chi phí lãi giảm đồng nghĩa với số tiền ngân hàng phải trả lãi giảm nhưng chi phí ngoài lãi lại tăng nhanh qua các năm. Vì một số nguyên nhân điển hình như: tình trạng rủi ro tín dụng tăng cao, ngân hàng phải trích lập dự phòng cho vay khách hàng chặt chẽ và nhiều hơn để đảm bảo an toàn, điều này khiến các khoản chi phí ngoài lãi của ngân hàng tăng mạnh. Chi phí hoạt động cũng tăng lên, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự gia tăng của chi phí ngoài lãi.

Tuy chi phí ngoài lãi tăng dần qua các năm nhưng giá trị tăng qua các năm không bằng giá trị giảm qua các năm của chi phí lãi. Vì thế, tổng chi phí có xu hướng giảm theo xu hướng giảm của chi phí lãi. Tuy nhiên, cần phải nhìn lại, việc giảm chi phí lãi là tiền chi trả cho vốn huy động giảm chủ yếu là nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế như: lãi suất giảm, nhà đầu từ tìm hướng đầu tư khác cho mình thay vì gửi ngân hàng, và chi phí ngoài lãi tăng chủ yếu từ ngân hàng như chi phí quản lý, chi phí hoạt động, dự phòng rủi ro tín dụng. Từ đó cho thấy, không phải giảm chi phí là tốt cần phải xem lại cách

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2011 2012 2013

Chi phí ngoài lãi Chi phí lãi

23

quản lý chi phí của ngân hàng cho cân đối, hạn chế sự gia tăng chi phí không đáng có

3.3.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là thước đo cho kết quả hoạt động kinh doanh, biểu hiện cho thu nhập của ngân hàng khi bỏ qua một khoản chi phí. Lợi nhuận của MHB chi nhánh Cần Thơ đang có xu hướng giảm do sự thay đổi của doanh thu và lợi nhuận được thể hiện qua biểu đồ (Hình 3.4).

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ

Hình 3.4 Lợi nhuận MHB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Ta thấy lợi nhuận của ngân hàng giảm dần qua các năm. Mặc dù chi phí có giảm nhưng tốc độ giảm của thu nhập nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí nên lợi nhuận giảm. Vì thế ngân hàng cần có biện pháp làm tăng doanh thu và giảm chi phí để lợi nhuận của ngân hàng tăng lên tạo niềm tin cho nhà đầu tư, vì lợi nhuận là mục đích chính của các công ty hay doanh nghiệp.

Qua bảng 3.2 ta thấy, thu nhập sáu tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, trái ngược với năm 2012 và năm 2013 thu nhập liên tục giảm nhưng 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng so với cùng kỳ. Sáu tháng đầu năm thu nhập đạt được một phần hai thu nhập năm 2013, điều này cho thấy thu nhập của ngân hàng tương đối ổn định. Cùng với xu hướng giảm của chi phí qua các năm, chi phí 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do lãi suất huy động 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm so với năm 2013, tuy nhiên, cũng phải nói tới sự nổ lực của ngân hàng đã kiểm soát tốt chí phí. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2011 2012 2013 Lợi nhuận

24

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6t: 6 tháng đầu năm

Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh so với cùng kì. Nguyên nhân là do thu nhập tăng và chi phí giảm, từ đó làm tăng lợi nhuận. Tuy lợi nhuận tăng nhưng vẫn chưa đạt một phần hai lợi nhuận cuối năm 2013, trong 6 tháng cuối năm ngân hàng cần có chính sách hợp lý để tăng thu nhập, kiểm soát chi phí hiệu quá để lợi nhuận cuối năm 2014 đạt kết quả tốt và tăng so với năm 2013.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn nhiều biết động doanh thu và chi phí điều giảm qua các năm, kéo theo lợi nhuận của ngân hàng cũng biến động. Lợi nhuận giảm trong năm 2012 và tăng trong năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng so với cùng kì. Tuy nhiên, thu nhập và lợi nhuận vẫn chưa đạt so với đầu năm. Vì thế ngân hàng cần có chính sách hợp lý để ổn định thu nhập và tăng dần qua các năm. Trước mắt là sáu tháng cuối năm 2014, cần có biện pháp để lợi nhuận ổn định và tăng so với năm 2013.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6t 2014/6t 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Số tiền % Thu nhập 71.364 73.215 1.851 2,59 Chi phí 65.710 64.372 (1.339) (2,04) Lợi nhuận 5.654 8.843 3.189 56,40

25

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển.

Bảng 4.1: Nguồn vốn của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Vốn huy động 818,025 903.484 940.331 85.459 10,45 36.847 4,08 Vốn điều chuyển (41.755) (117.634) 3.589 (75.879) 181,7 121.223 (102,20) Tổng nguồn vốn 776.270 791.706 943.920 15.436 1,99 151.214 19.10

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Sự gia tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu từ vốn huy động tăng dần. Tuy trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nhưng tổng vốn huy động tăng, cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng và có sự cố gắng trong việc tìm kiếm khách hàng.

4.1.1 Vốn huy động

Đây là nguồn vốn Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lập một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời có trách nhiệm trả gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng.

Công tác huy động vốn là công tác hết sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và của MHB Cần Thơ nói riêng, nó quyết định khả năng cho vay của Ngân hàng vì huy động vốn chủ yếu là để cho vay. Biết được sự quan trọng đó nên trong những năm qua MHB chi nhánh Cần Thơ đã đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy việc huy động vốn và đạt được những kết quả khả quan.

Qua Bảng 4.1 cho thấy, vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2011 vốn huy động đạt 818.025 triệu đồng, năm 2012 vốn huy động đạt 903.484. Năm 2013 vốn huy động đạt 940.331 triệu đồng. Vốn huy động của

26

ngân hàng tăng qua các năm là do Ngân hàng tăng cường công tác quảng cáo, chỉ đạo các phòng theo dõi chặt chẽ diễn biến lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Thực hiện lãi suất cho vay và huy động vốn linh hoạt nên phù hợp địa bàn trong phạm vi khung lãi suất của Ngân hàng để thu hút khách hàng và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thực hiện và duy trì công tác phân công giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng nghiệp vụ và các Phòng giao dịch trực thuộc nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác huy động vốn.

Ngoài ra, công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn: lãi suất hạ dần qua các năm làm ảnh hưởng tới tâm lý người dân từ đó tạo tâm lý giữ tiền mặt tại nhà. Không những thế, MHB còn vấp phải cạnh tranh từ các ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì vậy ngân hàng cần quan tâm hơn đến việc huy động vốn để tạo nguồn vốn vững chắc cho Ngân hàng.

4.1.2 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển là vốn mà Ngân hàng nhận vốn từ hội sở nếu Ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn hoặc chuyển vốn lên hội sở nếu Ngân hàng dư vốn. Ngân hàng đã điều chuyển vốn lên hội sở trong kì phân tích này.

Qua các năm phân tích ta nhận thấy Ngân hàng chuyển vốn về trên hội sở và có xu hướng tăng từ 41.755 triệu đồng năm 2011 lên 117.634 triệu đồng năm 2012, nhưng trong năm 2013, ngân hàng đã nhận vốn từ hội sở. Điều này cho thấy, ngân hàng đang nổ lực trong tìm kiếm khách hàng cho vay trong năm 2013 không để nguồn vốn dư thừa như trong năm hai năm trước, từ thực tế là ngân hàng đã nhận vốn từ hội sở trong năm 2013. Việc điều chuyển vốn này cho thấy công tác sử dụng vốn của ngân hàng đang gặp khó khăn trong năm 2011 và năm 2012. Nguồn vốn dư ngân hàng huy động nhưng không sử dụng đã vẫn phải trả lãi cho người gửi, đều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng khi vốn không được sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi cho khách hàng. Việc luân chuyển vốn sẽ giúp ngân hàng chuyển vốn còn chưa sử dụng của mình đến những chi nhánh khác cùng hệ thống ngân hàng sử dụng để nhầm đưa vốn đến tay người có nhu cầu về vốn.

Sáu tháng đầu năm 2014 tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng so

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)