Phân tích nợ xấu theo ngành sẽ cho thấy được ngành nào đang có nợ xấu cao, ngành nào nợ xấu thấp, từ đó tìm biện pháp giải quyết nợ xấu hiệu quả.
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm
Hình 4.4: Nợ xấu theo ngành của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Nông – Lâm - Ngư Nghiệp.
Nợ xấu của ngành chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng qua các năm. Tăng mạnh ở năm 2012 và tăng nhẹ ở năm 2013. Nguyên nhân là do giá cả của vật tư nông nghiệp tăng trong khi các mặt hàng nông sản lại mất giá,
0 5000 10000 15000 20000 25000 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 khác Thương mại dịch vụ Công nghiệp- Xây dựng Nông-lâm-ngư nghiệp
41
gây khó khăn cho đầu ra nông sản của người nông dân. Vì thế, việc tạo thu nhập trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Phần lớn việc sản xuất của người dân là nhỏ lẻ, không bắt kịp nhu cầu của thị trường nên việc sản xuất của một số hộ gia đình không hiệu quả gây khó khăn cho công tác trả nợ cho ngân hàng.
Công nghiệp - Xây dựng
Là khối ngành có tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhưng có sự biến động mạnh, giảm mạnh ở năm 2012 và tăng mạnh ở năm 2013. Nguyên nhân của sự biến động này là nợ xấu của ngành Xây dựng trong năm 2012 là chủ yếu, một mặt ngân hàng có sự chuẩn bị trước từ khâu thẩm định, mặc khác, vì lúc này lãi suất giảm nên người đi vay có sự thiện chí trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để xin vay khoản vay mới với lãi suất thấp hơn để tiếp tục sản xuất và giảm chi phí cho công ty. Sang năm 2013 nợ xấu đã tăng mạnh trở lại đây cũng là mức tăng chung của các khối ngành khác. Nguyên nhân của sự tăng nợ xấu báo động này là do tác động của nền kinh tế ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp, người đi vay hoạt động kinh doanh thua lỗ, hàng hóa không tiêu thu được, chi phí tồn kho, vốn tái sản xuất gặp khó khăn. Vì thế việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì thế nợ xấu của ngành tăng cao.
Thương mại dịch vụ
Tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng về cả giá trị cũng như tốc độ. Năm sau tăng gần như gấp đôi năm trước. Tuy ngành này được quan tâm trong công tác cấp tín dụng của ngân hàng và được địa phương chú trọng, DSCV luôn đạt ở mức cao và tăng dần, nhưng nợ xấu lại tăng dần qua các năm. Ngân hàng cho vay khối ngành thương mại dịch vụ chủ yếu là cho vay ngắn hạn,việc gia tăng nợ xấu một phần là do người đi vay chưa sử dụng vốn đúng mục đích, họ vay vốn ngắn hạn sử dụng trung dài hạn như mở rộng quy mô kinh doanh xây thêm chi nhánh, mua sắm tài sản cố định… làm mất cân đối nguồn vốn khiến rơi vào tình trạng khó khăn khi đến hạn trả nợ cho ngân hàng, từ đó mất khả năng chi trả cho ngân hàng. Mặt khác do một phần ảnh hưởng của nền kinh tế khiến thu nhập của người đi vay gặp khó ảnh hưởng việc thu nợ của ngân hàng và làm gia tăng thêm nợ xấu của ngành thương mại dịch vụ nói riêng và nợ xấu của ngân hàng nói chung. Vì thế, ngân hàng cần có biện pháp tốt trong việc xét duyệt hồ sơ xem mục đích vay vốn của khách hàng là gì tránh trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, từ đó ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn và lãi của ngân hàng. Nếu khách hàng chậm chi trả cho ngân hàng do nguyên nhân khách quan về thu nhập của khách hàng hay
42
thu nhập của khách hàng thay đổi thì ngân hàng cần cơ cấu lại thời gian trả nợ hợp lý cho khách hàng từ đó hạn chế tình trạng nợ xấu nợ quá hạn.
Ngành khác
Nợ xấu của ngành tăng ở năm 2012 và lại giảm ở năm 2013. Nhằm đa dạng hóa hoạt động cho vay MHB Cần Thơ đã mở rộng cho vay ở nhiều ngành khác như: hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình. do phải chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế tình hình hoạt động kinh doanh cũng gấp đôi chút khó khăn làm cho tình hình thu nợ của ngân hàng không đạt được hiệu quả tối đa. Từ đó, làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh trong thời gian 2013. Trong thời gian tới ngân hàng cần hạn chế tối đa nợ xấu có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua phân tích hoạt động tính dụng theo ngành nghề ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu tập trung vào các ngành thế mạnh của ngân hàng như Công nghiệp - xây dựng và ngành đang phát triển như ngành thương mại dịch vụ. Ngành nông nghiệp đối với hoạt động cho vay của ngân hàng còn nhiều hạn chế, doanh số cho vay thấp nhưng nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng tương đối, tuy nhiên nông nghiệp là thế mạnh của vùng nên ngân hàng cần quan tâm đến ngành nghề này. Phần lớn người đi vay là người nông dân chân thật, họ luôn có thiện chí trả nợ cho ngân hàng mặc dù nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới thu nhập của họ, nhưng trong thời gian tới thu nhập của người dân không còn bấp bênh như thời buổi hiện tại. Ngành nông – lâm - ngư nghiệp sẽ là ngành hứa hẹn nhiều cơ hội cho vay của ngân hàng. Đối với ngành Công nghiệp - xây dựng DSCV tăng qua các năm, kèm theo đó là sự gia tăng của dư nợ, tuy nhiên ngành này chịu ảnh hưởng nặng từ nền kinh tế nên khi nền kinh tế khó khăn, thu nhập của những nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực này cũng chịu ảnh hưởng không tốt làm cho thu nợ của ngân hàng gặp đôi chút khó khăn. Vì thế cần có sự cân nhắc trong việc xét duyệt hồ sơ xin vay vốn cũng như tìm các doanh nghiệp đảm bảo về tình hình tín dụng tốt cũng như thu nhập ổn định. Ngành thương mại dịch vụ là ngành có nhiều tiềm năng phát triển vì thế trong cơ cấu cho vay của ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, dư nợ lớn, tỷ lệ nợ xấu cũng tương đối thấp nhưng đã tăng dần qua các năm. Đối với ngành khác, doanh số cho vay tăng dần qua các năm, đi kèm theo đó là dư nợ và nợ xấu. Vì vậy, ngân hàng cứ phát huy thế mạnh đã có trong việc cấp tín dụng của ngành nhưng vẫn phải để ý đến vấn đề nợ xấu của ngành.
43
4.4 PHÂN TÍCH THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 4.4.1 Phân tích doanh số cho vay
Đối tượng khách hàng của ngân hàng gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích doanh số cho vay với đối tượng khách hàng sẽ cho ta thấy tỷ trọng của ngân hàng thiên về phần khách hàng nào từ đó phát huy lợi thế cũng như khắc phục những mục chưa đạt được.
Cho vay với đối tượng khách hàng trong năm 2011 và 2012 chủ yếu tập trung ở đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình với tỷ trọng hơn 60%, sang năm 2013 số tiền cho vay cá nhân hộ gia đình đã giảm so hai năm trước và tỷ trọng cũng giảm theo. Tuy doanh số cho vay cá nhân có giảm nhưng giá trị giảm là không đáng kể gần như ổn định, vì Cần Thơ là nơi tập trung đông dân cư nên nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân là nhiều và tương đối ổn định. Nhu cầu của cuộc sống người dân cũng được chú trọng hơn, nắm bắt được nhu cầu đó ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt và phù hợp với người lao động, nên DSCV khách hàng cá nhân được ổn định.
Bảng 4.7: DSCV, DSTN, dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2,013 Giá trị % Giá trị % DSCV 1.644.651 1.731.877 2.074.129 87.227 5,30 342.252 19,76 TCKT 480.663 570.090 1.068.181 89.428 18,61 498.091 87,37 CN, HGĐ 1.163.988 1.161.787 1.005.948 (2.201) (0,19) (155.839) (13,41) DSTN 1.794.937 1.715.644 1.918.892 (79.293) (4,42) 203.248 11,85 TCKT 522.001 507.855 1003.657 (14.146) (2,71) 495.802 97,63 CN, HGĐ 1272.937 1.207.789 915.235 (65.148) (5,12) (292.555) (24,22) Dư nợ 771.397 787.630 942.867 16.233 2,10 155.237 19,71 TCKT 307.125 369.360 433.884 62.235 20,26 64.524 17,47 CN, HGĐ 464.272 418.270 508.983 (46.002) (9,91) 90.713 21,69
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: TCKT: tổ chức kinh tế, CN,HGĐ: Cá nhân, Hộ gia đình
Ngược lại với sự giảm cơ cấu tỷ trọng DSCV của cá nhân hộ gia đình, thì tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp tăng lên lên từ 30% năm 2011 tăng lên 51.5% ở năm 2013. DSCV tăng vì thế doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp cũng tăng. Nguyên nhân, do cơ cấu có chút chênh lệch Ngân hàng đã cân bằng cơ cấu này để phân tán rủi ro cho các loại khách hàng, và do sự phát
44
triển của khối ngành thương mại dịch vụ tăng qua các năm nên doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp cũng tăng theo, và sự chuyển dịch tập trung vào khách hàng cá nhân sang doanh nghiệp nhằm kích thích sản xuất và tạo đà phát triển cho doanh nghiệp.
Bảng 4.8: DSCV, DSTN, dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 6 t 2014/6t 2013 6t 2013 6t 2014 Giá trị % DSCV 1.028.699 1.123.110 94.411 9,18 Tổ chức tín dụng 550.168 295.729 (254.439) (46,25) Cá nhân, hộ gia đình 478.531 827.381 348.850 72,90 DSTN 781.350 904.301 122.951 15,74 Tổ chức tín dụng 389.649 197.819 (191.830) (49,23) Cá nhân, hộ gia đình 391.701 706.482 314.781 80,36 Dư nợ 1034.978 1.161.676 126.698 12,24 Tổ chức tín dụng 529.880 545.744 15.864 2,99 Cá nhân, hộ gia đình 505.098 615.932 110.834 21,94
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6t: 6 tháng đầu năm
4.4.2 Phân tích tình hình thu nợ
Do sự chuyển dịch cơ cấu doanh số cho vay từ khách hàng cá nhân hộ gia đình sang khách hàng doanh nghiệp, thì doanh số thu nợ của đối tượng khách hàng cũng tỷ lệ thuận với DSCV. DSTN khách hàng cá nhân giảm dần qua các năm. DSTN năm 2012 tương đối ổn định so với năm 2011 những năm 2013 lại giảm mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là DSCV của khách hàng cá nhân giảm dần qua các năm đặc biệt là năm 2013. Và còn do thiện chí trả nợ của khách hàng còn hạn chế, khách hàng còn chậm trả nợ cho ngân hàng do cơ cấu nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng còn gặp khó khăn.
Ngược lại với sự sụt giảm DSTN của khách hàng cá nhân, thì DSTN của khách hàng tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2013 tăng gần gấp đôi năm 2012. Nguyên nhân của sư tăng trưởng về thu nợ của khách hàng là tổ chức kinh tế là do DSCV của khách hàng là tổ chức kinh tế tăng qua các năm, sự gia tăng về số khách hàng doanh nghiệp cũng như giá trị cho vay của khác hàng doanh nghiệp thể hiện sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng của ngân hàng được phát huy tốt. Các doanh nghiệp hoạt động ở ngành thương mại dịch
45
vụ và ngành khác có thu nhập trong thời gian qua tương đối ổn định, vì thế doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp cũng tăng theo. Tuy nhiên không vì doanh số làm lơ là đi khâu thẩm định khách hàng tạo tiền đề cho nợ xấu nợ quá hạn gia tăng.
4.4.3 Phân tích dư nợ
Dư nợ qua các năm tăng lên, dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, thu nợ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của thu nợ không bằng cho vay nên dư nợ tăng qua các năm. Đối với khách hàng cá nhân cho vay tương đối ổn định, thu nợ giảm nên tình hình dư nợ tăng. Tuy trong năm 2012 dư nợ giảm nhẹ so với năm 2011, nhưng con số dư nợ của khách hàng cá nhân giảm trong năm 2012 là không đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là khách hàng cá nhân có thiện chí trả nợ tốt cho ngân hàng, mặt khác khách hàng cá nhân tất toán các món nợ của các năm trước để xin vay mới với lãi suất thấp hơn, vì thời điểm năm 2012 lãi suất đã giảm mạnh so với năm 2011.
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm
Hình 4.5: Dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Vì thế, thu nợ khách hàng cá nhân tăng mạnh hơn so với doanh số cho vay. Sang năm 2013, do tác động khách quan từ nền kinh tế ảnh hưởng tới thu nhập của người đi vay là khách hàng cá nhân nên thu nợ trong năm giảm mạnh so với năm 2012, tuy DSCV của khách hàng cá nhân cũng giảm nhưng tốc độ giảm của thu nợ nhanh hơn cho vay nên dư nợ của khách hàng cá nhân tăng so
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Cá nhân hộ gia đình Tổ chức kinh tế
46
với năm 2012. Và trong 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ của khách hàng cá nhân đã tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Cần Thơ là vùng tập chung đông dân cư, nên nhu cầu của khách cá nhân vẫn rất lớn vì thế ngân hàng luôn xem đây là nhóm khách hàng có nhiều tiềm năng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng dần qua các năm phân tích. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ở khách hàng doanh nghiệp tăng, thu nợ tăng theo nhưng mức tăng này không nhanh bằng cho vay nên dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Ngân hàng đã chuyển dịch cơ cấu cho vay từ cho vay cá nhân hộ gia đình sang tổ chức kinh tế nên dư nợ cũng chuyển dịch theo. Trong tình hình nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay, sự đa dạng hóa trong cho vay sẽ làm hạn chế rủi ro cho ngân hàng và tìm ra nhóm khách hàng có ít rủi ro trong việc cấp tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc tìm kiếm khách hàng cho vay đã khó nay còn khó hơn vì thế cần có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng và ngân hàng.
Tóm lại, dư nợ ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù nền kinh tế có biến động nhưng dư nợ của ngân hàng luôn đạt mức cao, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đang phát triển, góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dư nợ lại có một phần nợ xấu, nợ quá hạn nên cán bộ tín dụng cần quan tâm chặt chẽ vấn đề này.
4.4.4 Phân tích nợ xấu
Tình hình nợ xấu theo từng đối tượng khách hàng có nhiều biến động. Bảng 4.9: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ
Nợ xấu theo đối tượng khách hàng tăng quá các năm phân tích. nợ xấu của khách hàng cá nhân đang có giá trị lớn và tăng dần qua các năm phân tích. Tuy nhiên, nợ xấu của khách hàng là tổ chức kinh tế trong năm 2012 có sự sụt
Khoản mục năm Chênh lệch
2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Tổ chức kinh tế 7.132 5.567 6.541 (1.565) (21,9) 974 17,50 Cá nhân 8.368 10.960 16.980 2.592 30,98 6.020 54,93 Tổng 15.500 16.527 23.521 1.027 6,63 6.994 42,32
47
giảm. Sự sụt giảm này phần lớn là khách hàng tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, trong năm 2012 nợ xấu trong khối ngành này giảm vì thế nợ xấu của tổ chức kinh tế cũng giảm theo. Trong năm 2013 là