Phân tích dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 49)

Nông – lâm - ngư nghiệp

DSCV và DSTN luôn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu ngành nên dư nợ cho vay cũng tỷ lệ thấp hơn những khối ngành còn lại. Năm 2011 là 7,60%, năm 2012 chỉ còn 5,42%, năm 2013 là 3,24% trên tổng dư nợ. Và dư nợ cũng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do DSCV và DSTN của ngành nông – lâm - ngư nghiệp luôn ở mức thấp nên dư nợ cũng chiếm tỷ trọng thấp, và do DSCV và DSTN tỷ lệ với nhau và giảm qua các năm phân tích nên dư nợ cũng giảm theo. Mặt khác, trước tình hình kinh tế hiện nay, ngân hàng cần tập trung cho vay vào ngành ít rủi ro so với ngành khác. Tuy nhiên, khách hàng đi vay nông nghiệp chủ yếu phục vụ nông nghiệp và các hoạt động nông nghiệp thì mang tính thời vụ, thường tới mùa vụ thu hoạch người đi vay mới có đủ tài chính để trả cho ngân hàng vì thế việc tính thời gian trả nợ cho ngân hàng của người đi vay rất quan trọng, việc thu nợ của ngân hàng cần đúng thời điểm thu hoạch của người nông dân mới thực hiện đúng hạn và hạn chế nợ quá cho người đi vay và cả ngân hàng. Vì nước ta là nước nông nghiệp, và Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL, nên Ngân hàng cần có chính sách cho vay hợp lý và cụ thể để mở rộng tín dụng của ngành nông nghiệp cũng như tạo phát triển của của vùng.

39

Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm

Hình 4.3: Dư nợ theo ngành của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Công nghiệp-xây dựng

Đặc thù ngành xây dựng là vốn trung dài hạn vì thế dư nợ của ngành luôn ở mức cao và có xu hướng tăng qua các năm. DSCV của ngành đã tăng qua các năm, DSTN của ngành thấp hơn cho vay nên dư nợ của ngành đã tăng qua các năm. Do bị ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế, doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình vì thế rất cần vốn để tái sản xuất, mặc khác vay ở ngành này là vay trung dài hạn nên việc chi trả vốn và lãi cho ngân hàng là trả dần vì thế dư nợ còn lại tương đối cao.Vì thế, cần có chính sách hợp lý quản lý cho vay và thu nợ.

Thương mại dịch vụ

Dư nợ với ngành thương mại dịch vụ trong 3 năm không ngừng tăng về mặt giá trị và 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng nay là do những khách hàng thân quen với ngân hàng và có thiện chí trả nợ tốt, nên được tái thủ tục giải ngân khi họ cần vốn. Mặt khác, Cần Thơ là khu vực trung tâm kinh tế của vùng, cư dân tập trung đông tạo điều kiện cho ngành này phát triển do đó ngân hàng tăng cường cho vay đối với ngành này, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề cũng như giúp ngân hàng tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả, thời hạn vay trung bình của ngành ngắn nên vốn được xoay liên tục khi khách hàng có nhu cầu xin vay, vì thế các khoản vay có

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Khác Thương mại - dịch vụ Công nghiệp-Xây dựng Nông - Lâm - Ngư nghiệp

40

thể rơi vào cuối năm nên dư nợ của ngành thương mại dịch vụ cao ở cuối năm phân tích. Từ đó dẫn đến dư nợ của ngành này cao trong thời gian qua.

Ngành khác

Do DSCV ở ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong hoạt động cho vay của ngân hàng và thu hồi vốn của ngành cũng tỷ lệ với DSCV qua các năm nên dư nợ của ngành cũng tương đối ổn định. Thời hạn vay trung bình của ngành khoảng 9 đến 10 tháng vì thế thời hạn đáo hạn của các khoản vay thường rơi vào năm sau và doanh số cho vay tăng dần qua các năm nên dư nợ trong năm cũng tăng lên theo doanh số cho vay của ngành. Sự đa dạng hóa trong cho vay của ngân hàng cũng tạo nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh, các ngành tiềm năng trong tương lai cũng như tạo nguồn thu vững chắc mà ít rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)