Phân tích doanh số cho vay theo ngành

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Nguồn vồn huy động vào cần được sử dụng hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

Phân tích DSCV theo ngành cho ta thấy được cơ cấu cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào khối ngành nào, việc cho vay tập trung như vậy mang lại lợi nhuận cao và thu hồi vốn đúng hạn cho ngân hàng. Và hạn chế cho vay các ngành có rủi ro cao sẽ đem lại thiệt hại cho ngân hàng. Từ đó, phát huy những mặt đạt được cũng như tìm ra giải pháp khắc phục tình hình cho vay ở một số ngành còn hạn chế. Khoản mục Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % DSCV 1.644.651 1.731.877 2.074.129 87.226 5,30 342.252 19,76 +N-L-NN 43.436 37.972 33.564 (5.464) (12,60) (4.408) (11,61) + N-L-NN 452.894 461.137 514.421 8.243 1,82 53.284 11,55 +TMDV 768.048 684.251 894.579 (83.797) (10,90) 210.328 30,73 +Khác 380.273 548.518 631.565 168.245 44,24 83.047 15,14 DSTN 1.794.938 1.715.644 1.918.892 (79.294) (4,42) 203.248 11,85 +N-L-NN 81.019 53.908 45.697 (27.111) (33,50) (8.211) (15,23) +CN-XD 864.807 475.897 499.086 (388.910) (45,0) 23.189 4,87 +TMDV 641.217 690.907 752.231 49.690 7,75 61.324 8,88 +Khác 207.895 494.932 621.878 287.037 138,07 126.946 25,65 Dư nợ 771.397 787.630 942.867 16.233 2,10 155.237 19,71 +N-L-NN 58.651 42.715 30.582 (15.936) (27,2) (12.133) (28,41) +CN-XD 211.835 197.075 212.410 (14.765) (6,97) 15.335 7,78 +TMDV 182.975 176.318 318.666 (6.657) (3,64) 142.348 80,73 +Khác 317.936 371.522 381.209 53.586 16,85 9.687 2,61 Nợ xấu 15.500 16.527 23.521 1.027 6,63 (6.994) 42,32 +N-L-NN 1.866 4.536 4.689 2.669 143,00 153 3,37 +CN-XD 9.307 4.006 7.994 (5.301) (56,96) 3.988 99,54 +TMDV 1.428 3.947 7.548 2.519 176,46 3.601 91,25 +Khác 2.899 4.038 3.290 1.140 39,32 (748) (18,53)

34

Bảng 4.6: Tình hình tín dụng của MHB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm

chênh lệch 6t 2014/6t 2013

6 tháng 2013 6 tháng 2014 Giá trị %

Doanh số cho vay 1.028.699 1.123.110 94.411 9,18

+Nông-lâm-ngư nghiệp 21.035 23.972 2.937 13,96 +Công nghiệp- Xây dựng 277.891 350.269 72.378 26,05 +Thương mại dịch vụ 456.235 457.655 1.420 0,31

+khác 273.538 291.214 17.676 6,46

Doanh số thu nợ 781.350 904.301 122.951 15,74

+Nông-lâm-ngư nghiệp 23.340 18.730 (4.610) (19,75) +Công nghiệp- Xây dựng 274.517 283.185 8.668 3,16 +Thương mại dịch vụ 278.462 401.218 122.756 44,08

+khác 205.031 201.168 (3.863) (1,88)

Dư nợ 1.034.978 1.161.676 126.698 12,22

+Nông-lâm-ngư nghiệp 40.411 35.822 (4.589) (11,36) +Công nghiệp- Xây dựng 200.448 279.495 79.047 39,43 +Thương mại dịch vụ 354.091 375.103 21.012 5,93

+khác 440.028 471.256 31.228 7,1

Nợ xấu 16.174 21.315 5.141 31,79

+Nông-lâm-ngư nghiệp 4.135 4.191 56 1,35

+Công nghiệp- Xây dựng 3.833 6.644 2.811 73,33

+Thương mại dịch vụ 4.521 5.076 555 12,28

+khác 3.685 5.404 1.719 46,65

Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6t: 6 tháng đầu năm

Nông – lâm - ngư nghiệp

Ngân hàng nằm ở ngay trung tâm thành phố Cần Thơ nên doanh số cho vay nông nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm phân tích. Nhưng 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2013.

Doanh số cho vay ở lĩnh vực này giảm đều qua các năm, với một tỉ lệ tương đối thấp. Doanh số cho vay của ngành chiếm tỷ trọng thấp và giảm qua các thời kì phân tích là do chi nhánh nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ nên tỷ trọng nông nghiệp thấp, vì vay nông nghiệp là thế mạnh của Agribank nên phần lớn khách hàng đã vay ở Agribank. Và Ngân hàng đã siết chặt khâu thẩm định nên vay nông nghiệp thường không được ngân hàng giải ngân vì chưa chứng minh được thu nhập, ngân hàng nhận tài sản thế chấp bằng đất thổ cư, giấy tờ có giá, vì tài sản có tính thanh lý cao. Người đi vay với mục đích phục vụ nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản, đối với điều kiện khí hậu bất lợi như

35

hiện nay thì việc thường xuyên mất mùa hay thua lỗ với người dân cũng tương đối cao. Vì thế, việc cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế về giá trị cũng như tỷ trọng. Đối với định hướng kinh doanh của hội sở là tăng cường cho vay nông nghiệp thì trong thời gian tới cần có chính sách cho vay phù hợp với ngành nông nghiệp để tăng giá trị cũng như thực hiện đúng như định hướng của ngân hàng MHB.

Công Nghiệp - Xây Dựng

Thế mạnh của MHB là ngân hàng chuyên cho vay lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và xây nhà ở phát triển cơ sở hạ tầng, đối với ngành công nghiệp trên địa bàn ngân hàng tập trung vào cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, lương thực thực phẩm vì đây là thế mạnh của vùng. Vì thế trong lĩnh vực thế mạnh của ngân hàng doanh số cho vay cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao.

Là ngành thế mạnh của ngân hàng vì thế DSCV tăng dần qua các năm. Khách hàng trong lĩnh vực này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh chế biến và xây dựng tài sản của họ là đất đai, nhà, công xưởng, máy móc hay là người lao động muốn vay để mua nhà, xây nhà, họ có thể thế chấp chính tài sản họ định mua. Vì thế, hồ sơ xin vay của họ phần lớn đạt yêu cầu về tài sản đảm bảo và họ có thu nhập tương đối ổn định nên việc xét duyệt cho vay của ngân hàng cũng được thông qua nên có nhiều hồ sơ xin vay, vì thế doanh số cho vay cũng tăng theo. Tuy thị trường bất động sản ở giai đoạn này cũng rơi vào tình trạng đóng băng, ngành Xây dựng cũng trì trệ theo và các ngành kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn nhưng DSCV ở lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cũng tăng dần qua các năm phân tích, điều này cho thấy nhu cầu vốn ở khối ngành này cũng đang nhiều, xây dựng cơ bản cũng được chú trọng, nhu cầu nhà ở là vấn đề được đặt lên hàng đầu với công nhân viên có thu nhập tương đối.

Thương mại dịch vụ

Chiếm tỷ trọng cao và có nhiều biến động trong cơ cấu DSCV theo ngành, giảm ở năm 2012 và tăng mạnh ở năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 về DSCV của ngành thương mại dịch vụ. Nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao này là do địa bàn hoạt động của Ngân hàng năm ở trung tâm tập trung dân cư, khu thương mại và đây cũng là ngành mang lại lợi nhuận nhiều và ít rủi ro. Nhu cầu vốn của ngành này chủ yếu là vốn ngắn hạn thời hạn vay trung bình ngành này khá ngắn từ 3 đến 4 tháng. Vì thế, vấn đề thanh khoản của ngân hàng khi cho vay vào lĩnh vực này được đảm bảo và vì thời gian cho vay ngắn, nhanh xoay vòng vốn cho ngân hàng vì

36

thế công tác cho vay cũng được đẩy nhanh để không tồn vốn trong ngân hàng. Mặt khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung vào lĩnh vực này vì ngành này có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, vì thế càng có nhiều người đầu tư vào lĩnh vực này, nhu cầu vốn cũng tăng theo. Do vậy, DSCV ở lĩnh vực này luôn ở mức cao.

Ngành khác

Ngành khác bao gồm hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình. chiếm tỷ trọng tương đối cao trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì là các ngành mang tính chất đặc thù cũng như là một số ngành phục vụ đời sống nên được ưu tiên phát triển, những ngành nghề này có tiền năng phát triển nên ngân hàng đã cho vay ở lĩnh vực này tương đối cao.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)