Tuy đã chuyển sang hướng đa dạng hóa khách hàng nhưng tiềm thức của khách hàng Ngân hàng TMCP Phát triển nhà ĐBSCL là Ngân hàng cho vay mua và sửa chữa nhà. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng, nhận thấy được một số vấn đề như sau:
Tỷ trọng cho vay cho lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp luôn chiếm tỷ trọng thấp. Tỷ trọng trong thế mạnh là công nghiệp - xây dựng cũng chiếm tỷ trọng chưa cao và có xu hướng giảm qua các năm.
Tỷ trọng cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, cho vay trung dài hạn mang lại lợi ích về kinh tế cũng như tạo lợi nhuận lớn cho Ngân hàng nhưng vẫn chưa được quan tâm. Nếu công tác thẩm định của Ngân hàng chặt chẽ thì khách hàng không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ và chọn lọc được khách hàng tốt sẽ có thiện chí trong việc trả nợ.
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ đang có xu hướng tăng dần qua các năm.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Cho vay là hoạt động được tất cả các ngân hàng quan tâm vì nó mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Để không làm phí phạm vốn và tăng doanh thu thì ngân hàng phải có biện pháp cho vay thực sự hiệu quả và phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Với thực tế ngân hàng sử dụng vốn qua các năm xét thấy có nhiều vấn đề Ngân hàng cần phải cải thiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, MHB Cần Thơ cần phải cải thiện một số vấn đề sau để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
5.2.1 Giới thiệu về ngân hàng đến từng người dân
Là một ngân hàng mới thành lập ở Cần Thơ không lâu nên không nhiều người biết tới mặc dù ngân hàng tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố. Trong khi thế mạnh của vùng là nông nghiệp nhưng cho vay nông – lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến còn nhiều bỏ ngỏ. Phổ biến các sản phẩm của ngân hàng đến người dân có nhu cầu như treo banner để thu hút ánh nhìn của người dân, hay tư vấn trực tiếp cho khách hàng bằng cách tuyển cộng tác viên, sau đó tập huấn kĩ cho cộng tác viên về các sản phẩm ưu đãi của ngân hàng và giàu tính cạnh tranh với các gói sản phẩm cũng loại của các TCTD khác, và
54
các công tác viên sẽ đi tìm khách hàng cho ngân hàng. Tuy có tốn chi phí nhưng công việc này vừa có lợi cho Ngân hàng là tìm được nhiều khác hàng hơn và còn có lợi cho người dân là họ có thêm kiến thức cũng như nhiều lựa chọn cho mình hơn. Từ đó ngân hàng huy động vốn được hiệu quả và sử dụng vốn đó cho vay được nhiều hơn tăng cường hoạt động tín dụng của ngân hàng.
5.2.2 Thực hiện chiến lược mở rộng tín dụng đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng. tín dụng trung và dài hạn, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.
Đối với khách hàng truyền thống vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi về lãi suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng an tâm sản xuất kinh doanh.
MHB Cần Thơ là Ngân hàng chuyên đầu tư vào những dự án trung và dài hạn nhưng trong những năm qua doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Vì vậy trong thời gian tới khi nền kinh tế phục hồi Ngân hàng cần đẩy mạnh đầu tư vào các dự án nhằm đem lại lợi nhuận cao và ổn định cho Ngân hàng.
5.2.3 Tạo liên kết cho vay tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển.
Cho vay lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp còn rất nhỏ điều này ảnh hưởng tới cơ cấu cho vay theo ngành nghề cũng như tăng cường hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần có chính sách liên kết giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp, cho người nông dân vay tập trung sản xuất, song song đó cho doanh nghiệp vay để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm của người dân. Đối với người dân, áp dụng chính sách giá sàn thu mua nông sản của họ, giá thì trường hiện tại thấp hơn giá bao tiêu thì thu mua với giá bao tiêu, còn giá thị trường cao hơn thì mua với giá thị trường cho người nông dân. Điều này sẽ hạn chế tình trạng được mùa mà mất giá cho người dân. Còn đối với doanh nghiệp, để làm được bao tiêu giá sàn cho người nông dân thì ngân hàng phải cho vay vốn để thu mua và hỗ trợ vốn thời gian dài nếu phát sinh tồn trữ chờ được giá, lúc đó xuất kho có lời cho doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng có thể tăng dần quy mô cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp cũng như công nghiệp. Vì được bao tiêu đầu ra nông sản vì thế thu nhập của người dân cũng ổn đình và thu nợ của ngân hàng cũng ổn định hơn, gớp phần giảm tình hình nợ xấu của khối ngành nông nghiệp. Còn đối với công nghiệp vì được tiếp thêm vốn cũng như nguyên liệu nên việc sản xuất cũng được đẩy mạnh từ đó thu nhập cũng ổn định hơn. Điều này tạo điều kiện phát triển cho ngân hàng cũng như phúc lợi xã hội
55
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ngân hàng hội sở, cùng sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng TMCP Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ, hoạt động của ngân hàng đạt được những kết quả khá tốt:
- Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được kết quả khả quan, đều có lợi nhuận qua 3 năm 2011-2013, tuy nhiên lợi nhuận vẫn chưa cao, và không ổn định, năm 2012 giảm so với năm 2011 và năm 2013 tăng so với năm 2012.
- Trong quá trình cấp tín dụng xác định đúng thị trường, khách hàng đối tượng vay, như việc ngân hàng tập trung vào cho vay vào khối ngành thương mại dịch vụ thu nợ ở khối ngành này rất cao và tương đối nhanh, và cho vay vào khối ngành khác vì có nhiều tiềm năng phát triển và RRTD ở mức thấp, vì vậy doanh số cho vay luôn ở mức cao thúc đẩy lưu thông vốn trên thị trường từ đó làm động lực phát triển kinh tế vùng.
- Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 3% theo khuyến cáo của NHNN.
Bên cạnh những mặt làm được thì ngân hàng TMCP Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ còn những mặt tồn tại, thiếu sót sau:
- Tỷ lệ cho vay nông nghiệp còn thấp và RRTD rất cao măt dù đây là thế mạnh của vùng.
- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn còn thấp so với tổng doanh số cho vay của ngành.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại. (2012) Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2 Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại (2010) Giáo trình tiền tệ ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng.
4. Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
5. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.