Do sự chuyển dịch cơ cấu doanh số cho vay từ khách hàng cá nhân hộ gia đình sang khách hàng doanh nghiệp, thì doanh số thu nợ của đối tượng khách hàng cũng tỷ lệ thuận với DSCV. DSTN khách hàng cá nhân giảm dần qua các năm. DSTN năm 2012 tương đối ổn định so với năm 2011 những năm 2013 lại giảm mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là DSCV của khách hàng cá nhân giảm dần qua các năm đặc biệt là năm 2013. Và còn do thiện chí trả nợ của khách hàng còn hạn chế, khách hàng còn chậm trả nợ cho ngân hàng do cơ cấu nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng còn gặp khó khăn.
Ngược lại với sự sụt giảm DSTN của khách hàng cá nhân, thì DSTN của khách hàng tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2013 tăng gần gấp đôi năm 2012. Nguyên nhân của sư tăng trưởng về thu nợ của khách hàng là tổ chức kinh tế là do DSCV của khách hàng là tổ chức kinh tế tăng qua các năm, sự gia tăng về số khách hàng doanh nghiệp cũng như giá trị cho vay của khác hàng doanh nghiệp thể hiện sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng của ngân hàng được phát huy tốt. Các doanh nghiệp hoạt động ở ngành thương mại dịch
45
vụ và ngành khác có thu nhập trong thời gian qua tương đối ổn định, vì thế doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp cũng tăng theo. Tuy nhiên không vì doanh số làm lơ là đi khâu thẩm định khách hàng tạo tiền đề cho nợ xấu nợ quá hạn gia tăng.
4.4.3 Phân tích dư nợ
Dư nợ qua các năm tăng lên, dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, thu nợ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của thu nợ không bằng cho vay nên dư nợ tăng qua các năm. Đối với khách hàng cá nhân cho vay tương đối ổn định, thu nợ giảm nên tình hình dư nợ tăng. Tuy trong năm 2012 dư nợ giảm nhẹ so với năm 2011, nhưng con số dư nợ của khách hàng cá nhân giảm trong năm 2012 là không đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là khách hàng cá nhân có thiện chí trả nợ tốt cho ngân hàng, mặt khác khách hàng cá nhân tất toán các món nợ của các năm trước để xin vay mới với lãi suất thấp hơn, vì thời điểm năm 2012 lãi suất đã giảm mạnh so với năm 2011.
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm
Hình 4.5: Dư nợ theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Vì thế, thu nợ khách hàng cá nhân tăng mạnh hơn so với doanh số cho vay. Sang năm 2013, do tác động khách quan từ nền kinh tế ảnh hưởng tới thu nhập của người đi vay là khách hàng cá nhân nên thu nợ trong năm giảm mạnh so với năm 2012, tuy DSCV của khách hàng cá nhân cũng giảm nhưng tốc độ giảm của thu nợ nhanh hơn cho vay nên dư nợ của khách hàng cá nhân tăng so
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Cá nhân hộ gia đình Tổ chức kinh tế
46
với năm 2012. Và trong 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ của khách hàng cá nhân đã tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Cần Thơ là vùng tập chung đông dân cư, nên nhu cầu của khách cá nhân vẫn rất lớn vì thế ngân hàng luôn xem đây là nhóm khách hàng có nhiều tiềm năng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng dần qua các năm phân tích. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ở khách hàng doanh nghiệp tăng, thu nợ tăng theo nhưng mức tăng này không nhanh bằng cho vay nên dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Ngân hàng đã chuyển dịch cơ cấu cho vay từ cho vay cá nhân hộ gia đình sang tổ chức kinh tế nên dư nợ cũng chuyển dịch theo. Trong tình hình nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay, sự đa dạng hóa trong cho vay sẽ làm hạn chế rủi ro cho ngân hàng và tìm ra nhóm khách hàng có ít rủi ro trong việc cấp tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc tìm kiếm khách hàng cho vay đã khó nay còn khó hơn vì thế cần có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng và ngân hàng.
Tóm lại, dư nợ ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù nền kinh tế có biến động nhưng dư nợ của ngân hàng luôn đạt mức cao, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đang phát triển, góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dư nợ lại có một phần nợ xấu, nợ quá hạn nên cán bộ tín dụng cần quan tâm chặt chẽ vấn đề này.
4.4.4 Phân tích nợ xấu
Tình hình nợ xấu theo từng đối tượng khách hàng có nhiều biến động. Bảng 4.9: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ
Nợ xấu theo đối tượng khách hàng tăng quá các năm phân tích. nợ xấu của khách hàng cá nhân đang có giá trị lớn và tăng dần qua các năm phân tích. Tuy nhiên, nợ xấu của khách hàng là tổ chức kinh tế trong năm 2012 có sự sụt
Khoản mục năm Chênh lệch
2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Tổ chức kinh tế 7.132 5.567 6.541 (1.565) (21,9) 974 17,50 Cá nhân 8.368 10.960 16.980 2.592 30,98 6.020 54,93 Tổng 15.500 16.527 23.521 1.027 6,63 6.994 42,32
47
giảm. Sự sụt giảm này phần lớn là khách hàng tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, trong năm 2012 nợ xấu trong khối ngành này giảm vì thế nợ xấu của tổ chức kinh tế cũng giảm theo. Trong năm 2013 là tình hình nợ xấu chuyển biến không tốt khi nợ xấu tăng nhanh, không chỉ riêng nợ xấu của cá nhân tăng mà nợ xấu của tổ chức kinh tế cũng tăng mạnh trong năm 2013. Sự gia tăng nợ xấu này của cả khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế là do chịu ảnh hưởng khách quan từ nền kinh tế ảnh hưởng tới thu nhập của họ dẫn tới thua lỗ thậm chí còn phải phá sản, làm mất vốn ngân hàng.
Bảng 4.10: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của MHB chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 6t 2014/6t 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Giá trị % Ngắn hạn 12.227 14.732 2.505 120.49 Trung và dài hạn 3.947 6.583 2.636 166.78 Tổng 16.174 21.315 5.141 131.79
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm
Và nguyên nhân chủ quan đến từ người đi vay khi họ sử dụng vốn sai mục đích khiến người đi vay không kiểm soát được tài chính của mình ảnh hưởng tới thu nhập của họ, khi đến hạn phải trả gốc và lãi cho ngân hàng thì không có đủ tài chính trả nợ cho ngân hàng làm cho người đi vay phải trả thêm phần nợ quá hạn làm cho tăng chi phí của người đi vay từ đó gặp khó khăn về tài chính của người đi vay và ngân hàng gặp khó trong việc thu hồi vốn. Vì thế, ngân hàng càng chú trọng đến việc xét duyệt kĩ hồ sơ đầu vào tránh gia tăng nợ xấu.
Từ phân tích hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng ta nhận thấy một số vấn đề sau: doanh số cho vay cũng như dư nợ đối với khác hàng cá nhân hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao so với khách hàng tổ chức kinh tế, tuy nhiên tình hình nợ xấu trong khối khách hàng cá nhân là tương đối cao và tăng dần về giá trị cũng như tốc độ tăng. Trong khi DSCV của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp những dư nợ của ngành cũng tương đối so với dư nợ của khách hàng cá nhân và nợ xấu thì thấp hơn nợ xấu của khách hàng cá nhân. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm đến tỷ trọng trong cho vay đối với đối tượng khách hàng, hạn chế nợ xấu phát sinh cũng như tao được thu nhập cao cho ngân hàng.
48
4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Việc phân tích các khoản đầu tư tín dụng của Ngân hàng là nội dung quan trọng phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ đó ngân hàng có thể xác định những rủi ro mà ngân hàng đang và sẽ gặp phải để có thể đưa ra giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao hoạt động tín dụng. Vì vậy, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính sau để phân tích đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng.
Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của MHB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013, 6 tháng 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm
Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động của NH vào hoạt động cho vay. Thừa hay thiếu vốn cho vay đều không tốt cho ngân hàng.
Qua 3 năm ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả khá tốt, tăng qua các năm. Vốn huy động tăng, dư nợ cũng tăng dần qua các năm. Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động được một các tốt nhất để cho vay, khi chỉ số dư nợ trên vốn huy động gần bằng 1, vốn huy động không quá thừ cũng không thiếu để cho vay. Chỉ số dư nợ trên vốn huy động của hội sở là 1,0 lần (nguồn báo cáo thường niên MHB năm 2013). Ngân hàng đã giữ ổn định giữa việc huy động vốn đầu vào cấp tín dụng cho khách hàng và số này cũng
Chi tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014
Vốn huy động Triệu đồng 818.025 909.340 940.331 864.818 878.826 DSCV Triệu đồng 1.644.651 1.731.877 2.074.129 1.028.699 1.123.110 DSTN Triệu đồng 1.794.938 1.715.645 1.918.892 781.350 911.584 Dư nợ Triệu đồng 771.397 787.630 942.867 1.034.978 1.161.676 Dư nợ bình quân Triệu đồng 846.540 779.514 865.248 911.303 865.248 Nợ xấu Triệu đồng 15.500 16.527 23.521 16.174 16.527 Dư nợ trên vốn huy động Lần 0,94 0,87 1,00 1,19 1,32 Hệ số thu nợ % 109,14 99,06 92,52 75,96 81,17 Vòng quay vốn tín dụng vòng 2,12 2,2 2,22 0,86 1,05 Rủi ro tín dụng % 2,01 2,10 2,49 1,56 2,10
49
không chênh lệch nhiều so với số của hội sở. Theo NHNN chỉ số này được khuyến nghị là 0,95 lần (nguồn thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng), vì thế chỉ số của ngân hàng dao động xung quanh chỉ số được an toàn.
Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Hệ số này cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong một thời kì nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số này có xu hướng giảm qua các năm, năm 2011 là 109%, năm 2012 đạt 99,06%, năm 2013 đạt 92,52%. Doanh số thu nợ trong năm 2011 cao hơn DSCV nên hệ số thu nợ trong năm 2011 lớn hơn 100%, vì khách hàng làm ăn có lợi nhuận nên trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, từ đó, doanh số thu nợ tăng cao. Nhưng trong năm 2012 và 2013 tình hình bất động sản hạ nhiệt, nhà đầu tư không còn mặn mà với thị trường nhà đất nữa, nên kinh tế khó khăn. Vì thế, ngân hàng đã đa dạng hóa trong cho vay nhằm hạn chế rủi ro, làm cho doanh số cho vay của năm 2012, 2013 tương đối cao nhưng thu nợ thì bước đầu đa dạng hóa và thị trường bất động sản hạ nhiệt nên doanh số thu nợ thấp hơn trước.
Đối với tín dụng theo thời hạn thì hệ số thu nợ của ngắn hạn tưng đối lớn và ổn định so với hệ số thu nợ của ngân hàng. Nguyên nhân là do tỷ trọng cho vay của ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và thời gian thu nợ ngắn nên thu nợ trong năm cũng tương đối cao và tỷ lệ với DSCV ngắn hạn nên hệ số thu nợ cao và tương đối ổn định so với hệ số thu nợ tổng. Hệ số thu nợ của trung dài hạn có nhiều biến động giảm dần qua cả năm. Đặc biệt, hệ số thu nợ năm 2011 rất cao 204,67%, cho thấy thu nợ trong năm 2011 là rất cao, gấp đôi doanh số cho vay điều này cũng đã phản ánh lên tình hình kinh tế hiện nay khi thị trường bất động sản đang nóng thu nhập ổn định nên ngân hàng thu nợ được các khoản nợ trong năm trước. Sang năm 2012 và 2013, nên kinh tế khó khăn hơn năm trước, đặc thù của tín dụng trung dài hạn là thời hạn dài nền việc thu nợ cũng phải chia ra từng thời kỳ, nên thu nợ cũng tương đối thấp hơn cho vay. Vì thế hệ số thu nợ giảm mạnh.
50
Bảng 4.12: Hệ số thu nợ theo thời hạn tín dụng, theo ngành và theo đối tượng khách hàng của ngân hàng MHB Cần Thơ
ĐVT: %
Nguồn: phòng kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T: 6 tháng đầu năm
Còn đối với tín dụng theo ngành, tuy DSCV và DSTN của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhưng hệ số thu nợ của ngành nông nghiệp cao tuy có giảm qua các năm nhưng hệ số cao hơn 135% trong các năm phân tích. Từ đó cho thấy doanh số thu nợ của ngành này cao. Ngành công nghiệp xây dựng có hệ số thu nợ biến động giảm mạnh nhất khi năm 2011 là 190% những đã giảm xuống 103% năm 2012 và 97% năm 2013, điều này tương ứng với hệ số thu nợ của trung dài hạn. Vì phần lớn nhu cầu vốn công nghiệp xây dựng là vốn trung dài hạn nên hệ số thu nợ của trung dài hạn đã phần nào phản ảnh tình trạng cho vay cũng như thu nợ của ngành này. Là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay, nhưng hệ số thu nợ của ngành khác lại nhỏ nhưng có sự tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2011 chỉ được 54%, sang năm 2012 con số này đã tăng lên 90% và năm 2013 đã là 98%. Do việc đa dạng hóa trong hoạt động cho vay của ngân trong thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng trong thời gian qua đã từ từ hoàn thiện hơn nên việc cho vay hay thu nợ cũng được là tốt từ đó hệ số thu nợ tăng qua các năm. Đối với đối tượng khách hàng, hệ thu số nợ của ngành cũng ngành cũng tương đối tỷ lệ với hệ số tổng, nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm.
Nhìn chung hệ số thu hồi của ngân hàng rất tốt qua các năm, từ đó cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong thời gian qua đã phát huy tốt, chỉ số này có giảm đôi chút nhưng vẫn khá cao, so với mặt bằng trung của ngành Hệ số thu nợ 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Theo thời hạn +Ngắn hạn 103,06 99,22 95,13 77,84 78,29 +Trung dài hạn 204,67 97,78 74,48 58,63 106,17 Theo ngành +Nông nghiệp 186,53 141,97 136,15 110,96 78,14 +Công nghiệp xây dựng 190,95 103,20 97,02 98,79 80,85 +Thương mại dịch vụ 83,49 100,97 84,09 61,03 87,67
+Ngành khác 54,67 90,23 98,47 74,96 69,08
Theo đối tượng khách hàng
+Tổ chức kinh tế 103,06 99,22 95,13 70,82 66,89 +Cá nhân hộ gia đình 204,67 97,78 74,48 81,85 85,39
51
Vòng quay vốn tín dụng
Qua bảng 4.11 cho thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có sự tăng nhẹ. Chỉ số này được giữ ổn định qua các năm, cơ cấu cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nên chỉ số này đều lớn hơn 1, cụ thể là lớn hơn 2, thời hạn bình quân của các món vay là khoảng 6 tháng. Vòng quay vốn tín dụng của một số ngành nghề tương đối cao điển