MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 92)

TRIỂN RỪNG

3.3.1. Về chính sách pháp luật bảo vệ rừng.

3.3.1a. Xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, cụ thể và

có khả năng phát huy hiệu lực thực tế luôn luôn là tiêu chí để đánh giá mức độ

hoàn thiện của hệ thống pháp luật, trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. - Đặt vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể và có hiệu lực thực tế là một vấn đề hết sức khó khăn trong giai đoạn hiện nay dù đây là yêu cầu mang tính khách quan. Vì có xây dựng được một hệ thống pháp luật bảo vệ rừng như vậy mới tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn lợi từ rừng gắn liền với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đặc biệt là bảo vệ các tài nguyên đang có nguy cơ bị tiêu diệt, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái rừng, phát huy các giá trị sử dụng của rừng để vừa đáp ứng được các yêu cầu về môi trường, vừa phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước trên cơ sở quản lý và phát triển bền vững.

- Hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng hiện hành của Việt Nam có 3 đạo luật đặc biệt quan trọng đó là Hiến pháp 1992, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Luật đất đai 1993 (đã sửa đổi năm 1997, 1998,&2001) hiện nay được thay thế bằng Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/ 7/ 2004. Cả 3 đạo luật này đều qui định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến rừng và thiết

lập được mối quan hệ cơ bản giữa các chủ rừng với Nhà nước trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng các tài nguyên rừng. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng còn bao gồm các qui định nằm rải rác trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật phòng cháy, chữa cháy, Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài. Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Các đạo luật về thuế... cùng hàng loạt các văn bản dưới luật có liên quan.

- Xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ rừng thống nhất, đồng bộ, đầy đủ trước hết phải khẳng định vai trò chủ đạo hạt nhân của Luật bảo vệ và phát triển rừng với việc xác lập các qui định cụ thể, thực hiện trực tiếp, giảm thiểu các văn bản soạn thảo kèm theo dễ làm biến dạng về nội dung của luật, gây ách tắc, khó khăn trong việc thực thi. Phƣơng hƣớng tổng thể trƣớc hết để hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng là một mặt cần tập trung vào rà soát, bổ sung, sửa đổi các qui định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng cho đầy đủ và cụ thể, trong đó cần chú trọng tới các qui định về trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc của các Bộ, Ngành, UBND các cấp; công tác kiểm lâm; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao đất để trồng rừng và bảo vệ rừng; kinh doanh lâm nghiệp; vấn đề cho thuê rừng và đất lâm nghiệp ...

- Cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số qui định pháp luật

trong các văn bản pháp luật hiện hành thuộc các ngành luật có liên quan đến pháp luật bảo vệ rừng nhƣ pháp luật đất đai; môi trƣờng; tài nguyên nƣớc; pháp luật hình sự; các qui định về xử phạt hành chính... ,loại bỏ những qui định không còn phù hợp để đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản này với Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Xin lấy một ví dụ cụ thể về sự không đồng bộ giữa các luật này: trong Luật đất đai 1993 qui định về thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: “đƣợc giao cho các

hộ gia đình và cá nhân.” còn Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 lại qui định:

“đƣợc giao cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân” (khoản 3 điều 11 Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991).

3.3.1b. Sửa đổi Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991

Việc ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng ngay từ những năm đầu đổi mới thể hiện sự chú trọng của Đảng và Nhà nước ta trong việc tìm hướng đi đúng đắn cho việc bảo vệ và phát triển rừng. Sự ra đời của đạo luật này đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết để đưa công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng vào nề nếp, khai thác, sử dụng rừng có hiệu quả, thu hút các tầng lớp dân cư nhất là đồng bào sống trong rừng và gần rừng có công ăn việc làm ổn định và tham gia xây dựng, phát triển rừng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế xã hội, của cơ chế thị trường và thực tiễn quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua, nhiều vấn đề mới phức tạp đã nảy sinh khiến nhiều qui định của pháp luật trở nên lạc hậu, không phù hợp khiến cho hiệu quả và hiệu lực của pháp luật trên thực tế rất hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng quốc gia.

Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung luật cần bám sát những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản để Luật bảo vệ và phát triển rừng luôn đóng vai trò là đạo luật trung tâm trong hệ thống pháp luật bảo vệ rừng. Việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng được tiến hành trên cơ sở kế thừa những nội dung cơ bản, cấu trúc và những qui định đang còn phù hợp của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ trong hệ thống pháp luật bảo vệ rừng phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Những nội dung sửa đổi cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Các qui định về phân loại và cơ chế quản lý các loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, và rừng sản xuất.

- Cần có các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên.

- Xác định rõ ràng việc phân cấp quản lý và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bảo vệ rừng.

Ví dụ: Tại điều 9 Luật BV&PTR năm 1991 quy định “…. UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất rừng trong phạm vi địa phương mình theo quy hoạch, kế hoạch, chế độ, thể lệ của Nhà nước …” và chức năng quản lý Nhà nước này của UBND các cấp được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 6 Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/ 1/ 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật BV&PTR.

“1. Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của Nhà nước, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tài nguyên rừng ở địa phương”. Vấn đề này cần phải quy định rõ ràng chịu trách nhiệm về tài nguyên rừng trước Nhà nước như thế nào ? Vì trong hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BV&PTR không có văn bản nào quy định về trách nhiệm của UBND các cấp đối với tài nguyên rừng như thế nào ?

-Tạo cơ chế thông thoáng và hƣớng dẫn các chủ rừng phát huy khả năng kinh doanh lâm nghiệp.

- Quy định đầy đủ, rõ ràng quyền lợi của chủ rừng cũng nhƣ các chủ thể khác tham gia khai thác nguồn lợi từ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

3.3.1c. Chính sách đất đai, giao đất, giao rừng.

- Chúng ta khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ trực tiếp quản lý thông qua các tổ chức của nhà nước một bộ phận rừng và đất quy hoạch gây trồng rừng nhất định có liên quan đến môi trường hoặc phát triển kinh tế xã hội quan trọng của quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ quan trọng, các khu rừng sản xuất gỗ tập trung phục vụ cho nguyên liệu công nghiệp và chế biến xuất khẩu. Phần diện tích rừng và đất quy hoạch trồng rừng còn lại giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp nhằm từng bước chuyển 20 triệu dân cư sống trong và gần các khu rừng hiện nay từ tác nhân có thể gây ra sự tàn phá rừng thành nhân tố

trung tâm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Xét theo khía cạnh kinh tế thực hiện theo hướng trên thực chất là phát triển một nền kinh tế song hành trong lâm nghiệp, nghĩa là vừa phát triển khu vực kinh tế nhà nước vừa phát triển khu vực kinh tế dân doanh.

- Trong những năm qua nhà nước đã tiến hành giao rừng và đất rừng cho các thành phần kinh tế khác nhau để quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng, kinh doanh rừng với diện tích khoảng 8 triệu hecta (chiếm khoảng 73,3% tổng diện tích đất có rừng), trong đó doanh nghiệp nhà nước là 3,6 triệu hecta, các ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là 2,1 triệu hecta, các hộ gia đình, cá nhân là 2 triệu hecta [26, Tr 8]. Nhiều hộ nông dân được giao đất lâm nghiệp đã tổ chức kinh doanh tốt, vươn lên làm giàu và đã có thu nhập hàng chục triệu đồng / năm/ hộ, một số hộ gia dình đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng / năm / hộ.

Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Nhưng theo đánh giá của Chính Phủ trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/ 02/ 2000 về kinh tế trang trại thì hiện nay, còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu dài nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất.

- Tuy nhiên, về chính sách giao đất, giao rừng cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá nhân trong những năm qua nhà nước còn nhiều dè dặt. Trong điều 8 – Nghị định 17/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng qui định: “ Cho doanh nghiệp tƣ nhân

trong nƣớc sản xuất kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có qui mô diện tích từ 100 ha đến dƣới 1000 ha”; đối với hộ gia đình, cá nhân không quá

30 ha. Định mức giao đất lâm nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá nhân như trên là quá ít. Trong những năm tới chúng ta cần mạnh dạn giao đất giao rừng cho các đối tượng trên dần dần tiến tới tính chất “tƣ hoá” trong việc

quản lý và phát triển rừng để rừng thực sự “có chủ”.

Quan điểm về chính sách phát triển kinh tế trang trại của Chính Phủ được đề ra trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Hộ gia đình trực

tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được UBND xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.

- Cùng với việc khẩn trƣơng giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà nƣớc cần sớm thể chế hoá các quyền của ngƣời sử dụng đất lâm nghiệp (có rừng và chƣa có rừng) theo Luật đất đai sửa đổi; qui định loại đất lâm nghiệp đƣợc phép thuê, giá cho thuê chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, khuyến khích tập trung đất đai để hình thành các trang trại lâm nghiệp, phát triển phƣơng thức nông lâm kết hợp. Cần sớm ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi phù hợp với Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ 01/ 7/ 2004, tránh sự thiếu đồng bộ nhƣ hiện nay.

Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn dến sự mâu thuẫn và chồng chéo trong các nội dung quy hoạch gây ra tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng đền bù tốn kém. Các quy hoạch này lại thiếu tính dự báo, thiếu tính khoa học là nguyên nhân khiến cho nhiều bản qui định phải liên tục bổ sung, điều chỉnh, gây mất ổn định trong chỉ đạo và quản lý.

- Việc hưởng lợi trên đất trồng rừng bao gồm gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, các sản phẩm nông- lâm - ngư kết hợp và các lợi ích khác từ rừng cần được mở rộng cho các chủ rừng vì thời gian đầu tư vào rừng để có thu hoạch là rất lâu dài. Có tăng giá trị hưởng lợi từ rừng cho các chủ rừng thì nhà nước sẽ giảm dần việc bao cấp đầu tư bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và có như vậy chủ rừng mới tích cực đầu tư vào xây dựng và phát triển vốn rừng. Vấn đề cần chú trọng giải quyết hài hoà giữa lợi ích nhà nước, tập thể và người lao động cùng tham gia quản lý rừng.

- Trong thời gian tới, các biện pháp để phát huy tối ƣu hiệu quả của chính sách đất đai, giao đất, giao rừng đối với việc bảo vệ rừng là:

- Ban hành văn bản qui phạm qui định và hƣớng dẫn chi tiết quy trình, quy phạm, phƣơng pháp tiến hành quy hoạch sử dụng đất và giao đất

lâm nghiệp. Các quy trình, quy phạm đó phải có tính khả thi để các tỉnh, huyện, xã có thể thực hiện đƣợc.

- Mở rộng đối tƣợng đƣợc giao đất, giao rừng và hạn mức đƣợc giao – chỉ cần chủ rừng sử dụng đất đƣợc giao đúng mục đích và có hiệu quả.

- Đào tạo cán bộ cơ sở huyện, xã nhất là cán bộ địa chính để họ có thể tự xây dựng quy hoạch đất cấp xã. Cần sử dụng các chuyên gia về điều tra, quy hoạch là thành viên nhóm cộng tác để hỗ trợ địa phƣơng về khoanh vẽ và xây dựng bản đồ.

- Xây dựng các qui định liên ngành về điều chỉnh đất đai của các lâm trƣờng, nông trƣờng để bàn giao cho chính quyền huyện, xã giao cho dân trên nguyên tắc tất cả các diện tích rừng và đất trồng rừng gần thôn, bản kể cả rừng phòng hộ ít xung yếu sẽ giao cho dân quản lý và sử dụng.

3.3.1d. chính sách đối với chủ rừng.

Trong những năm qua, thực hiện giao đất, giao rừng cho các tổ chức,hộ gia đình, cá nhân quản lý nhà nước ta cũng đã quan tâm đến quyền lợi của các chủ rừng để gắn họ với nghề rừng, thực sự tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng như những chính sách về hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất trồng rừng được giao, đất có rừng, được chuyển nhượng, để lại thừa kế, bán thành quả lao động... cho người khác theo qui định của pháp luật. Đặc biệt là Nhà nước đã qui định về thời hạn giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp là 50 năm và có thể gia hạn tiếp. Với thời gian dài như vậy các chủ rừng thực sự yên tâm đầu tư phát triển rừng. Tuy nhiên, các qui định về quyền lợi của các chủ rừng còn nhiều điểm hạn chế chưa thực sự khuyến khích được họ chú trọng tới nghề rừng. Để các khu rừng trở nên thực sự có chủ, đồng thời tạo hành lang

pháp lý để các chủ rừng phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ và phát triển rừng, chúng ta cần nghiên cứu triển khai các biện pháp sau:

- Hoàn thiện chính sách giao đất, giao rừng, chính sách bảo đảm lƣơng thực cho ngƣời trồng rừng, bảo vệ rừng. Song song với việc phát triển lâm nghiệp cần phát triển nông nghiệp để tạo nguồn lƣơng thực ổn

định tại chỗ cho nhân dân trong vùng trồng rừng. Những khu rừng nào có

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)