2.2.4a.. Quyền lợi của chủ rừng
Thực hiện giao đất, giao rừng phải gắn với quyền lợi của chủ rừng (người nhận rừng, đất rừng).
Ngay tại điều 40- Luật BV&PTR qui định: Chủ rừng có những quyền lợi sau đây:
1. Được sử dụng rừng, đất trồng rừng ổn định lâu dài theo qui hoạch, kế hoạch, của nhà nước; được chủ động trong sản xuất, kinh doanh, trong quản lý sử dụng rừng theo qui định của pháp luật.
2. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng được giao, để lại thừa kế, chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác theo qui định của pháp luật.
3. Được đền bù, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng, được giao theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng trong trường hợp thu hồi rừng, đất trồng rừng qui định tại các điểm 1,2 và 5 điều 14 của luật này theo quy định của pháp luật.
4. Được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng, đất trồng rừng mang lại.
5. Được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trên rừng, đất trồng rừng được giao [11, Tr 32].
Cụ thể hoá quyền lợi của chủ rừng, được qui định ở nhiều các văn bản pháp luật khác. Tại điều 13 Nghị định 17/HĐBT ngày 17/1/1992 của HĐBT về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng có qui định về quyền lợi của chủ rừng như sau: “ Tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ, gây trồng, nuôi dƣỡng rừng
phòng hộ đƣợc tận thu lâm sản phụ, đặc sản thông thƣờng theo chính sách của Nhà nƣớc và đƣợc hƣởng các sản phẩm do sản xuất kết hợp tạo ra.
Tổ chức, cá nhân đƣợc giao đất trống để gây trồng rừng phòng hộ bằng vốn của mình có quyền sở hữu đối với sản phẩm thực vật rừng và đƣợc hƣởng nguồn lợi động vật rừng thông thƣờng. Nhƣng việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng thông thƣờng phải tuân theo qui chế rừng phòng hộ và điều lệ về săn bắt. Khi không còn yêu cầu hoặc khả năng sử dụng chủ rừng đƣợc chuyển nhƣợng rừng đó cho nhà nƣớc và đƣợc bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tƣ theo thời giá thị trƣờng và hiện trạng rừng.”[11, Tr 45]
Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp có qui định chi tiết quyền lợi và chính
sách đất đai đối với từng chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao đất, cho thuê đất.
- Đối với tổ chức được nhà nước giao đất lâm nghiệp có các quyền: + Các quyền được qui định tại các khoản 1,2,4,5,6,7, của điều 73 Luật đất đai. + Được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất theo qui định của pháp luật; được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
+ Các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế trong nước còn có quyền: thế chấp tài sản thuộc quyền quản lý của mình gắn liền với quyền sử dụng đất đó tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất kinh doanh; góp vốn hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất để tiếp tục sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp (theo khoản 1 điều 18 Nghị định 163/1999/ NĐ-CP) - Đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất lâm nghiệp có các quyền sau:
+ Các quyền qui định tại khoản 3 điều 3; điều 73 và khoản 3 điều 76 của Luật đất đai [11, Tr 432, 433].
+ Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước.
+ Miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất theo qui định của pháp luật; được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển rừng (khoản 1 điều 19 Nghị định 163/1999/NĐ- CP).
- Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp có các quyền sau:
+ Được hưởng các quyền qui định tại khoản 1,2,4,5,6,7,8 điều 73 Luật đất đai. Tuỳ theo phương thức trả tiền thuê đất cả thời gian thuê đất, trả tiền thuê đất cho nhiều năm hoặc trả tiền thuê đất hàng năm mà hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp có quyền qui định tại khoản 9 điều 1 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai và tổ chức được nhà nước cho thuê
đất lâm nghiệp có các quyền qui định tại khoản 12, điều 1 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng đặc dụng để bảo vệ và xây dựng; rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh; giao đất chưa có rừng thuộc qui hoạch rừng phòng hộ; giao rừng tự nhiên qui hoạch rừng sản xuất; thuê đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc qui hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng; thuê đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để kinh doanh cảnh quan, du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng được hưởng những quyền lợi qui định tại các điều 4,5,6,7,8,9,10,11- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTG ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. [11, Tr 452 - 457]
- Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng đặc dụng; nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên ở những vùng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường sinh thái; rừng phòng hộ ở vùng rừng ngập nước... được hưởng quyền lợi qui định từ điều 13 đến điều 22 Quyết định số 178/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [11, Tr 457 - 464].
Ngoài ra, chủ rừng còn được hưởng những ưu đãi về thuế, về vốn tín dụng, đầu tư, về tiêu thụ sản phẩm, về chính sách khoa học và công nghệ qui định trong Thông tư liên tịch số 28/1999/ TTLT ngày 3/2/1999 của Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 661/QĐTTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
2.2.4b. Nghĩa vụ của chủ rừng.
Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi nêu trên, chủ rừng cũng phải có nghĩa vụ trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Sử dụng rừng, đất trồng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao rừng, đất trồng rừng và theo quy chế quản lý và sử dụng rừng, đất trồng rừng.
- Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng rừng, đất trồng rừng.
- Đền bù, bồi hoàn theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng cho chủ có rừng, đất trồng rừng bị thu hồi để giao cho mình, theo quy định của pháp luật.
- Nộp thuế theo quy định của pháp luật.
( Điều 41- Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991) [11, Tr 32] Về chính sách đất đai
- Các tổ chức được nhà nước giao đất lâm nghiệp có các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1,2,3,6,7 điều 79 của luật đất đai, nộp thuế, địa chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (Khoản 2- Điều 18- Nghị định 163/1999/NĐ- CP) [11, Tr 432]
- Đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất lâm nghiệp có các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1,2,3,4,6,7 Điều 79 Luật đất đai; thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
(Khoản 2 Điều 19 Nghị định 163/1999/NĐ- CP) [11, Tr 432, 433)
- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp có các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1,2,3,4,67 - Điều 79 Luật đất đai; nộp tiền thuê đất, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
(Khoản 2 - Điều 20 Nghị định 163/1999/NĐ- CP)[11, Tr 433] Về trách nhiệm của chủ rừng khi khoán bảo vệ rừng:
- Phải xác định rõ diện tích, hiện trạng rừng, vị trí ranh giới trên bản đồ và trên thực địa đối với việc khoán bảo vệ hiện có.
- Phải tuân thủ quy hoạch, quy trình kỹ thuật và thiết kế cụ thể do cấp có thẩm quyền của ngành lâm nghiệp duyệt để khoán đến hộ theo các công đoạn tạo rừng mới cho đến khi định hình đối với việc khoán khoanh nuôi tái sinh rừng hoặc trồng mới trên đất chưa có rừng.
- Xây dựng kế hoạch, các biện pháp bảo vệ, chống cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng và hướng dẫn các hộ nhận khoán thực hiện các biện pháp đó.
- Thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng khoán.
(Theo điều 5- Quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừngvà trồng rừng ban hành kèm theo Quyết định số 202/TTg ngày 2/5/1994) [11, Tr 415]
Trách nhiệm của chủ rừng trong việc bảo vệ các loài động thực vật rừng hoang dã quý hiếm.
- Tổ chức khoanh giữ các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm.
- Lập bản đồ, sổ sách theo dõi số lượng, trữ lượng của từng loại thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm trên diện tích rừng được giao.
- Xây dựng nội quy, lập bản niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng và từng cây cá biệt.
- Xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi này trên diện tích rừng và đất trồng rừng được giao
- Kịp thời báo cáo với cơ quan chính quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương, về diễn biến tình hình thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao (Điều 11 - Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ) [11, Tr 175].
Nghĩa vụ của chủ rừng trong việc phòng cháy chữa cháy:
Như chúng ta đã biết, cháy rừng là một thảm hoạ gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng nhân dân, suy thoái môi trường... Theo thống kê hiện nay ở Việt Nam, trong số 9 triệu hecta rừng của cả nước thì có 56% diện tích rừng dễ bị
cháy đặc biệt là các rừng tràm ở Nam bộ. Diện tích rừng trung bình bị cháy mỗi năm khoảng từ 20.000 đến 30.000 hecta [45]. Cháy rừng thường do con người gây ra khi phát nương du canh, săn bắn, khai thác kim loại, nấu ăn, sưởi ấm, lấy mật ong hoặc nhựa cây...Chính vì vậy, pháp luật đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chữa cháy rừng. Trong đó chủ rừng là chủ thể trực tiếp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng và chữa cháy rừng. Theo quy định tại điều 6 Quy định về phòng cháy chữa cháy rừng Ban hành kèm theo Nghị định số 22/CP ngày 9/3/1995 của Chính phủ. Mọi chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng sau đây:
1. Đối với diện tích rừng tập trung, chủ rừng phải xây dựng các công trình phòng cháy như: đường ranh cản lửa, kênh mương ngăn lửa, chòi canh lưả, biển báo, biển cấm lửa, hệ thống thông tin liên lạc, cải tạo xây dựng suối, hồ, kênh mương... để dự trữ nước chữa cháy rừng. Đồng thời phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan kiểm lâm sở tại.
2. Đối với diện tích rừng phân tán của nhiều chủ rừng, cơ quan kiểm lâm địa phương phải xậy dựng phương án phòng cháy rừng và hướng dẫn tổ chức thực hiện. Các chủ rừng có trách nhiệm thực hiện và có nghĩa vụ đóng góp kinh phí để thực thi phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Khi thiết kế trồng rừng tập trung phải thiết kế các công trình phòng cháy rừng và phải được cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh thông qua. Không trồng rừng ở những nơi chưa thiết kế các công trình phòng cháy rừng; khi trồng rừng phải đồng thời thi công ngay các công trình phòng cháy rừng.
4. Trong quá trình trồng rừng nhất là trồng các loại cây dễ cháy như Thông, Tràm và các cây họ dầu, cần phải áp dụng các biện pháp lâm sinh như trồng rừng hỗn giao nhiều tầng, xây dựng băng xanh cản lửa (phải chọn loài cây có khả năng chịu lửa).
5. Ở những trọng điểm dễ cháy và ở những nơi có điều kiện thực hiện thì áp dụng biện pháp tu bổ, chăm sóc, vệ sinh rừng hoặc biện pháp “đốt trƣớc có
điều khiển” vào trước mùa khô hanh nhằm giảm nguồn vật liệu cháy.
6. Trong mùa khô hanh phải tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác, phát hiện lửa rừng và kịp thời cứu chữu khi xảy ra cháy rừng.
7. Có kế hoạch từng bước trang bị những thiết bị và phương tiện phòng và chữa cháy rừng cần thiết. Kết hợp giữa thủ công với cơ giới để từng bước hiện đại hoá công tác phòng cháy, chữa cháy rừng [11, Tr 512].
Tóm lại: thực hiện chủ trương giao đất giao rừng trong công tác bảo vệ và
phát triển rừng để rừng thực sự có “chủ”, nhà nước đã qui định khá rạch ròi và chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng. Đây là bước tiến rất lớn về mặt luật pháp đã góp phần không nhỏ vào việc tăng diện tích rừng, nâng độ che phủ rừng từ 28% lên 35% trong những năm qua.
2.2.5. Bảo vệ các loài động thực vật hoang dã quý hiếm và đa dạng sinh học
Động vật, thực vật rừng hoang dã quý hiếm là những tài nguyên sinh vật vô cùng quan trọng của quốc gia, vừa có giá trị cao về mặt khoa học và kinh tế, vừa có ảnh hưởng quan trọng tới môi trường sinh thái. Quản lý và bảo vệ chặt chẽ các động thực vật rừng hoang dã, quý hiếm chính là hành động bảo vệ môi trường rừng, đảm bảo cho các tài nguyên sinh vật rừng quý hiếm khỏi nguy cơ cạn kiệt dẫn đến tuyệt chủng, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. Chính vì thế, bảo vệ động thực vật rừng hoang dã quý hiếm được coi là mục tiêu, nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của pháp luật bảo vệ rừng.
Điều 19- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 qui định; “Việc khai
thác các loại thực vật rừng, săn bắt động vật rừng phải tuân theo qui định của nhà nƣớc về quản lý, bảo vệ thực vật, động vật rừng. Những loài động vật, thực vật rừng quý hiếm phải đƣợc quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt. Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ những loại thực vật, động vật rừng quý hiếm do Hội đồng bộ trƣởng qui định” [11, Tr 25].
Việc xuất khẩu động thực vật rừng phải được Bộ lâm nghiệp cho phép. Việc nhập nội giống động thực vật rừng phải đảm bảo những nguyên tắc sinh học và những qui định về kiểm dịch quốc gia không gây hại đến hệ sinh thái và phải được Bộ lâm nghiệp cho phép.
(Theo điều 25- Luật bảo vệ và phát triển rừng) [11, Tr 27]
Ngày 17/1/1992 , Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 18/HĐBT qui định danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm và chế độ bảo vệ, trong đó nêu rõ: Mọi diện tích rừng trong cả nước có thực vật, động vật rừng quý hiếm đều phải được xác định trên bản đồ và trên thực địa. Những vùng, những khu tập trung nhiều thực vật, động vật rừng quý hiếm cần được khoanh giữ, tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ, có nội qui và bản niêm yết bảo vệ. Cơ