Chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới:

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63)

Nông thôn của các nước đang phát triển ở châu Á có điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối giống nhau và đặc biệt có một thực tiễn xã hội tương tự của cư dân miền núi, đó là: du canh, du cư, đốt phá rừng làm nương rẫy, dân số tăng nhanh, nhiều vùng miền núi và nông thôn chưa tự cấp, tự túc được nhu cầu

lương thực, thực phẩm, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, gỗ là nhiên liệu duy nhất. Tác động của các chính sách vĩ mô, các chủ trương của nhà nước làm thay đổi bộ mặt phát triển kinh tế xã hội và văn hoá miền núi còn rất ít. Nhân dân nghèo khổ sống trên các vùng cao còn dựa chủ yếu vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ phải phá rừng, khai thác tài nguyên rừng để tồn tại. Cuộc sống người dân nằm trong vòng luẩn quẩn đói nghèo. Nghèo thì phá rừng và càng phá rừng thì cuộc sống ngày càng nghèo khổ, kèm theo là thiên tai lũ lụt hàng năm do nước đầu nguồn đổ về. Chính từ thực tiễn đó, sự báo động về nhu cầu bảo vệ các khu rừng đầu nguồn bằng các biện pháp khác nhau ngày một tăng. Các biện pháp bảo vệ, sử dụng đất bền vững, canh tác nông lâm nghiệp được triển khai, trong đó chính sách phát triển hoạt động xã hội hoá lâm nghiệp (tư nhân hoá việc bảo vệ rừng) là một giải pháp và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của nó ở nhiều nước.

2..3.2a. Ở Trung Quốc

Rừng và đất rừng được hiến pháp xác định thuộc sở hữu nhà nước hay tập thể. Rừng thuộc quyền quản lý của tập thể chiếm 155 triệu ha, tương ứng 61% tổng diện tích đất nông nghiệp [10, Tr 172]. Sau nhiều năm, do nhiều nguyên nhân tài nguyên rừng bị tàn phá nhanh chóng. Theo Guang Xin Cao – riêng tỉnh Hồ Nam, một tỉnh thuộc vùng Tây- Nam Trung Quốc, tỷ lệ che phủ rừng đã bị giảm một nửa do sự thay đổi chính sách và sự tàn phá tài nguyên do khai thác gỗ và các hoạt động khác.

Những năm 70 Trung Quốc thực hiện cuộc cải cách kinh tế xã hội đã làm thay đổi cơ bản cuộc sống và sản suất ở các vùng nông thôn. Quản lý bảo vệ đất và rừng trước kia dựa vào các HTX và tập thể hợp nhất đã được thay bằng việc quản lý của hộ gia đình thông qua các hệ thống hợp đồng trách nhiệm. Theo cách này người nông dân cảm nhận được mình là chủ của các tài nguyên đó. Hơn nữa, lực lượng lao động dư thừa trước đây ở các vùng nông thôn thì nay các hộ huy động, bổ sung vào các hoạt động bảo vệ rừng. Từ đó, phương thức quản lý theo hộ được mở rộng nhanh chóng. Trung Quốc đã rất thành công từ

đầu những năm 80 khi chính sách lâm nghiệp mềm dẻo đã khuyến khích nhân dân vào nghề làm rừng. Chỉ riêng nửa đầu năm 1984, 20 triệu hecta rừng đã được giao cho 50 triệu hộ gia đình để xây dựng các vườn nhỏ và vườn quả. Cuối năm 1984 đã có 4 triệu hộ gia đình nông dân chuyển làm nghề rừng và 175000 trại rừng tập thể đã được thành lập với diện tích quản lý 17 triệu hecta [10]. Công tác quản lý rừng đầu nguồn ở lưu vực các con sông ở Trung Quốc trước kia đơn thuần là phòng ngừa và bảo vệ, từ khi thực hiện phương thức quản lý theo hộ, vì lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài, người nông dân quan tâm đầy đủ đối với việc cân nhắc, phòng ngừa, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Các biện pháp dài hạn và trung hạn phối hợp với nhau rất tốt. Những lợi ích thu hoạch hàng năm được trích lại một phần cho việc trồng rừng cũnh như kỹ thuật phòng hộ khác. Việc sử dụng đất dốc để trồng cây ngắn ngày dần được thay thế bởi trồng rừng, cây ăn quả và chăn nuôi. Kết quả đó là làm tăng nguồn thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân.

Ở Trung Quốc lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức theo 4 loại chính : - Trang trại lâm nghiệp làng bản: nông dân cung cấp lao động tiền vốn. Hợp tác xã cấp đất để trồng rừng. Sau khi trồng rừng hợp tác xã thành lập trang trại lâm nghiệp, chọn cán bộ và nhân viên quản lý rừng chung đó. Thu nhập có được từ rừng, sau khi hoàn trả các chi phí cho nông dân, sẽ được phân phối lại cho gia đình theo vốn góp.

- Trang trại lâm nghiệp, cây đứng của thôn bản: sau năm 1978 nông dân được giao đất, giao rừng để quản lý các rừng phân tán đã được giao cho các hộ gia đình, nông dân đã thành lập trang trại lâm nghiệp ....theo hình thức tự nguyện. Giá trị của rừng được đánh giá theo sản lượng và giá bán. Các thành viên tham gia tổ chức đại hội bầu ban quản lý rừng của họ.

- Tổ chức liên kết lâm nghiệp: một số gia đình nông dân tự nguyện liên kết với nhau và thành lập các hợp tác xã trong sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Nhà nước hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để họ mở rộng sản xuất với các đơn vị khác. Các tổ hợp này có thể liên kết với các lâm trường quốc doanh, các xí

nghiệp chế biến gỗ, các xưởng làm giày... để phát triển sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp.

- Lâm nghiệp hộ gia đình: các gia đình ký hợp đồng để trồng hay quản lý khu rừng của nhà nước, tập thể hay trồng cây trên đất đã được giao.

Đối với các vùng núi cao, theo Guang Xa Cao (1994) lâm nghiệp cộng đồng được thể hiện ở các hình thức tổ chức sau :

- Cộng đồng tham gia kiểm soát và quản lý theo quy chế truyền thống. - Hình thành rừng cộng đồng do thôn bản quản lý: cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ và cùng phân phối lợi ích thu được từ rừng.

Bên cạnh chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng, nhà nước Trung Quốc cũng đã đề ra chính sách “ Tam định “ vào năm 1981. Trong đó xác định rõ 3 vấn đề: quyền sử dụng đất đồi núi, quyền sử dụng rừng và quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân tự sử dụng. Nhà nước cho phép phát triển nhiều hình thức trao đổi về quyền sử dụng đất rừng và rừng để khôi phục tình trạng đất trống đồi núi trọc và phân tán. Hiến pháp Trung Quốc năm 1987 và luật nông nghiệp năm 1993 cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo pháp luật. Luật bảo đảm tài sản cho phép dùng quyền sử dụng rừng hoặc cây rừng để cầm cố...

Luật lâm nghiệp năm 1984 yêu cầu mọi cá nhân và tổ chức phải trồng rừng.Trên khu vực đất trống, đồi núi trọc, tổ chức ngày trồng cây quốc gia vào 12/3 hàng năm.

2.3.2b. Chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở Ấn Độ.

Sau khi giành được độc lập, năm 1951 Ấn Độ tiến hành quốc hữu hoá các nguồn tài nguyên rừng và thực hiện luật cải cách ruộng đất. Chính phủ tiếp tục quản lý và khai thác rừng trên đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, đất làng bản bị thoái hoá, các nhu cầu cơ bản của người dân nhất là về chất đốt không được thoả mãn nên người dân đã xâm phạm và tàn phá rừng trong phạm vi đất lâm nghiệp do nhà nước quản lý. Đất đai bị suy thoái nghiêm trọng, rừng bị tàn phá, độ tán che suy giảm.

Diện tích đất thoái hoá đã lên tới 175 triệu hecta [10, Tr 160]. Vào cuối những năm 70, người ta nhận thấy rằng nếu nhu cầu cơ bản của người dân không được đáp ứng thì việc bảo vệ rừng trên đất lâm nghiệp của nhà nước là không thể thực hiện được. Vào đầu những năm 80, Chính phủ trung ương đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp làng bản và đất tư nhân. Nhà nước hỗ trợ 40% đầu tư chủ yếu là cây con, hạt giống. Sản phẩm thu được dành 25% cho chính phủ, 75% để lại cho cộng đồng [10, Tr 161]. Mục tiêu là với sự giúp đỡ của chính phủ, chương trình trồng rừng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu của người dân được thực hiện rộng rãi trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến cuối những năm 90, chương trình lâm nghiệp xã hội đều ít thành công vì phát triển không bền vững và chính sách lâm nghiệp công quản đã ra đời. Theo chính sách này, trên đất lâm nghiệp chính phủ và cộng đồng địa phương cũng quản lý các nguồn tài nguyên. Sau đó các sản phẩm gỗ sẽ được chia theo tỷ lệ hợp lý, còn các sản phẩm phụ được giao lại cho cộng đồng sử dụng.

2.3.2c. Chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở Thái Lan.

Từ trước những năm 50, Thái Lan có những khu rừng gỗ ...rộng lớn, đặc biệt là rừng gỗ Tếch. Gỗ Tếch là một loại lâm sản xuất khẩu quan trọng (đứng sau lúa gạo) của Thái Lan. Hơn nữa, diện tích đất của Thái Lan được che phủ bởi những dải rừng nhiệt đới. Khi đó, Bộ Lâm nghiệp Hoàng gia đã không nhận thức được sự cạn kiệt nhanh chóng của nguồn tài nguyên này với một tốc độ không thể kiểm soát được. Do áp lực về dân số, đất rừng ở những vùng hồ hứng nước đã bị chuyển nhanh chóng thành đất nông nghiệp qua 3 thập kỷ.

Từ đó, người dân Thái Lan đã phải chịu những trận lũ lụt thường xuyên vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, đất rừng thì ngày càng giảm nghiêm trọng. Bộ Lâm nghiệp Hoàng gia đã phải báo động về những vấn đề thiên tai. Năm 1973 có 4 trạm phục hồi rừng lưu vực được thành lập dưới sự quản lý điều phối của Bộ Lâm sinh, Bộ Lâm nghiệp. Bốn trạm phục hồi rừng lưu vực ra đời nhằm bảo vệ bằng được những vùng rừng còn sót lại khỏi bị mất do hiện tượng du canh du cư của những người dân thiểu số địa phương. Đồng thời các trạm đó

cũng thực hiện chức năng phục hồi các vùng rừng bị mất bằng nhiều loài cây khác nhau.

Tiếp đó là Cục quản lý lưu vực được thành lập vào năm 1981 trực thuộc Bộ Lâm nghiệp Hoàng gia. Cục có chức năng quản lý các vùng lưu vực bao gồm: phục hồi và trồng lại rừng ở những vùng du canh du cư, tổ chức lại dân cư cho những người thiểu số địa phương và giới thiệu cho họ trồng các loài cây kinh tế ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra, Cục quản lý lưu vực cũng bảo vệ các khu rừng còn lại ở xung quanh những vùng hồ hứng nước.

Hàng năm, chính phủ đã đầu tư để Cục quản lý lưu vực cứu những vùng lưu vực quan trọng thông qua việc trồng rừng. Vì vậy mà hơn 200.000 hecta vùng rừng .... về cơ bản đã được phục hồi. Năm 1996, nhà vua Thái Lan đã mời các tổ chức phi chính phủ và chính phủ đến lập phương án trồng 800.000 hecta rừng trong cả nước để bảo vệ những khu rừng còn lại khỏi bị xâm phạm trái phép [27, Tr 38], Bộ Lâm nghiệp Hoàng gia đã thành lập các đơn vị giám sát rải rác khắp đất nước. Các đội tuần tra mặt đất và trên không được hình thành.

Để bảo vệ các vùng lưu vực khỏi bị chuyển sang các mục đích sử dụng khác, chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn chương trình phân cấp lưu vực do Uỷ ban phân cấp lưu vực đưa ra ngày 28/5/1995. Tất cả các lưu vực và các vùng rừng nước trong vương quốc được chia thành 5 cấp. Những vùng được chia ở cấp 1 bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến vùng đều bị ngăn cấm nghiêm ngặt. Nhiều làng bản trong vùng này đều được di chuyển đến vùng khác. Với người có ít đất hoặc không có đất :

- Thực hiện kế hoạch định cư tự nguyện cho những người dân du canh du cư trên cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội và giúp đỡ người dân phát triển sản xuất kết hợp nông- lâm nghiệp.

Mô hình làng lâm nghiệp được thực hiện thành công và có nhiều khả năng phát triển ở vùng Đông Bắc Thái Lan.

Phần Lan với 3/4 bề mặt lãnh thổ là rừng, nhà nước cho phép tư nhân sở hữu tới 62% diện tích đất lâm nghiệp. [33] Tỷ lệ rừng của tư nhân đóng góp vào lượng tiêu thụ gỗ hàng năm trong nước khoảng 80%. Nhà nước chỉ sở hữu 25% [33] đất rừng và các diện tích đất này chủ yếu được sử dụng nhằm mục đích bảo tồn và giải trí. Cơ cấu chính sách lâm nghiệp quốc gia của Phần Lan dựa trên các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững được thông qua tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Rio cle janerio năm 1992 và các nguyên tắc quản lý rừng bền vững được thông qua trong Thông tư hội nghị Bộ trưởng của Helsinki về bảo vệ rừng tại châu Âu năm 1993. Các văn bản pháp luật quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo vệ rừng hiện hành của Phần Lan là Luật lâm nghiệp 1997, Luật bảo tồn thiên nhiên, Luật hành động tài trợ vì ngành lâm nghiệp bền vững năm 1997.

Có thể nói thành công của pháp luật Phần Lan trong việc bảo vệ rừng chính là sự phân chia quyền sở hữu rừng một cách rõ ràng. Chính phủ có chính sách hướng dẫn và giám sát việc quản lý rừng của các chủ rừng. Các vấn đề của người bản xứ và của các cộng đồng địa phương được xem xét một cách thận trọng trong các đạo luật của Phần lan.

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63)