Hợp tác quốc tế bảo vệ rừng:

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 56)

Quan hệ và hợp tác quốc tế để bảo vệ rừng đã từ lâu được coi là một nội dung quan trọng trong chính sách pháp luật của Việt Nam về bảo vệ rừng.

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, tại điều 42 ghi rõ: “Nhà nƣớc

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mở rộng quan hệ và hợp tác với các nƣớc, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trong lĩnh vực điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ, bảo vệ rừng, gây trồng rừng và chế biến lâm sản”[11, Tr33].

Dưới góc độ pháp lý, quan hệ hợp tác quốc tế bảo vệ rừng của nhà nước Việt Nam với các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước thể hiện trên các phương diện chủ yếu như phê chuẩn và thực hiện các điều ước quốc tế; hợp tác xây dựng, hoàn thiện các chính sách, thể chế pháp luật quốc gia về bảo vệ rừng; hỗ trợ đào tạo về năng lực pháp lý cho các cơ quan, cán bộ thực thi pháp luật...

Trong số các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ rừng mà nhà nước Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quan trọng nhất là Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm (CITES) 1973, Công ước về đa dạng sinh học (CBD) 1992. Việt Nam phê chuẩn hai công ước này vào năm 1994.

Công ước CITES qui định về thương mại quốc tế các loài động, thực vật quý hiếm và các sản phẩm được làm ra từ chúng nhằm hạn chế và ngăn chặn nạn săn bắt, khai thác quá mức dẫn đến hiểm hoạ tuyệt chủng các loài động thực vật này. CITES đã xác định những giống loài bị đe doạ để đưa chúng vào 3 phụ lục là: Các giống loài bị đe doạ tuyệt chủng, các giống loài hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủngvà các giống loài để bảo vệ ở mức quốc gia.

Phụ lục I của CITES ghi nhận những giống loài bị đe doạ tuyệt chủng có thể bị ảnh hưởng do thương mại. Về nguyên tắc CITES không cho phép buôn bán các loài ghi trong phụ lục I . Tuy nhiên, cũng có một điều khoản loại trừ cho phép đạt được việc xuất khẩu để buôn bán các giống loài này. Tại điều 3 của CITES quy định về khả năng được phép xuất khẩu khi được sự đồng ý của 2 cơ quan quốc gia về khoa học và quản lý xuất nhập khẩu. Cơ quan khoa học phải đảm bảo việc xuất khẩu động vật không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của các giống loài, đồng thời đảm bảo người nhập khẩu có khả năng thực tế nuôi và chăm sóc chúng. Cơ quan quản lý cần đảm bảo việc xuất khẩu là không trái với luật pháp quốc gia về bảo vệ động thực vật rừng và việc chuyên chở bằng đường thuỷ các loài động vật đang sống sẽ phải làm để giảm thiểu rủi ro và thương tổn, đồng thời việc cấp giấy phép xuất khẩu chỉ đạt được khi người nhập khẩu đã có giấy phép nhập khẩu. [15]

Phụ lục II của CITES ghi những giống loài hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng nhưng có khả năng bị đe doạ nếu việc thương mại không được quy định nghiêm ngặt. Quy định về thương mại các giống loài trong phụ lục II không quá nghiêm ngặt như trong phụ lục I, các giống loài ở đây được phép xuất khẩu để buôn bán. Giấy phép xuất khẩu được cấp khi cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu đảm bảo việc xuất khẩu sẽ không gây thiệt hại về sự tồn tại của giống loài

và vật mẫu bán không trái với pháp luật của nhà nước, trong trường hợp một tiêu bản sống thì cơ quan quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo các rủi ro và thương vong hay ảnh hưởng sức khoẻ giống loài là tối thiểu. [15]

Phụ lục III của CITES ghi các giống loài mà bất cứ thành viên nào cũng có thể xác định theo qui định của pháp luật với mục đích ngăn ngừa hoặc cấm khai thác và cần sự hợp tác của các bên trong việc kiểm soát thương mại. Một giấy phép xuất khẩu có thể được cơ quan quản lý xuất khẩu cấp. Cơ quan này phải đảm bảo việc xuất khẩu không trái với luật pháp quốc gia về bảo vệ động thực vật và việc vận chuyển bằng đường thuỷ các giống loài sống sẽ được làm theo phương pháp để giảm thương vong hay nguy hại cho giống loài của quốc gia xuất khẩu. Việc nhập khẩu các giống loài trong phụ lục III được yêu cầu phải xuất trình giấy chứng nhận về nguồn gốc được nhập từ đâu, theo phụ lục nào, phương pháp xuất khẩu (Điều 5). Điều này cho phép các bên nhận được trợ giúp của các nước khác nhằm bảo vệ và bảo tồn giống loài. [15]

Theo CITES , các nước tham gia công ước phải có biện pháp thích hợp để cấm buôn bán giống loài và các sản phẩm làm ra từ chúng mà công ước đã xác định. Các nước thành viên CITES được phép trừng phạt đối với hành vi buôn bán hay sở hữu trái phép các giống loài và sản phẩm chế biến từ chúng, đồng thời tịch thu hoặc trả lại cho các nước xuất khẩu các giống loài hay sản phẩm chế biến từ chúng thu được. [15]

Công ước về đa dạng sinh học gọi tắt là CBD, nhằm vào các mục tiêu chủ yếu là bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng lâu bền các nhánh của đa dạng sinh học; chia sẻ một cách công bằng lợi ích có từ việc sử dụng các nguồn gen. Các phương thức cơ bản để thực hiện các mục tiêu trên là thông qua tiếp cận hợp lý các nguồn gen, chuyển giao công nghệ phù hợp và đầu tư hợp lý. [16]

Theo CBD các quốc gia có chủ quyền khai thác tài nguyên của mình theo Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế để thực hiện các chính sách môi trường của mình. Công ước xác định “đa dạng sinh học sự khác biệt

trong địa quyển, ở biển và các phức hợp về sinh thái mà chúng là một bộ phận; nó cũng bao gồm đa dạng trong giống loài, giữa các giống loài và các hệ sinh thái”. [16] Như vậy, việc tham gia và thực hiện CBD có mối quan hệ

mật thiết với hoạt động bảo vệ rừng ở Việt Nam, bởi lẽ bảo vệ đa dạng sinh học bao hàm cả việc bảo vệ các tài nguyên sinh vật rừng gồm các nguồn gen, các vật thể sống hay các bộ phận của quần thể và bất kỳ nhánh nào khác của hệ sinh thái rừng; bảo vệ rừng là một bộ phận của bảo vệ sự đa dạng của môi trường sinh học.

CBD được áp dụng cho mỗi thành viên tham gia công ước trong phạm vi khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia. Công ước nêu rõ các vùng pháp lý của quốc gia và các vùng phía bên ngoài mà không cần quan tâm tới việc chúng xảy ra ở đâu. Nội dung của công ước về bảo tồn tính đa dạng sinh học được phân ra thành các điều khoản về bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi, tức là bảo vệ các hệ sinh thái các nơi cư trú của các giống loài trong môi trường tự nhiên và bảo vệ các nhánh đa dạng sinh học là phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.Trong quá trình đó vai trò của các chính phủ trong việc xây dựng các phương pháp sử dụng lâu bền các tài nguyên sinh vật ở vùng tự nhiên và hỗ trợ dân chúng bản địa trong các vùng đa dạng sinh học bị suy thoái là hết sức quan trọng.

CBD đặt ra và giải quyết các vấn đề về tiếp cận tài nguyên di truyền, tiếp cận việc nghiên cứu, tiếp cận và chuyển giao công nghệ như là những phương thức cơ bản để đạt được các mục tiêu mà công ước đề ra. Theo điều 15 của CBD thì các quốc gia có chủ quyền xác định việc tiếp cận các nguồn gen. Các bên tham gia được đưa ra điều kiện tiếp cận các nguồn gen để sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường. Khi tiếp cận đến những nguồn gen cụ thể, việc này được thoả thuận nhiều bên và được thông báo trước cho bên cung cấp nguồn. Công ước cũng qui định các quốc gia cần xây dựng các chính sách luật pháp, cơ chế hành chính và tài chính thích hợp để chia sẻ hợp lý với kết quả triển khai và lợi ích ừ việc buôn bán và sử dụng liên quan đến nguồn gen. Điều 16 của CBD qui định các bên tiếp cận và thực hiện chuyển giao cho các bên khác những công nghệ phù hợp cho việc bảo vệ và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học. [16]

Các điều khoản thực hiện CBD chú trọng đến việc hợp tác nghiên cứu, đào

tạo, giáo dục nâng cao kiến thức về quản lý, tăng cường trao đổi thông tin khoa học, kỹ thuật cho việc bảo vệ và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học, đặc biệt ở khía cạnh tài chính thì các nước phát triển là thành viên phải cung cấp nguồn tài chính cho các nước đang phát triển để các nước này đáp ứng được các chi phí cho việc thực hiện công ước.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện CITES và CBD. Nhiều văn bản pháp lý quan trọng đã được nhà nước ban hành để thực hiện việc bảo vệ các loài động thực vật rừng hoang dã và bảo vệ tính đa dạng sinh học của chúng như các chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, quản lý và bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm, về các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã, về phòng cháy chữa cháy rừng...v..v. Các cơ quan quản lý và khoa học nòng cốt được giao nhiệm vụ thực hiện các công ước trên là Bộ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT... và các cơ quan khoa học như Trung tâm khoa học tự nhiên quốc gia (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật), Đại học Quốc gia Hà Nội (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường)... đã có sự hợp tác, phối hợp hành động tương đối tốt với các tổ chức quốc tế như Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) và nhiều tổ chức quốc tế khác... Các tổ chức quốc tế đã hợp tác và trợ giúp trong việc khảo sát đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động thực vật rừng hoang dã quý hiếm như ở vùng rừng Mường Né (Lai châu), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Chư Mom Rây (Kon Tum)..., thực hiện nhiều chương trình bảo tồn tê giác, voi, hổ, bò rừng, bảo tồn và cứu hộ các loài linh trưởng...

Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường rừng trên phương diện hợp tác xây dựng và hoàn thiện các chính sách, thể chế pháp luật quốc gia được thực hiện chủ yếu thông qua các dự án. Từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế dẫn đến yêu cầu từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật

kinh tế nói chung, hệ thống pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nói riêng, nhiều chương trình hợp tác quốc tế đã được thực hiện. Có thể nêu ra một số dự án tiêu biểu như: Dự án VIE/94/003 về “tăng cƣờng năng lực pháp luật tại Việt

Nam” được ký kết và thực hiện giữa Bộ Tư Pháp, đại diện cho chính phủ nước

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chương trình phát triển của Liên hợp quốc- UNDP, trong đó có đề cập đến vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường; dự án “Cải cách hành chính lâm nghiệp” (REFAS) và Dự án “ Phát triển lâm nghiệp xã hội “(SFDP) được ký kết giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam với Bộ hợp

tác và phát triển kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức; đặc biệt mới đây, để làm phương hướng cho hành động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học trong đó có hệ sinh thái rừng, với sự trợ giúp của dự án Quỹ môi trường toàn cầu –GEF-VIE/01/G31, Bộ KHCN&MT đã trình lên Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Nằm trong khuôn khổ của các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường thiên nhiên, trong đó đặc biệt là môi trường rừng ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hết sức chú trọng đến công tác hợp tác đào tạo cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực pháp lý, kiến thức và kinh nghiệm quản lý cũng như khả năng thực thi các chính sách, thể chế của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm, nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo với các tổ chức quốc tế như UNDP, FAO, WB, ADB, EU, SIDA.... bằng việc cử cán bộ đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài hoặc đón chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để đào tạo.

Những kết quả nổi bật từ chính sách hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước trong thời gian qua nhất là trên cơ sở các công ước CBD, CITES và các qui định của pháp luật Việt Nam, các cơ quan và tổ chức quốc tế đã hợp tác với chính phủ Việt Nam tổ chức được nhiều hoạt động có hiệu quả trong việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái rừng, bảo vệ da dạng sinh học của rừng Việt Nam, nhận thức về bảo vệ rừng trong cán bộ, trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và ngay cả của người

hướng tới sự phát triển bền vững và cố gắng thực hiện những gì đã cam kết. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những thành quả ban đầu. Trên thực tế chúng ta đang thiếu một sự chỉ đạo (hay một cơ quan chỉ đạo) thống nhất, nhất quán và thường xuyên. Hơn thế nữa, các vấn đề về nguồn nhân lực (thiếu các cán bộ có trình độ ngoại ngữ kết hợp với chuyên môn giỏi có kinh nghiệm về bảo tồn...) và các cơ chế chính sách khuyến khích (vừa thiếu lại hay thay đổi gây mất niềm tin) luôn là những trở lực lớn của Việt Nam trên con đường hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 56)