Kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ rừng:

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 69)

pháp luật bảo vệ rừng.

Qua tìm hiểu về chính sách pháp luật bảo vệ rừng ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy vấn đề mất rừng và suy thoái rừng là vấn đề mang tính toàn cầu. Mỗi quốc gia có một hướng đi riêng để bảo vệ rừng và khôi phục lại những cánh rừng đã bị mất. Tuy nhiên, chính sách bảo vệ rừng nào gần với quyền lợi của nhân dân thì đạt được kết quả và bền vững như trường hợp của Trung Quốc và Phần Lan là ví dụ điển hình.

Đối với Việt Nam, trong nhiều thập kỷ rừng là tài sản quốc gia và được nhà nước quản lý, sử dụng chủ yếu thông qua các lâm trường quốc doanh. Ngày nay, hàng loạt những cánh rừng đã suy kiệt do nhiều nguyên nhân và các lâm

trường quốc doanh cũng không còn “việc” để làm. Vấn đề đặt ra là bằng biện pháp nào để khôi phục lại rừng.

- Chúng ta đã thực hiện giao đất giao rừng tới các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình để rừng có “chủ” thực sự chăm sóc trồng và tái tạo rừng. Vấn đề đặt ra là xây dựng chính sách đối với chủ rừng để họ gắn bó được với rừng và sống được với “nghề” rừng.

- Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ rừng và các văn bản pháp luật liên quan như luật đất đai...

- Nghiên cứu xây dựng chính sách lâm nghiệp cộng đồng như mô hình của Trung Quốc, phát triển lâm nghiệp làng bản gắn người dân miền núi với rừng.

- Phát huy tinh thần trồng cây gây rừng trong cả nước vào ngày lâm nghiệp Việt Nam.

- Tiến tới “tƣ hoá” việc quản lý bảo vệ rừng. Nhà nước chỉ xây dựng chính sách và quản lý những vùng rừng trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia.

Chúng ta đã thành công trong chính sách khoán nông và hi vọng trong những năm tới chính sách “ khoán lâm” sẽ đạt được thành quả to lớn trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁT LUẬT BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)