HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 71)

Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuộc khu vực Đông Nam châu Á với diện tích lãnh thổ hơn 330000 km2, vừa giáp ranh giới chí tuyến Bắc vừa tiếp giáp với Đại dương mênh mông. Hầu hết các vùng của đất nước có lượng mưa trung bình khoảng 2000mm, có vùng đạt tới 3000mm.

Diễn biến rừng Việt Nam những năm qua (ha)

Diện tích rừng trồng (ha) 15.000.000 1943 10.000.000 5.000.000 0 1975 1985 1990 1993 1999 Năm Ha 1970 Năm 1980 1985 1990 1995 1998 1999 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 Ha

Nước Việt Nam trước đây được bao phủ kín một thảm rừng nhiệt đới thường xanh. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp cận nhiệt đới cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng thiên nhiên, đa dạng sinh học về rừng. Kiểu rừng rậm nhiệt đới thường xuyên mưa mùa là chiếm ưu thế hơn cả, các khu rừng lá kim xuất hiện nhiều ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Các kiểu rừng khác nhau như rừng thưa rụng lá, nửa rụng lá, rừng lá kim phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ và một phần nhỏ ở phía Tây Bắc, rừng khô cây họ dầu thường ở các tỉnh vùng cao, ven biển châu thổ sông Mê Kông và sông Hồng, rừng Tràm ở Nam bộ hay rừng hỗn hợp loài tre nứa ở rất nhiều nơi.

Hệ sinh thái rừng Việt Nam được đánh giá là đa dạng và phong phú về chủng loại. Ngoài những loại thực vật, động vật đặc hữu địa phương, Việt Nam còn là nơi gặp gỡ của 3 luồng thực vật từ nam Trung Hoa, Hymalaya và Inđônêxia. Rừng Việt Nam có nhiều loài gỗ quý như Đinh, Lim, Sến, Táu, Hoàng đàn, Pơnu, Thông đỏ,... Theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng, Việt Nam có khoảng 12000 loài cây, trong đó có khoảng 7000 loài thực vật có mạch, 1000 loài đặc hữu của Việt Nam, có ít nhất 1000 loài cây đạt kính cỡ lớn, 354 loài có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm trong đó có ít nhất 50 loài có chất lượng gỗ cao, 42 loài thực vật quý hiếm. Ở Việt Nam có nhiều loài tre nứa trong đó có 40 loài có giá trị thương mại, 40 loài song mây, 1800 loài cây làm dược liệu. Theo kết quả điều tra bước đầu, rừng Việt Nam có khoảng 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loài cây cho ta nanh, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo, 800 loài rêu, 600 loài nấm [9, Tr 15]. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật trong các khu rừng nhiệt đới ở Việt Nam ít nhất lên đến 12000 loài, trong đó có khoảng 2300 loài đang được nhân dân sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác [2].

Tài nguyên đặc biệt của rừng Việt Nam là cây thuốc. Do có một vị trí đặc biệt nên Việt Nam có khoảng 3000 loài dược thảo phân bố khắp các miền đất

nước. Có nhiều loài cây đặc hữu như Ba gạc, Sâm ngọc linh, Hoàng liên, Tam thất... Những loài có trữ lượng lớn như Vàng đắng, Ba kích, Bình vôi, Sa nhân, Nhân trần, Dừa cạn, Hà thủ ô,... [2]. Nhiều tỉnh đã khai thác các loài cây thuốc đem lại hiệu quả kinh tế cao như Lai Châu, trước đây đã bán cho nhà nước 50 tấn Xuyên khung, 70 tấn Thảo quả... Tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) mỗi năm đã thu hàng trăm tấn Xuyên khung, Bạch truật. Nhiều vùng đã gây trồng cây thuốc nhằm bảo tồn và phát triển kinh tế trồng Ba kích ở Quảng Ninh và Vĩnh Phúc, trồng Mộc hương, Hoàng liên ở Lào Cai, Yên Bái, trồng Đẳng sâm ở Sơn La... [34, Tr 9].

Rừng Việt Nam chứa đựng nguồn gen thực vật hết sức quý giá không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới, chẳng hạn như Trầm hương ( Eaglewood), Màng tang (Litseacubeba), Sam bông (Amenlotaxus argotenria), Cẩm lai (Dalbergia oliverii), Giáng hương (Pterocarrpus velatus), Pơmu (Tonkenia hodgiusii), Gụ mật (Sindora chochinchinesis), Kim giao (Padoearpus hennuyi). Hệ thực vật rừng ở Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chỉ là đặc hữu nhưng số loài đặc hữu chiếm đến 10% và tập chung ở 4 khu vực chính là khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở miền bắc, khu núi cao Ngọc Linh ở miền Trung và Tây Nguyên, khu vực núi cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và Bắc Trung bộ [2].

Hệ động vật rừng của Việt Nam cũng hết sức phong phú và đa dạng. Hiện nay các nhà khoa học đã thống kê được 275 loài thú, 1026 loài và phân loài chim, 82 loài lưỡng cư, 180 loài bò sát, 80 loài không xương sống ở cả cạn và ở nước [45, Tr 4] . Ngoài ra còn có hàng chục loài côn trùng, giáp xác thân mềm và cả một phức hệ sinh vật rừng độc đáo, có giá trị đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới, động vật giới rừng Việt Nam có nhiều loài đặc hữu gồm hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú: nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và có ý nghĩa lớn về bảo vệ như Voi, Tê giác, Bò rừng, Bò xám, Trâu rừng, Hổ, Báo, Hươu, Nai, Culy, Vượn, Voọc, Sếu, Cò,

Quắm, ... [45]. Đặc biệt là trong vòng vài năm trở lại đây chúng ta đã phát hiện ra 5 loài thú có vú lớn đóng góp cho khoa học Việt Nam và thế giới: Sao la (tên khoa học là Pseudoys nghetirhensis, được phát hiện năm 1992), loài Mang lớn (tên khoa học là Megarumtiacus vuquangensis, được phát hiện năm 1993), loài Mang nanh Trường Sơn (tên khoa học là Canimuntianus truongsonenis, được phát hiện năm 1995), loài Bò xám (tên khoa học là Pseudonovibos Spiralis được phát hiện vào năm 1937) và loài Pu hoạt (tên khoa học là Muntiacus Puhoatensis được phát hiện năm 1995) [45]. Điều này làm ngạc nhiên giới khoa học thế giới, bởi lẽ trong thế kỷ 20, toàn thế giới chỉ phát hiện được thêm 11 loài thú có vú mới. Mặc dù tài nguyên và hệ sinh thái rừng của Việt Nam được đánh giá là phong phú về loài, đa dạng về chủng loại, những số liệu đưa ra trên đây vẫn còn chưa đầy đủ song hiện nay chúng ta đang đứng trước một thực trạng là các hệ sinh thái rừng đang bị thu hẹp và suy thoái nghiêm trọng. Chỉ trong vòng hơn 40 năm, diện tích rừng nước ta đã mất đi hơn 5.000.000 hecta rừng do đốt nương làm rẫy, khai hoang không hợp lý, khai thác thú rừng không đúng kỹ thuật, cháy rừng, nhiễm chất độc trong chiến tranh,... [18, Tr 10].

Theo thống kê tài nguyên rừng năm 1993 (Viện điều tra quy hoạch rừng), nước ta còn khoảng 9,3 triệu hecta rừng, tỷ lệ che phủ so với diện tích cả nước là 28%, dưới mức đảm bảo an toàn sinh thái cho một quốc gia. Để đảm bảo an toàn sinh thái cho một quốc gia, mỗi nước cần có ít nhất một phần ba diện tích rừng che phủ phân bố đều và có trọng điểm. Điều đáng lưu ý ở nước ta là diện tích rừng phân bố không đều. Vùng đầu nguồn trọng điểm ở Tây Bắc chỉ còn 10% đến 11% diện tích rừng che phủ, lẽ ra ở vùng này cần có trên 50% diện tích rừng che phủ.

Do diện tích rừng che phủ giảm nên sông suối ở nước ta trong những năm vừa qua đã gây ra nhiều trận lũ lụt, lũ quét, hạn hán... liên tục, các hồ nước của các công trình thuỷ điện thường xuyên bị cạn kiệt. Một trong những nguyên nhân chính gây ra là do nạn tàn phá rừng. Chất lượng rừng ở nước ta cũng ngày càng giảm, nhiều loài cây và động vật quý hiếm ngày càng ít dần, và sách đỏ

ngày càng dày thêm, phần lớn rừng tự nhiên còn lại là rừng nghèo. Sách đỏ Việt Nam xuất bản năm 1996 đã công bố danh mục những loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam bao gồm :

- 356 loài thực vật trong đó đáng chú ý là các loài Bách xanh, Thông nước, Thông lá dẹt, Cẩm lai, Cà te, Gụ mật, Hoàng đàn, Trắc, Mun, Đinh nghiến, Kim giao... [2]

78 loài thú và 83 loài chim, trong đó đáng chú ý là các loài Voọc đầu trắng, Voọc mũi hếch, Gấu ngựa, Mèo ri, Hổ, Báo hoa mai, Voi, Tê giác, Bò xám, Trĩ, Sếu cổ trụi... Ngoài ra còn 43 loài bò sát và 11 loài lưỡng cư. [1]

Thực tế hiện nay, số lượng các loài được nêu trong sách đỏ còn rất ít, loài linh trưởng, Voọc đầu trắng chỉ còn tìm thấy ở đảo Cát Bà với số lượng quần thể chưa tới 200 con. Loài Voọc gáy trắng chỉ còn phát hiện thấy ở Quảng Bình và Hà Tĩnh với số lượng loài khoảng 500 con Loài Voọc mũi hếch là loài đặc hữu của Viêt Nam hiện nay chỉ còn tìm thấy ở Tuyên Quang và Bắc Thái với khoảng 180 con. Các loài Voọc, Vượn khác số lượng cũng không còn nhiều [1].

Trong số các loài thú ăn thịt được nêu trong sách đỏ thì có 8 loài hiện nay rất hiếm, trong đó có nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đó là các loài: Gấu chó (uosus malaynus), Gấu ngựa (uosus tileethanus), Triết bụng trắng (mustela nivalis), Cầy rái cá (Cynofale leeneftil), Cầy giông sọc (Vivera megaspilla), Mèo ri ( Felis chaus), Báo hoa mai (Palthera pardus), Hổ (Panthra tigis) [1]. Những loài này trước đây khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng do nơi sống dần bị thu hẹp lại bị chia cắt nhiều, đặc biệt là bị săn bắt làm thuốc lấy da hoặc bán nên đã ngày càng trở nên hiếm. Hiện nay chúng chỉ còn số lượng ít ỏi trong các vườn quốc gia Cát Tiên, Yok Đôn và khu bảo vệ Mường Né.

Loài voi hiện nay chỉ còn sót lại một số quần chủng rải rác chủ yếu là theo dọc biên giới với Lào và Cam Pu Chia với số lượng trên dưới 500 con. Ngoài số Voi rừng, ở các tỉnh Tây Nguyên còn có một số lượng Voi nhà khoảng trên 1000 con được thuần dưỡng từ Voi rừng trước đây [1]. Tuy rằng luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế đã nghiêm cấm viêc săn bắt Voi nhưng những hành

động săn bắn trộm Voi để lấy ngà vẫn thường diễn ra dẫn đến số loài Voi vẫn tiếp tục bị suy giảm. Trong vài năm gần đây, khu vực sống của Voi bị thu hẹp đáng kể nên ở một vài địa phương Voi rừng đã kéo về tàn phá mùa màng, của cải, thậm chí đe dọa sinh mạng con người như ở Bình Thuận, Ninh Thuận...

Loài Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) nay chỉ còn 10 đến 12 con ở hai cánh rừng Cát Tiên (Đồng Nai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Trước đây Tê giác một sừng không phải là loài thú hiếm ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tượng săn bắn gay gắt để lấy sừng và da để làm thuốc đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài vật này.

Loài Hươu sao (Cervus nippon) được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ở Việt Nam. Hiện nay loài vật này được khoanh nuôi và bảo vệ chủ yếu tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Tây, Ninh Bình với số lượng khoảng 10.000 con với mục đích lấy nhung làm thuốc và làm thí nghiệm nhân giống tái thả về thiên nhiên.

Loài Nai cà tông ( Cervu eldi) chỉ còn thấy với số lượng rất ít ở các hệ sinh thái rừng thưa chủ yếu ở Đắc Lắc và Lâm Đồng. Loài Hươu xạ (Moschus moschiferus) đặc trưng cho những loài sống ở rừng núi đá miền bắc hiện nay chỉ tồn tại ở môt vài khu rừng giáp Trung Quốc với số lượng không đáng kể, lại thường bị người dân địa phương khai thác lấy tuyến xạ để bán sang Trung Quốc nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt.

Toàn thế giới có 221 khu vực đặc hữu chim, thì riêng Việt Nam đã chiếm tới 3 khu đó là các khu vực núi thấp miền Trung, khu vực cao nguyên Lâm Viên và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vực núi thấp miền Trung hiện có 8 loài chim phân bổ hẹp trong đó có 4 loài đặc hữu là Gà so Trung bộ (Arborophila merlini), Gà lam mào đen (Lophura imprialis), Gà lôi đuôi trắng (L.Hatinhensiv), và Gà lam mào trắng (L.Edwrdsi). Số lượng của cả 4 loài này hiện nay còn không đáng kể. 4 loài còn lại là Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Khướu đầu xám (Garrulax vassali), Khướu mỏ dài (Giabouillei dangioui) và Chích chạch má xám (Macronous kelleyi). Khu vực Cao Nguyên Lâm Viên có 4

loài chim đặc hữu là Sẻ thông họng vàng (Carduenis monguillotyi) Mi núi bà (Crocias langleianus), Khướu đầu đen (Garrunax milleti) và Khướu đầu đen má xám (Garrunax yersini). Khu vực ngập nước đồng bằng sông MêKông hiện nay đang là nơi xuất hiện một số loài chim quý hiếm như loài Sếu cổ trụi (Grusantigone sharpii). Tất cả các loài chim trên đều đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt và cần được bảo vệ. Các loài bò sát lưỡng cư hiện nay cũng trở nên hiếm do sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc và buôn bán xuất khẩu. Tuy khó có thể thống kê số lượng thực tế nhưng con số 43 loài bò sát và 11 loài ếch nhái được mô tả trong sách đỏ Việt Nam cũng nói lên rằng cần thiết phải có những biện pháp cấp bách để bảo vệ các loài trong nhóm này, đặc biệt là Vích (caretta olivakea) và loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) [1].

Sự suy thoái tài nguyên và hệ sinh thái rừng ở Việt Nam là hệ quả trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

1. Nghèo đói: Một thời gian dài trước đây, trong quá trình khai khẩn đất đai để làm nông nghiệp, nhân dân ở các vùng núi với kỹ thuật canh tác lạc hậu đã đốt nương làm rẫy trên các sườn đồi, sườn núi đã góp phần làm thu hẹp diện tích rừng ở nhiều nơi.

2. Chiến tranh: Trong thời kỳ Pháp thuộc nhiều diện tích đất rừng rộng lớn ở phía Nam lại bị khai phá để trồng cao su, cà phê, chè, chuối và một số cây công nghiệp nhiệt đới khác. Ở phía Bắc, chương trình khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp đã làm mất đi hàng triệu hecta rừng nguyên sinh, thay vào đó là các đồn điền trồng cây công nghiệp để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Chẳng hạn như vùng rừng núi Ba Vì và Tam Đảo đã bị chặt trắng đến độ cao ... 400mét để lấy gỗ công nghiệp. Vào trước năm 1943, hầu hết các vùng rừng ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một phần lớn đồng bằng châu thổ sông Mê Kông cùng với các khu rừng dọc bờ biển, dọc sông suối ở những vùng thấp và một số vùng núi cao đều bị khai phá. Rừng chỉ còn lại ở những vùng đất ngập mặn,

vùng than bùn và phèn mặn của đồng bằng sông Mê Công. Lúc này độ che phủ của rừng còn lại khoảng 43% diện tích cả nước.

Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là thời gian mà rừng của Việt Nam bị thu hẹp nhanh nhất; 72 triệu lít thuốc diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn đổ xuống đã thiêu huỷ trực tiếp hơn hai triệu hec ta rừng nhiệt đới các loại [18, Tr 11]. Cũng trong chiến tranh để nuôi sống dân và quân trong lúc mùa màng bị bom đạn và chất độc phá huỷ, nhân dân Việt Nam đã khai phá một diện tích rừng khá lớn để sản xuất nông nghiệp.

Sau khi kết thúc chiến tranh, diện tích rừng của cả miền Bắc và miền Nam còn lại khoảng 9,5 triệu héc ta, chiếm khoảng 29% diện tích cả nước, trong đó 10% là rừng nguyên thuỷ.

3. Thiên tai: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo thống kê của Cục kiểm lâm - Bộ NN&PTNT. Ở Kiên Giang và Cà Mau trong 4 năm từ 1976 đến 1980 diện tích rừng tràm bị cháy lên đến 43.600 ha, năm 1988 ở vùng rừng U Minh Hạ hơn 20.000 ha rừng bị thiêu huỷ. Năm 1994 rừng đặc dụng ở Vồ Dơi đã bị mất hơn 1.000 ha do cháy [22 Tr 5]. Đặc biệt ngày 22/ 01/ 2002 một đám cháy lớn đã thiêu trụi 24 ha rừng đặc rụng ở U Minh Thượng và ngày 24/ 3/ 2002 vụ cháy lớn ở U Minh Thượng đã huỷ hoại khoảng 2.500 ha rừng trong vùng lõi quốc gia. [22 Tr 9]

Trong những năm qua, diện tích rừng còn lại vẫn bị tiếp tục suy giảm mạnh mẽ do sự khai thác của con người. Sự gia tăng dân số nhanh đã dẫn tới các nhu cầu về lương thực, gỗ, củi, nguyên liệu công nghiệp,... tăng lên không ngừng. Hoạt động nông – lâm nghiệp ở miền núi chưa đi vào ổn định nên hoạt động khai hoang đốt rừng làm nương rẫy luôn xảy ra, việc khai thác lạm dụng

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề cơ bản về PHÁT LUẬT bảo vệ RỪNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 71)