Giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của người dân huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 82)

5.3.2.1 Nâng cao nhận thức cho người lao động

Cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng để các em nhận thức phải cố gắng học có ngề sau khi ra trƣờng, có việc làm ổn định để nuôi sốn bản thân và giúp ích cho gia đình và xã hội. Yếu tố này phát huy mạnh mẽ vai trò của các bậc cha mẹ với con cái trong giáo dục ý thức chọn nghề học và việc làm của lao động.

Đối với nhà nƣớc cần tăng cƣờng hơn nữa các chính sách giáo dục, phổ cập trình độ cấp 2 và bổ túc văn hóa cho ngƣời lớn, mở rộng các chính sách vay vốn hợp lí hỗ trỡ cho ngƣời nghèo, giúp ngƣời nghèo ổn định kinh tế gia đình, khuyến khích các em đi học.

72

Ở vùng nông thôn ngƣời dân ít tiếp xúc với nhu cầu bên ngòai. Do đó cần có sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong khâu tuyên truyền, tiển khai sâu rộng về lợi ích việc học nghề, hƣớng nghiệp. Tuyên truyền về các luật: Luật dạy nghề, chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các chính sách pháp luật có liên quan cho ngƣời lao động, nhất là thanh thiếu niên, đồng thòi giáo dục tƣ tƣởng cho các bậc cha mẹ để giáo dục con em hƣớng nghề.

Thƣờng xuyên mở các buổi tƣ vấn cho các đối tƣợng thanh niên và nông dân. Hỗ trợ lao động lựa chọn nghề phù hợp với bản thân và kinh tế gia đình.

Phối hợp với các tổ chức nhóm, câu lạc bộ,…để nêu gƣơng các bậc cha mẹ, những ngƣời thành công đi trƣớc, tiếp tục duy trì và phát huy các tấm gƣơng đó.

Đối với hoạt độn sản xuất nông nghiệp cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả ở từng vùng của huyện, từ đó các nông dân khác có thể áp dụng theo.

5.3.2.2 Giải pháp về việc làm của người lao động nông thôn

Lao động nông thôn rất cần đƣợc đào tạo nghề, họ cần có trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng. Vì vậy, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đầu tƣ giáo dục cho học sinh nông thôn ngay từ nhỏ rất là cần thiết, các kiến thức phải luôn đƣợc cập nhật và tăng thời gian thực hành.

Tiến tới phổ cập giáo dục ở bậc trung học cơ sở thay vì phổ cập ở cấp tiểu học nhƣ hiện nay. Ngay từ thời học sinh các em cũng cần biết đến luật lao động, quan hệ lao động, kỷ luật lao động,…Khi vào đời các em ý thức đƣợc trách nhiệm của công dân , tự chủ trong các quyết định cần thiết, tránh những rủi ro không đáng có.

Tăng cƣờng phát huy vai trò của chính quyền địa phƣơng trong vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Định kỳ mở các cuộc tƣ vấn giới thiệu việc làm, tạo điều kiện tiếp xúc giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp.

Chính quyền cần tập trung phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng của vùng, từ đó có các chính sách thu hút các doanh nghiệp về địa phƣơng, tạo cơ hội việc làm cho lao động.

Đẩy mạnh hơn nữa côn tác khuyến nông cho nôn dân tại địa bàn huyện trên thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái, cây lúa, tăng cƣờng các lớp tập huấn nâng cao hiểu biết kỹ thuật chuyên môn cho nông dân,…

Phối hợp với doanh nghiệp thông báo tuyển dụng đến từng địa phƣơng. Hoàn thiện hệ thống truyền đạt thông tin để ngƣời lao động dễ nắm bắt thông tin việc làm.

Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lao động giúp ngƣời lao động làm quen với tác phong làm việc các doanh nghiệp, xí nghiệp.

73

Liên kết chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra của các lớp đào tạo cũng nhƣ nơi tuyển dụng lao động nhằm đảm bảo cao nhất công việc cho lao động khi đƣợc đào tạo xong.

Nhà nƣớc cần thay đổi trong chính sách hỗ trợ ngƣời lao động nhất là nông thôn. Cụ thể là các chính sách vay vốn cho học viên sau đào tạo nghề, đối tƣợng đƣợc vay là ngƣời đƣợc đào tạo nghề muốn tự tạo việc làm (tự mở tiệm, xây dựng cơ sở sản xuất,..) mà không có vốn. Việc vay có thể có những cam kết ràng buộc nhƣ: thời hạn trả, cách thức đƣợc vay,…

Sự ách tắc trong việc tiêu thụ sản phẩm làm lao dộng e ngại hơn. Cho nên, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ về nơi cung ứng nguyên liệu và thu mua sản phẩm, giúp ngƣời lao động an tâm sản xuất, nhất là các nghề nhƣ: đan lát, đan lục bình, kết cƣờm,…du nhập thêm nghề mới về địa phƣơng.

Cần giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nƣớc vào công tác tiền lƣơng, hoàn chỉnh tiền lƣơng theo hƣớng thị trƣờng, tiến tới thống nhất tiền lƣơng trong hệ thống thị trƣờng đối với mọi doanh nghiệp mà trƣớc mắt là vấn đề thống nhất lƣơng tối thiểu.

Riêng bản thân lao động cần có ý thức cao hơn trong việc tìm kiếm việc làm cho mình.

5.3.2.3 Đối với công tác đào tạo nghề

Với sự phát triển của nền kinh tế cạnh tranh vô cùng gay gắt nhƣ hiện nay trong vấn đề xin việc và chọn nghề. Do đó, yếu tố chất lƣợng lao động đƣợc đem lên hàng đầu, cho nên để nâng cao chất lƣợng cho ngƣời lao động cần có các giải pháp trong đào tạo nghề nhƣ sau:

Mở rộng các lớp dạy nghề ngắn hạn, chuyển giao côn nghệ mọi ngành, mọi lĩnh vực nhất là dạy nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật ở các ngành truyền thống (nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp).

Khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân mở các lớp dạy nghề theo hình thức cạnh xí nghiệp. Bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ: thực hiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp hoạt động có cam két đào tạo và sử dụng lao động địa phƣơng.

Đa dạng hóa các loại đào tạo ngắn hạn, mở thêm các lớp dài hạn theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Căn cứ vào việc phân loại các nhóm ngành nghề, trình độ của ngƣời lao động, để đƣa ra kế hoạch đào tạo đối với từng đối tƣợng học nghề.

Trong khi đào tạo cần liên kết trƣớc với nơi xin việc để ngƣời lao động yên tâm học nghề. Tạo sự phối hợp giữa hai phía cung và cầu lao động.

Mở thêm các lớp nâng cao cho các lao động đã học rồi để họ có cơ hội nâng cao ta nghề, mở rộng đối tƣợng đào tạo, không giói hạn tuổi tác, cho mọi tầng lớp nếu có nhu cầu học nghề.

74

Có chính sách để thu hút cán bộ, đội ngũ giảng dạy, thƣờng xuyên bồi dƣỡng chuyên môn cho cán bộ để nâng cao chất lƣợng truyền đạt kiến thức cho học viên.

Hoạch định nội dung, chƣơng trình giảng dạy cụ thể cho học viên có thể tiếp thu một cách nhanh chóng nhất.

Tăng cƣờng kinh phí hỗ trợ cho ngƣời lao động để giúp một số đối tƣợng có điều kiện tham gia học nghề.

75

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của người dân huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)