GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của người dân huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 35)

3.1.1 Lịch sử hình thành

Huyện Cờ Đỏ đƣợc thành lập theo tinh thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 02 thị trấn, 12 xã gồm thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai và các xã Định Môn, Trƣờng Thành, Thới Thạnh, Trƣờng Xuân, Trƣờng Xuân A, Thới Lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hƣng với dân số hơn 180.000 ngƣời. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Thới Lai.

Tháng 03 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục đƣợc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyệnThới Lai, thuộc thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện Cờ Đỏ cũ nhƣ Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hƣng và thị trấn Cờ Đỏ; thành lập mới xã Đông Thắng trên cơ sở chia tách xã Đông Hiệp, xã Thới Xuân trên cơ sở chia tách xã Thới Đông; tiếp nhận bàn giao xã Thạnh Phú, Trung Hƣng từ huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt. Trung tâm huyện đƣợc đặt tại thị trấn Cờ Đỏ.

3.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Địa giới hành chính

Huyện Cờ Đỏ là huyện vùng ven và nằm về phía tây của thành phố Cần Thơ. Vị trí địa lý: Đông giáp huyện Thới Lai, Nam giáp huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), Bắc giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh.

Huyện có diện tích tự nhiên 31.115,39 ha, dân số 126.069 ngƣời1, trong đó có hơn 9.000 ngƣời là đồng bào các dân tộc thiểu số (đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer).

Huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hƣng, Thạnh Phú, Trung Hƣng, Trung An và Trung Thạnh. Địa bàn huyện có 79 ấp.

25

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012

Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Cờ Đỏ

(Nguồn: niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ 2013)

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Cờ Đỏ

3.1.2.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Cờ Đỏ đƣợc hình thành từ những trầm tích phù sa bồi đắp dần qua những kỉ nguyên và sự thay đổi của mực nƣớc biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê, ven sông lẫn các kênh ngòi. Tổng thể, địa hình huyện tƣơng đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 3 – 5m, tuy vậy cũng có khu vực chỉ cao 0,5 – 1m so với mực nƣớc biển.

26

3.1.2.3 Khí hậu

Chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của huyện đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa bắt đầu vào tháng 6 và kéo dài đến tháng 11, mùa mƣa bắt đầu vào tháng 12 và chấm dứt vào tháng 5. Lƣợng mƣa trong năm nhiều nhất vào tháng 9 với 299,7 mm, thấp nhất vào tháng 1 (1,2 mm).

Độ ẩm: trung bình cả năm của huyện là 81,33% đạt mức trung bình, dao động trong khoảng từ 78 – 84%. Độ ẩm tƣơng đối giúp nông hộ phần nào thuận lợi trong quá trình bảo quản cũng nhƣ gìn giữ chất lƣợng hàng nông sản. Giờ nắng: cả năm huyện có 2.681,9 giờ đƣợc chiếu sáng. Số giờ nắng cao nhất trong năm vào tháng 3 là 263,4 giờ, thấp nhất là 207,7 giờ trong tháng 1. Toàn huyện có số giờ chiếu sáng cao tạo điều kiện cho việc phơi sấy lúa dễ dàng, cây trồng và vật nuôi sinh trƣởng tốt, ít bị sâu bệnh dịch hại.

Có thể nói các yếu tố khí hậu của huyện rất thích hợp cho các sinh vật sinh trƣởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ của nông hộ và là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững của cả huyện.

3.1.2.4 Tài nguyên đất

Tổng diện đất tự nhiên của toàn huyện tính đến ngày 31/12/2013 là 31.115,39 ha. Đại bộ phận đất đai thuộc nhóm đất phù sa màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nhƣ thâm canh cây lúa và xen canh các loại cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở Huyện Cờ Đỏ năm 2013

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

Đất nông nghiệp 27.514,34 88,43

Đất phi nông nghiệp 3.467,81 11,14

Đất chƣa sử dụng 133,24 0,43

Tổng 31.115,39 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Cờ Đỏ)

Dựa vào bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất đƣợc sử dụng cho ngành nông nghiệp là 27.514,34 ha chiếm 88,43%, từ tỷ lệ này có thể kết luận rằng nông nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện Cờ Đỏ. Phần lớn đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây nông nghiệp hàng năm (trồng lúa), đất lâm nghiệp, đất dùng nuôi trồng thủy sản và đất dùng trồng cây lâu năm.

Diện tích đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ thể nhƣ sau: Đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.467,81 ha (chiếm 11,14% tổng diện tích) gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất tôn giáo tính ngƣỡng và đất phi nông nghiệp khác. Đất chƣa sử dụng chiếm 0,43%, với tổng diện tích là 133,24 ha; chủ yếu là đất bằng chƣa sử dụng. Phần diện tích đất này chủ yếu thuộc xã Thới Hƣng nguyên nhân là do tại đây vẫn còn một khu rừng tràm, bạch đằng nguyên sinh khá lớn, chƣa đƣợc khai phá để đƣa vào sử dụng.

27

3.1.2.5 Tài nguyên thủy sản

Vì là vùng đồng bằng nên điều kiện tự nhiên thuận lợi và diện tích đất nông nghiệp rộng lớn thích hợp cho nuôi trồng các loại thủy sản nhƣ: cá lóc, cá trê, cá tra, lƣơn, baba,…

Theo báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2014 của phòng Nông nghiệp huyện Cờ Đỏ, tổng diện tích thủy sản năm 2013 là 5.451,2 ha, đạt 84,5% kế hoạch năm 2013 (kế hoạch là 6.452 ha), giảm 2.140 ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó diện tích thu hạch đến nay là 1.542,3 ha. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.2: Diện tích nuôi trồng và thu hoạch thủy sản năm 2013 Loại thủy sản Diện tích nuôi trồng/số

lƣợng nuôi trồng

Diện tích thu hoạch/số lƣợng thu hoạch

Cá tra 323,2 ha 323,2 ha

Cá ao thâm canh 304,9 ha 304,9 ha

Cá ao không thâm canh 523,1 ha 270 ha

Cá giống 77 ha 77 ha

Cá tra giống 444,2 ha 444,2 ha

Cá ruộng 3.775,8 ha 120 ha

Tôm 3 ha 3 ha

Lƣơn 9.308 m2 7.158 m2

Cá lóc vèo 552.500 con 405.000 con

Cá thác lác 25.000 con 9.000 con

Ba ba 9.000 con 200 con

Ếch 325.500 con 148.100 con

Cá bống tƣợng 8.000 con 7.000 con

Cá trình 2.400 con 2.400 con

Cá chim trắng 6.000 con 6.000 con

Rắn ri voi 260 con 80 con

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ)

3.1.3 Dân số và nguồn lao động

3.1.3.1 Dân số

Dân số toàn huyện năm 2013 là 126.069 ngƣời với 29.457 hộ. Trong đó, dân số nam chiếm 51,03%, còn lại là nữ chiếm 48,97%. Mật độ dân số toàn huyện là 406 ngƣời/km2. Dân số tập trung đông nhất ở khu vực thị trấn với

28

mật độ 1.589 ngƣời/km2, cao gấp 4 lần so với mật độ dân số chung của toàn huyện.

(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Cờ Đỏ, 2013) Hình 3.2: Dân số trung bình Huyện Cờ Đỏ, 2013

Qua hình 3.2 cho thấy, dân số trung bình của toàn huyện có xu hƣớng tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể: dân số năm 2009 là 124.245 ngƣời, năm 2010 dân số toàn huyện là 124.618 ngƣời, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2009. Dân số huyện năm 2011 và năm 2012 lần lƣợt là 124.789 ngƣời và 125.367 ngƣời. Năm 2013, dân số cả huyện là 126.069 ngƣời tăng 702 ngƣời so với năm 2012 hay tăng gần 5,6%.

Bảng 3.3 : Diện tích – dân số - mật độ dân số giai đoạn 2009 - 2013 Năm Diện tích

(Km2)

Dân số (Ngƣời) Mật độ dân số

(Ngƣời/km2 ) 2009 31.115 124.245 399 2010 31.115 124.618 401 2011 31.115 124.789 401 2012 31.115 125.367 403 2013 31.115 126.069 405

(Nguồn: niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ năm 2013)

Trong bảng trên, ta nhận thấy rõ tuy có sự biến động về diện tích nhƣng không đáng kể. Dân số và mật độ dân số tăng đều qua các năm từ năm 2009 đến năm 2013. Riêng năm 2010 và 2011, mật độ dân số dƣờng nhƣ không có sự thay đổi lớn.

Nhìn chung dân số cả huyện phân bố không đồng đều, tập trung rất cao ở Thị trấn Cờ Đỏ, tiếp đến là xã Trung An, Trung Thạnh, Trung Hƣng; do tại các xã, thị trấn này kinh tế phát triển mạnh hơn, đa dạng các loại hình kinh

29

doanh, tập trung nhiều chợ lớn, các trụ sở hành chính, trƣờng học,…; tập trung ít ở các xã Đông Thắng, Thới Hƣng, Thạnh Phú,…mặc dù ở các xã này diện tích là rất lớn so với các nơi khác nhƣng do các xã này chủ yếu là đồng ruộng nên dân cƣ thƣa thớt. Cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.4 : Diện tích – dân số - mật độ dân số phân theo xã năm 2013 Xã/Thị trấn Diện tích (Km2

) Dân số (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/Km2) Thị trấn Cờ Đỏ 832 13.224 1.589 Xã Trung An 1.198 10.778 900 Xã Trung Thạnh 2.400 17.329 722 Xã Thạnh Phú 9.571 21.573 225 Xã Trung Hƣng 3.460 21.852 632 Xã Thới Hƣng 6.926 15.386 222 Xã Đông Hiệp 1.643 6.975 425 Xã Đông Thắng 1.502 4.784 319 Xã Thới Đông 1.916 6.548 342 Xã Thới Xuân 1.669 7.620 457

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Cờ Đỏ, 2013)

Dân số huyện Cờ Đỏ đƣợc phân thành 3 nhóm chính nhƣ sau: giới tính, thành thị, nông thôn và nông nghiệp, phi nông nghiệp.

Bảng 3.5: Tình hình phân bố dân cƣ Huyện Cờ Đỏ

Năm Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Phân theo NN, PNN Tổng dân số Nam Nữ Thành thị Nông thôn Nông nghiệp Phi nông nghiệp 2011 - - 13.071 111.718 86.889 37.900 124.789 2012 63.769 61.598 13.132 112.235 86.889 38.478 125.367 2013 64.330 61.739 13.224 112.845 87.358 38.711 126.069

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Cờ Đỏ, 2013)

Phân theo giới tính

Theo báo cáo trong niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ năm 2013 cho thấy, tỷ lệ dân số phân giới tính nam và nữ gần bằng nhau. Dân số nam là 51,02%, nữ chiếm 48,98% tổng dân số của toàn huyện. Nhìn chung, dân số phân theo giới tính trên địa bàn huyện đƣợc duy trì ở mức cân đối và ổn định, sắp sỉ tỷ lệ 1:1.

30

Phân theo thành thị, nông thôn

Dân số sống tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 90% dân số toàn huyện. Cụ thể, năm 2013, dân số ở khu vực nông thôn là 112.845 ngƣời và ở khu vực thành thị là 13.224 ngƣời. Trong giai đoạn 2011 – 2013, dân số ở khu vực thành thị nhìn chung có xu hƣớng tăng lên nhƣng với tỷ lệ rất thấp, khoảng 1,53% so với năm 2011 và 0,92% so với năm 2012; dân số đa phần vẫn tập trung nhiều ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân là do phần lớn nông hộ tại địa bàn sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên hộ chọn khu vực nông thôn làm nơi định cƣ nhiều hơn để thuận tiện cho việc canh tác và nguyên nhân khác là do hộ đã quen với nếp sống nơi đây, yên bình và thoải mái. Ngƣợc lại, ở thành thị, đa phần ngƣời dân sinh sống bằng việc kinh doanh, làm dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ. Môi trƣờng sống rất ồn ào và phức tạp. Tuy nhiên, những nông hộ sinh sống ở khu vực thành thị lại thƣờng có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế gia đình hơn so với hộ định cƣ ở khu vực nông thôn.

Phân theo nông nghiệp, phi nông nghiệp

Dựa vào bảng 3.2 cho thấy, Số dân phân theo lĩnh vực nông nghiệp năm 2013 rất cao, chiếm gần 70% tổng dân số toàn huyện, tƣơng ứng 87.358 ngƣời. Qua đó cho thấy, phần lớn dân cƣ sinh sống trên địa bàn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó, nông hộ còn đa dạng hóa nguồn thu nhập thông qua các hoạt động từ phi nông nghiệp nhƣ làm thuê, kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ và làm nghề tự do. Dân số tham gia trong lĩnh vực này khoảng 38.711 ngƣời, chiếm 30,8%.

Nhìn chung trong giai đoạn từ 2011 – 2013, tỷ lệ dân số phân theo nông nghiệp và trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng cao. So với năm 2011, dân số trong lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2013 tăng gần 8,11%. Điều này cho thấy rằng, nông hộ trên địa bàn huyện ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào nông nghiệp nhƣ trƣớc đây. Nghề nghiệp ngày càng đƣợc đa dạng, nông hộ không chỉ trồng lúa, chăn nuôi mà còn hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau nhƣ làm công nhân, nhân viên, viên chức nhà nƣớc, tiểu thƣơng, thợ hàn,…Nhờ vào đó, nguồn thu nhập của nông hộ đƣợc nâng cao đáng kể.

3.1.3.2 Nguồn lao động

Trong mỗi quốc gia, nguồn lao động chính là một tài sản vô giá và là yếu tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các hoạt sản xuất nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực luôn đƣợc các quốc gia quan tâm và đẩy mạnh thực hiện nhằm tạo nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn và chất lƣợng cao.

31

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động xã hội Huyện Cờ Đỏ năm 2013

Giới tính Dân số Số ngƣời trong tuổi lao động (ngƣời) Tỷ lệ Lao động/Dân số (%)

Nam 64.330 41.238 50,19

Nữ 61.739 40.924 49,80

Tổng 126.069 82.162 65,17

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2013)

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy, huyện Cờ Đỏ có một nguồn lao động rất dồi dào, cụ thể số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 65,17% dân số trên toàn địa bàn huyện, số lao động nam và nữ có sự chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, số lao động nam là 41.238 ngƣời chiếm 32,72% tổng dân số nam của toàn huyện, số lao động nữ là 40.688 ngƣời, chiếm 32,45%. Thông qua số liệu trên cho thấy, nguồn thu nhập trong gia đình nông hộ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới mà còn có sự đóng góp của nữ giới. Nữ giới ngày càng góp mặt trong nhiều lĩnh vực, tham gia sản xuất và phát triển kinh tế.

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ, TP CẦN THƠ NĂM 2013 CẦN THƠ NĂM 2013

Năm 2013, mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Cờ Đỏ đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh theo kế hoạch của Hội đồng nhân dân huyện đề ra. Huyện thực hiện đạt 13/14 chỉ tiêu quan trọng, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng lên đáng kể, trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc ổn định. Trong từng ngành, lĩnh vực có sự phát triển vƣợt bậc, góp phần tạo nên diện mạo mới cho một huyện mới thành lập với nhiều triển vọng phát triển.

3.2.1 Lĩnh vực kinh tế

Ngành nông nghiệp

Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 70.431 ha đất sản xuất cây hàng năm trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa.

Địa bàn huyện có Công ty TNHH - MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, Nông trƣờng Sông Hậu, Trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam – là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, mô hình đƣa cây màu xuống ruộng, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi cá ao thâm canh, chuyên canh, sản xuất cá giống từng bƣớc đƣợc mở rộng; giữ vững quy mô đàn gia súc, gia cầm trên 550.000 con, … đã đƣa giá trị sản xuất bình quân toàn huyện ngày càng tăng cao.

Năm 2013, toàn huyện đã gieo trồng đƣợc 72.543 ha các loại cây trồng. đạt 143,7 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó cây lúa chiếm diện tích nhiều

32

nhất 67.800 ha, chiếm 93,4% tổng diện tích gieo trồng toàn huyện. Các giống lúa chủ yếu đƣợc sử dụng nhƣ: Jasmine 85, OM 4218, OM 1490, OM 4900,

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của người dân huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)