Thực trạng dạy nghề và việc là mở huyện Cờ Đỏ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của người dân huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 53)

4.1.3.1 Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn huyện Cờ Đỏ

Trong những năm gần đây, huyện Cờ Đỏ đang cùng chung với cả nƣớc bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thời cơ và thách thức lớn. Những thời cơ và thách thức đó thể hiện cụ thể và tác động đến công tác dạy nghề cho các đối tƣợng lao động nông thôn, lao động ngoại thành, hộ nghèo,…do bị ảnh hƣởng các công trình xây dựng do bị thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng và quy hoạch phát triển của huyện với các thuận lợi và khó khăn nhất định.

a./ Công tác chỉ đạo hƣớng dẫn

Đảng, Nhà nƣớc ban hành nhiều Nghị quyết, Luật, Văn bản quy phạm pháp luật tạo ra môi trƣờng chính trị, pháp lí thuận lợi và đề ra nhiều chính sách cụ thể để thực hiện công tác dạy nghề trên toàn địa bàn huyện đến tận các xã – thị trấn. Trong đó quan trọng nhất là:

-Căn cứ quyết định số 48/2002 QĐ.TTg này 11-04-2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lƣới Trƣờng dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010 đã xác định đến năm 2015 mỗi tỉnh/thành phố có ít nhất 01 Trƣờng dạy nghề công lập.

-Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 – 10 – 2006 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội về việc phê duyệt quy hoạch đào tạo nghề tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2002 – 2010 đã xác định đến năm 2015 sẽ xây dựng 07 Trung tâm dạy nghề công lập.

-Căn cứ quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 24 – 09 – 2008 của UBND TP Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án phát triển xã hội hóa dạy nghề TP Cần Thơ đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

-Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Thành ủy Cần Thơ về tang cƣờng sự lãnh đạo đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020.

-Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Hội đồng nhân dân Thành phố Cần Thơ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các chính sách xã hội khác đến năm 2020.

b./ Công tác thông tin, tuyên truyền

Phổ biến quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Thông tƣ Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT- BTC-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 hƣớng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Triển khai quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên phƣơng tiện thong tin đại chúng các chủ trƣơng, chính sách học nghề, chƣơng trình vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, gƣơng sáng trong học nghề, áp dụng nghề và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong phát triển sản xuất.

Thông qua các cuộc họp chi hội ở cơ sở lồng ghép tuyên truyền, tƣ vấn học nghề cho lao động nông thôn, nhằm chia sẻ thông tin về nghề nghiệp, giúp

43

ngƣời lao động tự chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với mình, phát triển kinh tế hộ.

c./ Kết quả thực hiện

Nhân lực đào tạo nghề

- Công tác quản lí đào tạo nghề đƣợc bố trí cán bộ thƣờng xuyên theo dõi từ cấp huyện đến cấp xã; cấp huyện giao cho phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội kiêm nhiệm.

- Trung tâm dạy nghề huyện có 11 biên chế gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 01 kế toán, 08 giáo viên cơ hữu và 08 giáo viên thỉnh giảng; về trình độ có 04 thạc sĩ, 06 đại học và 01 trung cấp (đang học đại học).

- Đƣợc sự quan tâm của UBND huyện cấp cho Trung tâm Dạy nghề đƣợc 05 phòng. Gồm: 01 phòng làm việc, 01 phòng máy vi tính, 01 phòng học lý thuyết và 02 phòng thực hành may công nghiệp và chăn nuôi thú y.

- Sở Lao động – Thuong binh và Xã hội quan tâm trang bị các thiết bị dạy các ngành nghề nhƣ: may công nghiệp, tin học, sửa chữa điện thoại, sửa xe gắn máy, sửa phần cứng vi tính, chăn nuôi thú y và các máy móc phục vụ giảng dạy các nghề nông nghiệp.

Kết quả đào tạo nghề

- Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, từ năm 2010 đến năm 2014 huyện Cờ Đỏ đã tổ chức mở 131 lớp nghề, với 4.108 học viên. Trong đó có 15 lớp nghề với 649 học viên đƣợc đào tạo nghề ngoài dự án, gồm các lớp chứng chỉ A Tin học, chứng chỉ B Anh văn, Kế toán trƣởng, Lái xe hạng B2. Đào tạo theo Đề án 1956 của Chính phủ có 116 lớp sơ cấp nghề với 3.459 học viên, kết quả đào tạo nghề theo Đề án từng năm cụ thể nhƣ sau:

+ Năm 2010: huyện đã tổ chức khai giảng 25 lớp sơ cấp nghề, với 622 học viên; kinh phí thực hiện 1.350.000.000 đồng (trong đó có 13 lớp cho hộ nghèo, dân tộc với 262 học viên); 70% học viên tìm đƣợc việc làm sau khi học nghề.

+ Năm 2011: mở 25 lớp nghề, với 723 học viên; nghề phi nông nghiệp 24 lớp, nghề nông nghiệp 01 lớp. Kinh phí thực hiện 1.419.394.429 đồng. Tỉ lệ lao động đƣợc tạo việc làm sau học nghề chiếm 73%.

+ Năm 2012: mở 21 lớp sơ cấp nghề, với 686 học viên; nghề phi nông nghiệp 18 lớp, nghề nông nghiệp 03 lớp. Kinh phí thực hiện 1.347.041.000 đồng. Tỉ lệ lao động đƣợc đƣợc tạo việc làm sau học nghề chiếm 75%.

+ Năm 2013: tổ chức khai giảng 26 lớp sơ cấp nghề với 829 học viên, đạt 100% so với kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện trên 1.525.000.000 đồng. Tỉ lệ lao động tạo đƣợc việc làm sau khi học nghề xong chiếm 75,64%, với các hình thức nhƣ: bao tiêu sản phẩm, doanh nghiệp tuyển dụng và lao động tự tạo việc làm tại nhà.

+ Từ đầu năm 2014 đến tháng 10/ 2014 đã tổ chức khai giảng 19 lớp sơ cấp nghề, với 599 học viên; lĩnh vực phi nông nghiệp 16 lớp với 504 học viên, kinh phí thực hiện trên 960.000.000 đồng; nghề nông nghiệp đã khai giảng đƣợc 03 lớp.

44

Kết quả xây dựng mô hình

Xây dựng mô hình đan lục bình ở ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ vào năm 2010, thuộc nhóm nghề Thủ công mỹ nghệ. Đến nay mô hình đƣợc phát triển với trên 73 chị em tổ viên tham gia mô hình, phần đông là chị em phụ nữ dân tộc nghèo trƣớc đây không có việc làm, đã đƣợc chính quyền, đoàn thể quan tâm tạo việc làm tăng thêm thu nhập, sau khi tham gia mô hình bình quân thu nhập khoảng 1.200.000 – 1.600.000 đồng/tháng đối với lao động có tay nghề trung bình – khá, lao động có tay nghề khá – giỏi thu nhập từ 1.800.000 – 2.000.000 đồng/tháng. Năm 2014 đƣợc đào tạo mở rộng them ra các xã lân cận nhƣ Thới Đông, Thạnh Phú, Đông Thắng, Đông Hiệp với khoảng 60 ngƣời.

Đâò tạo nghề cho lực lƣợng lao động nông nghiệp biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng chất lƣợng nông sản rất đƣợc quan tâm. Mô hình sản xuất lúa giống tại địa bàn xã Trung An phát triển thành hợp tác xã sản xuất lúa giống có 11 xã viên, tạo nguồn lúa giống đạt chất lƣợng cao để sử dụng tại nhà và cung cấp cho các nông dân có nhu cầu ở địa phƣơng.

d./ Thuận lợi

- Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2010 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các đối tƣợng chính sách xã hội khác đã tác động tích cực đến ngƣời lao động, Chính sách hỗ trợ của Nghị quyết đã giúp cho ngƣời lao động tháo gỡ một phần khó khan trong thời giant ham gia học nghề, vì phần đông ngƣời tham gia học nghề có hoàn cảnh khó khan, là lao động chính trong gia đình nên nhận đƣợc hỗ trợ chi phí tiền ăn, tiền đi lại đã trang trải một phần khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là lao động thuộc đối tƣợng hộ nghèo, ngƣời tàn tật, dân tộc thiểu số.

- Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, đặc biệt là sự hƣớng dẫn của các phòng chuyên môn thuộc Sở; sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo các cấp đã phát huy tối đa nội lực trong đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, phát triển trình độ tay nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tạo ra cơ hội việc làm.

- Huyện đã triển khai đồng bộ và hiệu quả các chƣơng trình, dự án, đề án, các ngồn xã hội hóa trong dạy nghề, hỗ trợ việc làm, cụ thể nhƣ: Dự án vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ mua bán nhỏ; tƣ vấn việc làm; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong học nghề,… đã tạo điều kiện cho ngƣời lao động gắn bó với công việc, nâng cao hiệu quả lao động và cải thiện cuộc sống.

- Các ban ngành, đoàn thể tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền vận động ngƣời dân học nghề, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng tìm kiếm và tạo việc làm, mạnh dạng chuyển đổi nghề. Giúp ngƣời lao động đã và đang chuyển biến khá tốt về nhận thức: cần phải học nghề, có nghề mới có việc làm ổn định, mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện nay.

-Kinh tế huyện nhà liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới với xu hƣớng tuyển dụng là thiên về lao động đã qua đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp, vừa tạo thêm nguồn thu và làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng.

45

e./ Khó khăn

-Cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện còn gặp nhiều hạn chế, phân bố chƣa đều, tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố Cần Thơ nên công tác dạy nghề cũng gặp nhiều khó khăn nhất định.

-Nhận thức của nhiều gia đình, nhiều ngƣời trong xã hội coi học nghề là lựa chọn bất đắc dĩ hay là bƣớc đệm tạm thời sau khi không thể vào đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Điều này làm cho học nghề đối với nhiều ngƣời trở thành ép buộc, tạm bợ và kém chất lƣợng từ đó công tác dạy nghề cho các đối tƣợng lao động chƣa có tay nghề ở nông thôn không đƣợc quan tâm phát triển theo đúng với mục tiêu đề ra.

-Học vấn là yếu tố quyết định khả năng tiếp thu và nâng cao kết quả học nghề, nhìn chung nguồn lao động của huyện nhà phù hợp với nghề ngắn hạn, dài hạn, học nghề truyền thống,…chƣa đáp ứng yêu cầu đầu vào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong thời đại kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay.

-Quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa trên địa bàn làm phát sinh niều đối tƣợng cần học nghề - chuyển đổi nghề, trong đó nhất thiết phải đƣợc trợ giúp tƣ vấn chọn nghề và lựa chọn ngành nghề học phải phù hợp với từng vùng từng đối tƣợng, từng lao động để khi ra trƣờng tạo đƣợc việc làm ổn định và có tay nghề cao đúng theo đề án dạy nghề.

-Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh và phục vụ thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của huyện đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực lớn nhất trong công tác dạy nghề - nhất là sự nghiệp xã hội hóa trong công tác dạy nghề.

Để đƣa huyện nhà phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 75% lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu cho các khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn thành phố. Việc xã hội hóa dạy nghề, dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội – đào tạo có địa chỉ là vô cùng cần thiết và bức xúc làm động lực co bản thúc đẩy sự phát triển công tác dạy nghề cho huyện nhà nói riêng và của thành phố nói chung, nhằm giải quyết việc làm, phục vụ cho sản xuất, tăng năng suất lao động; để Cần Thơ xứng đáng là vùng trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, vùng cửa ngõ giao thƣơng phát triển hoàn thiện cả về du lịch, … và thu hút nguồn nhân lực tạo việc làm cho toàn khu vực ĐBSCL.

4.1.3.2. Nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp nghề trên địa bàn huyện Cờ Đỏ

- Giai đoạn 2010 – 2020 là giai đoạn huyện Cờ Đỏ cần tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo bƣớc đột phá trong phát triển Kinh tế - Xã hội và đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa- hiện đại hóa; góp phần xây dựng huyện nhà cơ bản thành một huyện công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, đặc biệt là phát triển các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu và các nghề truyền thống có sẵn của từng địa phƣơng trong toàn huyện đến trƣớc năm 2020 là một cuộc phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng.

Đồng hành để phục vụ và góp phần cùng với sự phát triển chung của toàn thành phố, công tác dạy nghề của huyện cũng bƣớc vào giai đoạn tăng tốc với nhiều thuận lợi về sự quan tâm đầu tƣ chỉ đạo từ trung ƣơng, sự tăng

46

nhanh vốn đầu tƣ cho dạy nghề của các thành phần kinh tế, về sự phát huy tác dụng của Luật dạy nghề và các văn bản hƣớng dẫn thi hành trong thực tế, sự trƣởng thành của bộ máy quản lý dạy nghề, đồng thời cũng đặt ra cho công tác dạy nghề những khó khăn, thách thức mới từ yêu cầu phục vụ đa dạng của nền kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao của thị trƣờng trong cả nƣớc và ngoài nƣớc, từ sự đòi hỏi nhanh chóng phải chuyển biến từ nhận thức, nâng cao chất lƣợng lực lƣợng lao động cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của đơn vị sử dụng lao động.

Từ nay đến năm 2015, dự báo lực lƣợng lao động của huyện tăng với tốc độ bình quân 5% năm. Cơ cấu lao động dự báo sẽ chuyển dịch theo mức đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Để đảm bảo thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nhƣ đã nêu, trong gia đoạn 2010 -2020, phải tổ chức dạy nghề bằng nhiều hình thức và nhiều đối tƣợng nghèo ở nông thôn, lao động ngoại thành, hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời khuyết tật, lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và lao động chuyển đổi nghề trong quá trình chỉnh trang đô thị, …

Ngoài ra, trong 3 năm tới hệ thống dạy nghề còn phải kết hợp chặt chẽ với công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp ở hệ thống giáo dục phổ thông để thu hút, phân luồng trong từng độ tuổi lao động không đủ điều kiện học tập để tƣ vấn vào học nghề (trong đó có học sinh THPT và học sinh THCS).

Theo định hƣớng đến năm 2020, các chỉ số dạy nghề của huyện sẽ tiếp tục phát triển và tiếp cận đƣợc với chỉ số dạy nghề của các Thành phố trực thuộc trung ƣơng khác trong cả nƣớc. Ƣớc tính khoảng 41,5% tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân.

Công tác dạy nghề phấn đấu làm nền tảng vững chắc để giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định và giảm nghèo cho ngƣời lao động, đa dạng hóa phƣơng thức và loại hình dạy nghề để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa phƣơng thức và loại hình tìm việc làm và giảm nghèo.

4.1.3.3 Mục tiêu đào tạo của trung tâm dạy nghề

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của người dân huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)