TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của người dân huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 44)

DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CỜ ĐỎ

Ngay từ khi thành lập (ngày 1-1-2004), Đảng bộ và chính quyền huyện Cờ Đỏ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội là tập

34

trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi nhằm tăng thu nhập của ngƣời dân. Trên cơ sở đó, huyện Cờ Đỏ đã từng bƣớc khơi dậy và phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực, tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển nông nghiệp chất lƣợng cao, góp phần cùng các quận, huyện xây dựng thành phố Cần Thơ ngày càng văn minh, giàu đẹp.

3.3.1 Tình hình đầu tƣ phát triển nông nghiệp

Với phƣơng châm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, sau khi chia tách huyện Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ tiếp tục thực hiện quy hoạch vùng lúa chất lƣợng cao với cơ cấu giống năm 2004 gồm OM 2571, OM 2518, OM 1490, Jasmine. Bên cạnh những vùng chuyên canh lúa chất lƣợng cao, huyện Cờ Đỏ còn đẩy mạnh triển khai quy hoạch vùng sản xuất đa canh, xen canh, với kết quả 1.176 ha thực hiện mô hình 2 lúa – 1 màu, 8.200 ha thực hiện mô hình 2 lúa – 1 thuỷ sản. Các mô hình trên không chỉ nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác (30 – 60 triệu đồng/ha) mà còn xây dựng đƣợc mối liên kết bao tiêu sản phẩm, tạo đầu ra ổn định và vững chắc cho nông dân.

Những kết quả này đạt đƣợc là nhờ huyện đã tăng cƣờng kết hợp với các viện, trƣờng, các cơ quan nông nghiệp, các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới nhƣ: IPM 3 giảm – 3 tăng (giảm giống – phân bón – thuốc trừ sâu, tăng năng suất – chất lƣợng – lợi nhuận), hƣớng dẫn thâm canh lúa chất lƣợng cao, kỹ thuật trồng màu, hƣớng dẫn nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng nông dƣợc phẩm an toàn, ... Đặc biệt, huyện đã tạo điều kiện cho nông dân giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình chuyển dịch cơ cấu có hiệu quả để lựa chọn, áp dụng phù hợp với điều kiện của từng vùng. Các hợp tác xã và tổ hợp tác tƣơng trợ đƣợc củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động theo hƣớng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên, góp phần giảm chi phí đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tìm việc làm của người dân huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 44)