Bảng 5.8 : Lý do để chọn làm công việc hiện tại
Lý do chọn công việc hiện tại Tần số Tỷ lệ (%)
Gần nhà 29 24,8 Dễ làm, dễ xin việc 25 21,4 Không cần trình độ 18 15,4 Thu nhập cao 33 28,2 Khác 12 10,3 Tổng 117 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và xử lý bằng SPSS)
Thu nhập đƣợc coi là lý do khá quan trọng để ngƣời đi làm chọn lựa, vì suy cho cùng, lao động cũng chỉ vì kế sinh nhai, nên lý do thu nhập cao đƣợc 28,2% đáp viên chọn. Với lý do gần nhà, tiện việc đi lại, ăn ở, cũng nhƣ chăm sóc, gần gũi gia đình thì có đến 24,8% lựa chọn lý do gần nhà. Tỷ lệ thấp nhất là các lý do khác nhƣ phù hợp với bản thân, phù hợp chuyên ngành, …với 10,3% bởi lẽ công việc ở đây chi phối sự lựa chọn của ngƣời làm chứ không chịu sự chọn lựa. Qua đây cũng nhận thấy, ngƣời dân ở huyện thƣờng làm việc với lý do dễ xin việc, dễ làm và không cần trình độ, đây cũng là một trong những vấn đề khiến công tác đào tạo nghề của địa phƣơng gặp rất nhiều khó khăn.
Trong quá trình tìm việc, các kĩ năng cần có là một trong các yếu tố cơ bản nhất, ngoài ra còn có một số tác nhân khác quyết định việc ngƣời tìm kiếm việc có nhận đƣợc công việc hay không, cụ thể ở bảng sau:
Bảng 5.9 : Nhân tố giúp ngƣời làm chọn đƣợc công việc hiện tại
Nhân tố chọn đƣợc việc Tần số Tỷ lệ (%) Nhờ bạn bè, ngƣời thân 61 52,1 Tiền bạc 5 4,3 Trình độ 29 24,8 Có kinh nghiệm 17 14,5 Khác 5 4,3 Tổng 117 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và xử lý bằng SPSS)
Những mối quan hệ thân tình, bạn bè đƣợc xem là nhân tố phổ biến nhất khi tìm việc, có đến 52,1% cho rằng nhƣ vậy, nhân tố này chủ yếu ở ngƣời làm công việc làm thuê và làm nông nghiệp, nhân tố trình độ tác động đến ngƣời làm công nhân viên chức và kinh doanh (24,8%), các nhân tố nhƣ tiền bạc, tự bản thân tìm đƣợc,…ở mức tỷ lệ không cao, chỉ chiếm 4,3% trên tổng số.
57
Để đánh giá xem độ tuổi có ảnh hƣởng đến việc làm hay không, ta tiến hành kiểm định Chi bình phƣơng với giả thuyết H0: không có mối liên hệ giữa độ tuổi và việc làm. Qua kết quả kiểm định ta có Sig.= 0,000 < 0,005= mức ý nghĩa. Từ đó ta bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận có mối liên hệ giữa độ tuổi và việc làm ở mức ý nghĩa 5%.
Bảng 5.10 : Mối liên hệ giữa độ tuổi và việc làm
Độ tuổi Việc làm Tổng Chƣa Có 18 -25 28 41 69 26 – 30 3 32 35 31 – 35 0 16 16 36 – 40 2 7 9 Trên 40 0 21 21 Tổng 33 117 150
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và xử lý bằng SPSS)
Tuy nhiên phần mềm SPSS 21.0 lại đƣa ra kết quả số ô có tần suất mong đợi dƣới 5 là 3 ô, 30% > 20% nên kết quả kiểm định có thể không tin tƣởng đƣợc.
Ta tiến hành mã hóa lại biến và gom nhóm tuổi từ 5 nhóm lại còn 3 nhóm, sau đó kiểm định lại với giả thuyết H0 nhƣ trên và đƣợc kết quả ở bảng sau cùng với số ô có tần suất mong đợi dƣới 5 là 0 ô, 0% < 20%, vậy có thể tin tƣởng ở kết quả lần này.
Bảng 5.11 : Mối liên hệ giữa độ tuổi đã đƣợc gom nhóm và việc làm
Độ tuổi Việc làm Tổng Chƣa Có 18 -25 28 41 69 26 – 35 3 48 51 Trên 36 2 28 30 Tổng 33 117 150
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và xử lý bằng SPSS)
Dựa vào kết quả phân tích có thể thấy, số ngƣời chƣa có việc làm ở độ tuổi 18 – 25 là 28 ngƣời (chiếm 84,4%) và cũng độ tuổi này có việc làm cũng cao (35,9%). Đa số những ngƣời đƣợc phỏng vấn tuổi từ 26 trở lên đều đã có việc làm, do độ tuổi này ở vùng nông thôn nếu không học tiếp thì đã lập gia đình và tiếp nối nghề nông của gia đình, hoặc học xong đã lâu và tìm đƣợc công việc phù hợp.
58
Thêm vào đó, thông qua kiểm định Chi bình phƣơng với giả thuyết H0: Không có mối liên hệ nào giữa giới tính và việc làm. Qua kết quả kiểm định thì Sig. = 0,261 > 0,05 = mức ý nghĩa. Từ đó, ta chấp nhận H0 và kết luận không có mối liên hệ nào giữa giới tính và công việc. Ngoài ra phần mềm SPSS 21.0 còn đƣa ra ô có tần suất dƣới 5 là 0 ô (tƣơng đƣơng 0% < 20%).
Bảng 5.12: Mối liên hệ giữa việc làm và giới tính
Giới tính Việc làm Tổng
Chƣa Có
Nam 21 87 108
Nữ 12 3 42
Tổng 33 117 150
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và xử lý bằng SPSS)
Mặc dù số ngƣời nam và nữ trong quá trình phỏng vấn là chênh lệch cao nhƣng xét riêng về mỗi bên và so sánh thì tỷ lệ có việc và chƣa có việc không chênh lệch lớn, mỗi bên đều có từ 60-70% ngƣời có việc. Cho thấy trong xã hội hiện nay dù nam hay nữ thì cơ hội tìm đƣợc việc làm là ngang nhau, không còn mang nặng tƣ tƣởng ngày xƣa nhƣ nữ giới không nên ra ngoài làm việc, hay nữ giới phải lo nội trợ. Điều này cũng phần nào giúp xã hội ngày càng phát triển hơn nữa.