5.2.2.1 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s lần 1
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật đƣợc sửu dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phƣơng pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đƣợc sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
62
Thông thƣờng khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA), chúng ta sẽ sử dụng phƣơng pháp trích Priciple Components với phép xoay giữ gốc Varimax, Gerbing và Anderson (1998). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 5.15: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s lần 1 KMO và kiểm định Bartlett’s
Hệ số KMO 0,81 Kiểm định Bartlett’s
Giá trị Chi bình phƣơng 780,73
Bậc tự do df 120
Mức ý nghĩa (Sig.) 0,00
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và xử lý bằng SPSS)
Kết quả phân tích nhân tố EFA lần này ta có hệ số KMO có giá trị bằng 0,81 (0,5 < KMO = 0,81 < 1) và kiểm định Bartlett’s về sự tƣơng quan của các biến quan sát có giá trị Sig. = 0,00 < 0,5 điều đó chứng tỏ rằng các biến có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ta xem xét tới hệ số tải nhân tố trong bảng hệ số tải nhân tố sau khi xoay để tiến hành loại những biến không phù hợp trong mô hình.
5.2.2.2 Lượng biến thiên của các biến được rút trích theo phương pháp các thành phần chính (Principle Component Analysis) lần 1
Thông thƣờng chúng ta tiến hành loại bỏ những biến có hệ số tải nhân tố < 0,4 (Nguyễn Khánh Duy). Tuy nhiên, để đạt độ tin cậy cao cho mô hình, tác giả sẽ tiến hành loại hết tất cả những biến có hệ số tải nhân tố < 0,5 Hair et al (1998).
63
Bảng 5.16 : Hệ số tải nhân tố (Factor loading) lần 1
BIẾN QUAN SÁT Hệ số tải nhân tố
Trình độ học vấn 0,57 Vị trí nơi làm việc 0,53 Phụ cấp, bảo hiểm 0,65 Tình trạng hôn nhân 0,65 Diện tích đất canh tác 0,61 Giới tính 0,64
Quan hệ bạn bè ngƣời thân 0,58
Tiền bạc 0,58
Điều kiện làm việc 0,57
Thời gian làm việc 0,69
Áp lực công việc 0,61
Thông tin cơ hội việc làm 0,62
Vị trí nơi sống 0,65
Ý thức bản thân 0,51
Xu hƣớng xã hội 0,56
Sở trƣờng, kinh nghiệm 0,50
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và xử lý bằng SPSS)
Qua kết quả, ta nhận thấy không có biến nào có hệ số tải nhân tố < 0,5, vậy nên 16 biến này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể là các biến:
Trình độ học vấn, vị trí nơi làm việc, phụ cấp bảo hiểm, tình trạng hôn nhâ, diện tích đât canh tác, giới tính, quan hệ bạn bè ngƣời thân, tiền bạc. điều kiện làm việc, thời gian làm việc, áp lực công việc, thông tin cơ hội việc làm, vị trí nơi sống, ý thức bản thân, xu hƣớng xã hội và sở trƣờng, kinh nghiệm.
Tổng biến thiên của mẫu đƣợc giải thích của mô hình: (Total variances explanined), thỏa mãn điều kiện theo Gerbing & Anderson (1988), tổng phƣơng sai có khả năng giải thích đƣợc của mô hình đạt 59,89% tổng biến thiên của mẫu khảo sát. Nghĩa là, khả năng giải thích của mô hình khi ứng dụng thực tế, có khả năng giải thích đƣợc gần 60% giá trị thực tế.
Trong đó nhân tố 1 (gồm các biến: thời gian làm việc, sở trƣờng kinh nghiệm, điều kiện làm việc, áp lực công việc, vị trí nơi làm việc, trình độ học vấn) có khả năng giải thích cao nhất, tổng biến thiên của mẫu đƣợc giải thích bởi nhân tố 1 là 29,74%
Nhân tố 2 với các biến: tiền bạc, diện tích canh tác, quan hệ bạn bè ngƣời thân; giải thích đƣợc 15,09%
64
Nhân tố 3 gồm: xu hƣớng xã hội, vị trí nơi sống, giới tính, ý thức bản thân; giải thích đƣợc 8,04%
Thấp nhất trong số 4 nhân tố là nhân tố 4 gồm ba biến là thông tin cơ hội việc làm, tình trạng hôn nhân và phụ cấp bảo hiểm. Giải thích thấp hơn nhân tố thứ 3 là 1,04% với 7,0% giải thích.
Cả bốn nhân tố đều thỏa điều kiện chỉ số Eigenvalue đạt trên 1, Gerbing và Anderson (1988) nhằm hình thành các nhân tố có ý nghĩa thống kê.
5.2.2.3 Xoay nhân tố theo phương pháp Varimax
Các hệ số tả nhân tố (Factor loading) của các nhân tố đƣợc hình thành đề cho giá trị tối thiểu đạt 0,5 thỏa mãn điều kiện để nghiên cứu đạt ý nghĩa thực tiễn Hair et al (1998), đồng thời, khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố đạt tối thiểu 0,3 thỏa mãn điều kiện để mỗi biến quan sát tồn tại trong mô hình tập trung giải thích cho một nhân tố duy nhất Jabnoun & Al-Tamini (2003).
Bảng 5.17 : Bảng nhân tố đã xoay cuối cùng
BIẾN QUAN SÁT NHÓM NHÂN TỐ
1 2 3 4
Thời gian làm việc 0,80
Sở trƣờng, kinh nghiệm 0,68
Điều kiện làm việc 0,61
Áp lực công việc 0,52
Vị trí nơi làm việc 0,51
Trình độ học vấn 0,50
Tiền bạc 0,72
Diện tích đất canh tác 0,69
Quan hệ bạn bè ngƣời thân 0,58
Xu hƣớng xã hội 0,71
Vị trí nơi sống 0,68
Giới tính 0,56
Ý thức bản thân 0,53
Thông tin cơ hội việc làm 0,72
Tình trạng hôn nhân 0,70
Phụ cấp, bảo hiểm 0,65
65
Với những chỉ số ở bảng trên, có thể kết luận, mô hình phân tích nhân tố hoàn toàn có ý nghĩa thực tiễn, khả năng giải thích cho thực tế cao và hình hình thành 4 nhân tố có ý nghĩa gồm:
Nhân tố 1: nhân tố “Các nhân tố cơ bản” đƣợc hình thành từ 6 biến quan sát gồm: thời gian làm việc, sở trƣờng kinh nghiệm, điều kiện làm việc, áp lực công việc, vị trí nơi làm việc, trình độ học vấn.
Nhân tố 2: nhân tố “Điều kiện có sẵn” đƣợc hình thành từ 3 biến gồm: tiền bạc, diện tích canh tác, quan hệ bạn bè ngƣời thân
Nhân tố 3: nhân tố “Cá nhân và xã hội” đƣợc hình thành từ 4 biến gồm: xu hƣớng xã hội, vị trí nơi sống, giới tính, ý thức bản thân.
Nhân tố 4 : nhân tố “Thông tin hỗ trợ và gia đình” đƣợc hình thành từ 3 biến gồm: thông tin cơ hội việc làm, tình trạng hôn nhân và phụ cấp bảo hiểm.
5.2.2.6 Kết quả hệ số điểm nhân tố
Bảng 5.18 : Ma trận điểm nhân tố
BIẾN QUAN SÁT NHÓM NHÂN TỐ
1 2 3 4
Thời gian làm việc 0,35
Sở trƣờng, kinh nghiệm 0,34
Điều kiện làm việc 0,18
Áp lực công việc 0,12
Vị trí nơi làm việc 0,12
Trình độ học vấn 0,16
Tiền bạc 0,33
Diện tích đất canh tác 0,26
Quan hệ bạn bè ngƣời thân 0,27
Xu hƣớng xã hội 0,41
Vị trí nơi sống 0,36
Giới tính 0,30
Ý thức bản thân 0,21
Thông tin cơ hội việc làm 0,42
Tình trạng hôn nhân 0,49
Phụ cấp, bảo hiểm 0,35
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và xử lý bằng SPSS)
Cùng với kết quả phân nhóm nhƣ trên ta có các trị số của các biến tổng hợp cho từng trƣờng hợp quan sát nhƣ sau:
66
F1 = 0,35*Thời gian làm việc + 0,34*Sở trƣờng, kinh nghiệm + 0,18*Điều kiện làm việc + 0,12*Áp lực công việc + 0,12*Vị trí nơi làm việc + 0,16*trình độ học vấn
F2 = 0,33*Tiền bạc + 0,26*Diện tích đất canh tác + 0,27*Quan hệ bạn bè, ngƣời thân
F3 = 0,41*Xu hƣớng xã hội + 0,36*Vị trí nơi sống + 0,30*Giới tính + 0,21*Ý thức bản thân
F4 = 0,42*Thông tin cơ hội việc làm + 0,49*Tình trạng hôn nhân + 0,35*Phụ cấp, bảo hiểm.
Nhìn tổng thể, tất cả các biến thành phần đều tác động thuận chiều với biến tổng hợp ở từng nhóm nhân tố.
Các hệ số trong phƣơng trình nhân tố thể hiện mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến biến tổng hợp. Cụ thể, đối với nhóm “Nhân tố các nhân tố cơ bản” ta nhận thấy điểm các hệ số ở các biến điều kiện làm việc, trình độ học vấn, áp lực công việc, vị trí nơi làm việc có sự chênh lệch không cao, hai biến
thời gian làm việc và sở trường kinh nghiệm cũng vậy tuy nhiên hai biến này có hệ số cao hơn hẳn, nhất là biến thời gian làm việc với điểm số là 0,36; điều này cũng khá dễ hiểu, ngƣời dân ở huyện chủ yếu là đi làm gần nhà, mong muốn có thể có nhiều thời gian để chăm sóc cho gia đình, một số tƣờng hợp ngoài làm việc ở nơi làm đối với ngƣời không làm nông nghiệp là chính, thì sau thời gian đó còn phụ tiếp gia đình trồng trọt, chăn nuôi tạo thêm thu nhập. Những công việc đƣợc tính thời gian theo quy định của Bộ Lao động tất nhiên không nói đến, riêng những công việc nhƣ làm công nhân ở nhà máy, làm thuê, làm nông, thƣờng mất rất nhiều thời gian, nếu nhƣ vậy dễ ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời lao động nên thời gian làm việc đƣợc ngƣời dân chú trọng. Vì vậy biến thời gian làm việc sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đối với biến tổng hợp “Nhân tố các nhân tố cơ bản”.
Tuy 0,35 nhỏ hơn 0,36 nhƣng mức độ nhỏ hơn thật sự không quá cao, thế nên biến sở trưởng kinh nghiệm cũng đánh dấu đƣợc mức độ tác động đến biến tổng. Bất cứ ngành nghề, công việc nào cũng cần có yếu tố này, mặc cho có thể có vài việc đi khác xa với sở trƣờng, kinh nghiệm mà ta sở hữu, nhƣng thời gian về lâu về dài, ta cũng thay đổi và càng thích ứng với hoàn cảnh công việc mới, nhƣ vậy lại quay sang có kinh nghiệm có sở trƣờng ở lĩnh vực khác. Muốn có năng suất lao động cao đòi hỏi ngƣời lao động phải thành thục công việc, làm tốt nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Vậy nên, biến này đƣợc xếp thứ hai trong biến tổng hợp.
Tiếp theo đó, mức độ ảnh hƣởng của các biến còn lại đến biến tổng hợp lần lƣợt là 0,18 cho điều kiện làm việc, 0,16 cho trình độ học vấn, 0,12 cho cả áp lực công việc và vị trí nơi làm việc. Bốn biến trên có tỉ lệ không chênh lệch và cũng không cao tuy nhiên sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định chọn việc làm của ngƣời dân bởi điều kiện làm việc không tốt dễ làm cho ngƣời tham gia làm việc không phát huy hết khả năng, năng lực, các điều kiện về không gian làm việc, cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc,…rất cần cho quá trình làm việc, nó tác động trực tiếp đến thành quả lao động. Bên cạnh đó trình độ
67
học vấn càng cao càng hỗ trợ tối đa nhất cho quá trình tìm việc, cũng nhƣ quá trình tiếp thu nếu tham gia đào tạo nghề, học nghề, tiếp thu kiến thức mới bổ trợ cho công việc sắp tới, vì xã hội càng phát triển, càng đòi hỏi ngƣời dân ít nhiều cũng cần có một trình độ nhất định. Song song đó thì yếu tố áp lực công việc cũng tác động nhiều đến kết quả lao động, mọi thứ trong cuộc sống nói chung nếu để bản thân con ngƣời sống dƣới một áp lực to lớn, không thoải mái tinh thần, luôn luôn căng thẳng, lo lắng thì chắc chắn mọi việc ngƣời này làm đều không đạt hiệu quả cao. Và vị trí nới làm việc thuận lợi, ngƣời lao động dễ dàng di chuyển, dễ dang tiếp xúc với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thông tin truyền thông, hệ thống giao thông, v.v…đáp ứng nhu cầu tiện ích, nâng cao chất lƣợng cuộc sống , chất lƣợng công việc.
Đối với biến tổng hợp F2 – nhân tố “Điều kiện có sẵn” ta nhận thấy rằng điểm của các hệ số cũng chênh lệch không cao. Lớn nhất là điểm hệ số của biến tiền bạc với số điểm 0,33; số này cho thấy tiền bạc ảnh hƣởng mạnh đến biến tổng “Điều kiện có sẵn”. Trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp và trao đổi với ngƣời dân đƣợc phỏng vấn cũng nhƣ nhìn nhận thực tế, đối với những nhóm công việc kinh doanh, buôn bán nhỏ, nông nghiệp,…đòi hỏi ngƣời dân cần có tiền để đầu tƣ vào công việc, mặc khác ở các nhóm công việc khác cần có một khoảng chi phí nhỏ để có thể dễ dàng tìm việc hơn. Thế nên đây là biến tác động mạnh đến biến tổng hợp. Đứng thứ hai trong nhóm là biến quan hệ bạn bè ngƣời thân với 0,27 điểm. Đa phần ngƣời tìm việc đều cần đến sự hỗ trợ từ bạn bè, ngƣời thân để rút ngắn đƣợc thời gian tìm việc. Có thể bạn bè, ngƣời thân biết đƣợc những nơi tuyển lao động, hoặc chính họ truyền đạt kinh nghiệm, cách thức làm việc cho ngƣời dân (nhất là nghề nông và làm thuê). Xếp thứ ba với 0,26 điểm là biến diện tích đất canh tác. Ở yếu tố này đƣợc hiểu rằng ở huyện thuần nông nhƣ Cờ Đỏ, đất canh tác giống nhƣ một thứ “vật bất li thân”, đa số ngƣời dân không nhiều cũng ít đều cần có đất canh tác, vì theo thói quen, dù cho làm bất cứ nghề gì, thời gian rảnh rỗi ngƣời dân cũng trồng trọt, chăn nuôi để một phần tự cung cấp nhu yếu phẩm, một phần tạo thu nhập cải thiện kinh tế.
Nhân tố F3 – “Cá nhân và xã hội”, biến ảnh hƣởng lớn nhất với số điểm 0,41 là xu hƣớng xã hội, điều khiến biến này có mức ảnh hƣởng nhƣ vậy rất dễ giải thích, xƣa kia khi xã hội chƣa phát triển, chƣa đổi mới chủ yếu ngƣời dân lao động chân tay, chọn nghề cha truyền con nối, cho tới khi xã hội ngày một phát triển, hiện đại hơn, con ngƣời đƣợc đầu tƣ giáo dục cao hơn, thị trƣờng lao động càng đƣợc mở rộng song song đó những công việc chân tay dần đƣợc thay thế dần bởi những công việc trí óc, chính vì vậy ngƣời dân muốn tìm đƣợc công việc luôn luôn phải thay đổi mình, làm mới mình, tiếp thu nhiều thứ để chuẩn bị sẵn sang nhất mọi thứ có thể. Cũng nhƣ vị trí nơi làm việc ở nhóm nhân tố “Các nhân tố cơ bản”, biến vị trí nơi sống thể hiện sự thuận tiện nhất cho ngƣời dân khi quyết định chọn bất cứ công việc gì. 0,30 là điểm số của biến đứng thứ ba trong nhóm, biến giới tính, theo kết quả phân tích mối quan hệ giữa giới tính và việc làm ở trên cho rằng mức độ tìm việc giữa nam và nữ là ngang nhau, không có sự khác biệt, tuy nhiên tại đây mức ảnh hƣởng của giới tính đến biến tổng hợp khá cao vì dù khả năng tìm việc ngang nhau nhƣng đặc thù mỗi công việc đòi hỏi có thể khác nhau về giới tính, chẳng hạn
68
những công việc nặng nhọc, nguy hiểm thƣờng phù hợp hơn nếu để nam tham gia lao động, những công việc nhẹ nhàng, tỉ mỉ đa phần phù hợp cho nữ. Điều làm mức độ ngang nhiều về cơ hội tìm việc là do sự cân bằng của các ngành nghề trên thị trƣờng lao động hiện nay. Tuy là biến có điểm số thấp nhất trong nhóm với 0,21 điểm nhƣng ý thức bản thân lại không kém phần quan trọng. Bất kể là làm gì, sự nỗ lực, nhận thức của cá nhân là không thể thiếu, nếu dễ dàng từ bỏ khi không tìm đƣợc việc trong một thời gian thì có thể cả đời cũng không thể tìm đƣợc việc làm.
Cuối cùng là nhóm nhân tố “Thông tin hỗ trợ và gia đình”, trong nhóm này điểm số cao nhất là 0,49 cho biến tình trạng hôn nhân. Ở mỗi tình trạng hôn nhân đều có sự tác động mạnh đến vấn đề tìm việc làm. Đối với ngƣời không lập gia đình, họ muốn giúp đỡ cho cha mẹ, hoặc dành dụm để lập gia đình, tiết kiệm,... Mặc khác những ngƣời đã lập gia đình, họ muốn chăm lo kinh tế gia đình, nuôi nấng con cái,…dù cho ở trạng thái nào của hôn nhân ngƣời dân cũng đều muốn bản thân có đƣợc sự ổn định việc làm. Nếu có mong muốn mà không thể tiếp cận đƣợc nguồn thông tin việc làm, cũng nhƣ các lớp, khóa đào tạo, thì ngƣời dân khó chủ động trong vấn đề tìm việc làm, bởi không có sự liên kết cung – cầu lao động, điều này giúp biến thông tin cơ hội việc làm xếp ở vị trí thứ hai trong nhóm. Cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng với 0,35 điểm, là biến phụ cấp, bảo hiểm, vấn đề này luôn luôn đƣợc ngƣời dân quan tâm khi nhìn vào một bảng thông báo tuyển dụng, vì nó bảo đảm về quyền lợi và lợi ích sức khỏe của ngƣời dân khi tham gia lao động.