Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 67)

- Giải pháp về vốn

Khai thác nhiều nguồn vốn khác nhau từ trung ương đến địa phương, các quỹ tín dụng, quỹ giảm nghèo…để phục vụ công tác giảm nghèo.

Tổ chức các chương trình vay vốn tín dụng dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế. Đồng thời, đơn giản và gọn nhẹ về mặt thủ tục để người nghèo dễ hiểu trong việc tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh việc tổ chức cho vay vốn thì quản lý vốn là vấn đề cần được quan tâm. Vì phần lớn người nghèo vay vốn đều sử dụng không mấy hiệu quả nguồn vốn được giao do trình độ học vấn thấp, thiếu kinh nghiệm làm ăn…Chính vì vậy song song với việc cho vay vốn, cần tổ chức các buổi họp có sự tham gia của hộ nghèo và các bên liên quan để hướng dẫn cho hộ nghèo cách làm ăn, định hướng sản xuất, trao đổi kinh nghiệm làm ăn…giúp người nghèo sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tránh lãng phí.

- Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đầu tư hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng tại tất cả các thôn trong xã như: Giao thông, trường học, thủy lợi để thuận lợi cho cho đi lại, học tập và sản xuất của người dân. Tiếp tục thực hiện đề án xóa nhà tạm theo quyết định 167 của Thủ tướng Chính Phủ.

- Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền giáo dục

Cần nâng cao trình độ học thức cũng như nhận thức của người dân, đặc biệt là người nghèo. Việc làm này giúp người nghèo dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin phục vụ sản xuất, đồng thời áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Đảm bảo cho con em hộ nghèo được đi học đúng tuổi, không phải bỏ học giữa chừng bằng cách: Miễn học phí, tăng trợ cấp, giảm mức đóng góp các khoản phụ của học sinh và phụ huynh…

Tăng cường nhận thức cho người dân về sinh đẻ có kế hoạch. Làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, gây mất cân bằng giới tính gia tăng nghèo.

Tuyên truyền giáo dục ý thức giảm nghèo phù hợp với địa phương. Vận động các hộ nghèo thực hiện tốt các chính sách xã hội, chuyển đổi lối sản xuất lạc hậu sang sản xuất cải tiến mới. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của công cuộc giảm nghèo, toàn dân tích cực tham gia các chương trình giảm nghèo để thoát nghèo một cách bề vững.

- Giải pháp về cán bộ ban giảm nghèo

Tiến hành đồng bộ việc nâng cao trình độ nhận thức của người dân với việc tăng cường trình độ kiến thức, kỹ năng của người cán bộ làm công tác giảm nghèo. Người cán bộ cần lắng nghe ý kiến, thường xuyên trao đổi thông tin với người dân, làm việc nhiệt tình, hiệu quả theo sát với tiêu chí đề ra. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm giảm nghèo của các khu vực lân cận đạt thành công trong công tác giảm nghèo. Từ những kinh nghiệm học hỏi được, kết hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương sẽ đưa ra được những chương trình phù hợp, giúp người dân thoát nghèo nhanh, bền vững.

- Giải pháp về cơ chế chính sách

Đối với chính sách tín dụng: Cần phải xác định rõ đối tượng vay, mục đích vay, lãi suất cho vay và thời gian trả, tránh thủ tục rườm rà sách nhiễu.

Đối với chính sách xã hội: Cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề việc làm của người lao động, tạo công việc giúp người nghèo nâng cao thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống, thoát nghèo. Đồng thời, tăng cường các chính sách phúc lợi xã hội cho người nghèo địa phương.

Đối với chính sách thị trường: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân, ký các cam kết tiêu thụ sản phẩm như sản phẩm lâm nghiệp với các nhà máy sản xuất chế biến. Bên cạnh đó cần quy hoạch phân vùng sản xuất các loại mặt hàng nông lâm thủy sản cho phù hợp với đặc thù của từng thôn, giúp cho việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm dễ dàng thuận lợi.

một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Với những chính sách chưa phù hợp, kịp thời kiến nghị với cấp trên tìm hướng giải quyết. Thường xuyên tham khảo ý kiến của người dân để đưa ra những quyết sách phù hợp và hiệu quả nhất.

- Giải pháp về kinh tế

Đẩy mạnh phát triển kinh tế trọng điểm theo từng vùng. Chuyển dịch nền kinh tế từ tự cung tự cấp dần sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Phát huy khai thác thế mạnh về đất lâm nghiệp, sản xuất có hiệu quả các cây lâm nghiệp, dần đưa cây lâm nghiệp thành cây trồng thu nhập cao cho người dân địa phương. Khuyến khích tạo điều kiện cho các ngành nghề, dịch vụ phát triển, phấn đấu tăng dần tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ vào các năm tiếp theo. Tạo nên sự phát triển đồng đều của nền kinh tế.

- Giải pháp về đất đai

Đất là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Đất không thể phát sinh thêm, nhất là trong bối cảnh hiện nay dân số ngày một gia tăng, bình quân đất/1 nhân khẩu ngày càng bị thu hẹp. Chính vì vậy mà các giải pháp về đất đai trở nên quan trọng. Do đó, để giải quyết vấn đề đất đai, địa phương cần rà soát lại tình hình sử dụng, từ đó lên xây dựng lên các phương án sử dụng đất thích hợp hiệu quả. Cần tận dụng mọi nguồn đất, khả năng sản xuất trên đất để tăng thu nhập, tránh gây lãng phí đất.

- Giải pháp về y tế cộng đồng

Tiếp tục thực hiện các chính sách về y tế đối với các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương. Vận động người dân đến khám chữa bệnh, ngăn ngừa chữa bệnh bằng các hủ tục mê tín dị đoan.

- Giải pháp về trật tự an toàn xã hội

Đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, triệt phá tận gốc các tụ điểm cờ bạc. Kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng xấu chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, giúp người dân yên tâm sản xuất.

4.5.2. Gii pháp c th cho tng nhóm h

a) Đối với nhóm hộ thiếu đất sản xuất

- Sử dụng quỹ đất trống vào sản xuất. Hiện tại quỹ đất còn trống của xã là 96,11 ha. Với lượng đất này sẽ tiến hành phân chia để các hộ nghèo có

thêm đất sản xuất.

- Rà soát lại tình hình sử dụng đất để có phương án điều chỉnh phù hợp, nhất là đối với đất lâm nghiệp. Quỹ đất lâm nghiệp của xã tương đối lớn, tuy nhiên sự phân chia không đồng đều, có hộ được rất nhiều, hộ được ít, thậm chí có hộ không có, điều này do trước đây người dân chủ yếu canh tác nương rẫy nên khi chia đất lâm nghiệp thì phần đất hộ nào đã canh tác sẽ được nhận và giao cho quản lý. Vì vậy những hộ mới tách ra sau này hoặc từ nơi khác đến sẽ không có đất để sản xuất.

- Giao cho hộ nghèo canh tác đất nông nghiệp của hợp tác xã. Hiện nay xã có 5762,25 ha chiếm 68,91% tổng diện tích đất tự nhiên trong phạm vi quản lý của hợp tác xã, hằng năm đều cho đấu thầu sản xuất theo hình thức trả sản phẩm, giao cho hộ nghèo quản lý phần đất này sẽ giúp họ có thêm lương thực phục vụ cuộc sống.

- Song song với việc điều chỉnh lại đất đai, cần tăng mức độ thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, cải tạo đất.

b) Đối với nhóm hộ thiếu vốn

Tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo tiếp tục được vay vốn phát triển sản xuất. Với các loại vốn vay cần có ban quản lý vốn được thành lập từ đại diện thôn, xã. Ban quản lý sẽ theo dõi việc sử dụng phát triển nguồn vốn của các hộ nghèo, có ban quản lý vốn sẽ giúp người nghèo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn được vay.

Hỗ trợ vốn ngoài tiền mặt còn có thể thông qua các hình thức như: Hỗ trợ giá các loại giống cây trồng vật nuôi, phân bón…

c) Đối với hộ nghèo do thiếu thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất

Thường xuyên cập nhập thông tin thông qua các thông báo, in tờ rơi hướng dẫn thời vụ, kỹ thuật gieo trồng chăm sóc cây trồng vật nuôi. Cử cán bộ thường xuyên xuống cơ sở để kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh.

Mở thêm các lớp tập huấn về khuyến nông khuyến lâm cho người dân. Giới thiệu các giống cây trồng cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất cho người dân.

Hướng dẫn cách làm ăn thông qua việc giới thiệu các mô hình làm kinh tế giỏi. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm làm ăn giữa các hộ nghèo với những hộ khá-giàu trong xã.

d) Đối với nhóm hộ chưa biết cách làm ăn

Dựa vào khả năng của từng hộ để đưa ra các phương án thích hợp. Nếu hộ chưa biết nuôi trồng loại cây trồng vật nuôi nào thì tư vấn để hộ lựa chọn, thiếu vốn thì giải quyết các vấn đề về vốn…giúp họ có hướng đi cụ thể để họ vươn lên thoát nghèo.

e) Đối với nhóm hộ nghèo do đông con, lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội

- Vận động sinh đẻ có kế hoạch, sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả. Cần gắn liền biện pháp giáo dục với luật pháp để ngăn ngừa tình trạng này.

- Tăng cường nhận thức cho người nghèo, giúp họ hiểu về tác hại của nghèo đói để họ có ý chí vươn lên thoát nghèo không trông chờ vào ỷ nại vào sự giúp đỡ của nhà nước.

- Kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội bằng các biện pháp vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, xây dựng một cộng đồng lành mạnh.

f) Với nhóm hộ thiếu việc làm

Tiếp tục tạo điều kiện về mặt pháp lý, vốn cho lao động nghèo đi lao động xuất khẩu nước ngoài. Liên kết với các doanh nghiệp trong nước tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cơ sở chế biến tại địa phương phát triển. Với lợi thế về cây lâm nghiệp, tiếp tục mở rộng xưởng chế biến gỗ, nhận lao động thuộc các hộ nghèo vào làm việc kể cả lao động thời vụ và lao động chính thức. Bên cạnh đó với nhu cầu xây dựng nhà ở tại địa phương ngày một tăng hiện nay, thành lập đội ngũ xây dựng lành nghề để tăng thu nhập.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực tập nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe-Huyện Bắc Yên-Tỉnh Sơn La” tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Song Pe là một xã miền núi khó khăn của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Xã Song Pe có tổng diện tích đất tự nhiên là 8.361 ha. Bình quân diện tích đất tự nhiên là 8,34 ha/hộ. Diện tích đất nông nghiệp là 5762,25 ha chiếm 68,91% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 3685,24 ha bằng 44,91% tổng diện tích đất tự nhiên, còn lại đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ là 2073,36 ha bằng 24,80% tổng diện tích đất tự nhiên. Xã Song Pe có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Mường chiếm đa số với 3559 nhân khẩu chiếm 73%, còn các dân tộc khác với số lượng lần lượt là: dân tộc Dao 659 nhân khẩu chiếm 13,4%, dân tộc Mông 489 nhân khẩu chiếm 11%, dân tộc Thái 61 nhân khẩu chiếm 1,4%, dân tộc Kinh 69 nhân khẩu chiếm 1,2%, nhân khẩu toàn xã.

- Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhưng chưa phát huy được hiệu quả, các ngành nghề khác chưa phát triển. Mặc dù nhận được nhiều sự trợ giúp của Đảng, nhà nước tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn rất cao.

- Trình độ học vấn của người dân còn thấp, đa số học hết tiểu học, trung học cơ sở. Bình quân thu nhập của người nghèo rất thấp chưa đủ để bù vào các khoản chi của cuộc sống.

- Qua điều tra tổng hợp được một số nguyên nhân dẫn tới nghèo như: Đông nhân khẩu-ít lao động, chưa biết cách làm ăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu việc làm, ít đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu nước sản xuất, rủi ro sản xuất, lười lao động. Các nguyên nhân khác như: ốm đau bệnh tật, trình độ học vấn thấp, tệ nạn xã hội…

Trong đó ba nguyên nhân: Chưa biết cách làm ăn thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất đóng vai trò chủ đạo.

- Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN, với sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể xã Song Pe, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã dần được cải thiện, thông qua các chính sách như: Chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ việc làm tăng thu nhập, hỗ trợ người nghèo trong y tế cộng đồng, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ làm ăn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hỗ trợ người nghèo trong giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, Suối Quốc còn gặp phải nhiều khó khăn hạn chế như: Thiếu nguồn lực, trình độ dân trí thấp, các chính sách còn thiếu đồng bộ, hiệu quả công tác giảm nghèo chưa cao, thiếu tính bền vững.

- Các giải pháp đề xuất:

+ Giải pháp chung:

Giải quyết các vấn đề về vốn, tổ chức các chương trình cho vay vốn tín dụng dài hạn với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản gọn nhẹ đối với các hộ nghèo, cận nghèo; Điều chỉnh lại cơ cấu đất đai, tăng năng suất trên đơn vị diện tích, tăng vụ ba trồng màu, cải tạo đất; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện đường giao thông, xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước về phục vụ sản xuất; Tăng cường kiến thức kỹ năng của người cán bộ làm công tác giảm nghèo; Giáo dục tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí và nhận thức của người dân, giúp họ nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công cuộc giảm nghèo; Tạo nên sự đồng đều trong phát triển kinh tế, tăng cường hiệu quả của cây lâm nghiệp đối với đời sống của người dân, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông thoáng về chính sách tạo điều kiện cho các sơ sở sản xuất phát triển, chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nề kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội giúp người dân yên tâm sản xuất.

+ Giải pháp cụ thể:

Với nhóm hộ thiếu đất sản xuất: Giao cho họ phần đất trống, phần đất của hợp tác xã đang cho đấu thầu, chia lại một phần đất lâm nghiệp, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.

Với nhóm hộ thiếu vốn: Trợ giúp về vốn, giúp họ quản lý và sử dụng đồng vốn có hiệu quả.

Đối với hộ nghèo do thiếu thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất: Cung cấp các thông tin, kiến thức về trồng trọt chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn.

Với nhóm hộ chưa biết cách làm ăn: Dựa vào thực lực và tiềm năng của hộ để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Đối với nhóm hộ nghèo do đông con, lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội: Thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục, gắn liền với pháp luật giúp hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Với nhóm hộ thiếu việc làm: Tạo công ăn việc làm cho họ thông qua

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)