tại xã Song Pe
Qua quá trình điều tra phỏng vấn và thảo luận, chúng tôi đã thu thập được kết quả như sau:
Bảng 4.12. Phân tích sơđồ SWOT vềđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong giảm nghèo
Điểm mạnh (S)
- Nguồn lao động của các hộ nghèo tại xã còn dồi dào
- Người nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo.
- Người nghèo có mong muốn được học cách làm ăn mới, có công việc phù hợp để phát triển kinh tế thoát nghèo.
Điểm yếu (W)
- Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, khó khăn cho việc đi lại, trao đổi lưu thông hàng hóa.
- Trình độ dân trí thấp, thiếu khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
- Thiếu vốn, chưa mạnh dạn trong làm ăn, thiếu tính liên kết trong sản xuất, thiếu thông tin về thị trường sản phẩm.
- Quá trình quản lý, điều hành còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Cơ hội (O)
XĐGN là vấn đề trọng tâm ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội khác thông qua các chương trình, dự án giành cho người nghèo như y tế, giáo dục, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất... Do đó người nghèo có nhiều cơ hội hơn trong việc xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế.
Thách thức (T)
- Lạm phát gia tăng khiến giá cả bất ổn định. - Tỷ lệ hộ nghèo còn rất lớn. - Các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cần phải phù hợp, đúng với từng đối tượng nghèo, đồng thời phải thể hiện sự đồng nhất, rõ ràng và minh bạch. - Cần phải có kinh nghiệm quản lý, điều hành, giúp hộ nghèo thực hiện có hiệu quả các chương trình được hỗ trợ. (Tổng hợp kết quảđiều tra nông hộ).
Qua bảng 4.12 cho thấy: Bên cạnh những thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, người dân có mong muốn được thoát nghèo, ngày càng có nhiều hơn sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội khác cho người nghèo là những khó khăn thách thức gặp phải như: trình độ dân trí thấp, cơ chế chính sách đôi khi còn thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thiếu tư liệu sản xuất… Do đó, để giải quyết đói nghèo cần phải khắc
phục những khó khăn, xác định rõ phương pháp và mục tiêu từng việc làm cụ thể, giúp cho quá trình giảm nghèo đạt hiệu quả bền vững.