Vai trò của các tổ chức, cơ quan trong giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 59)

a)Vai trò của các tổ chức, cơ quan hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp

- Hỗ trợ về vốn: Tăng mức vốn hỗ trợ sản xuất, nâng mức vốn vay và các chương trình cho vay vốn tín dụng dài hạn với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản gọn nhẹ đối với các hộ nghèo, cận nghèo.

- Lập kế hoạch tổ chức sản xuất: Tăng cường các biện pháp bảo vệ sản xuất và đời sống, hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Có kế hoạch và chính sách thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phá hoại mùa màng các loại dịch bệnh cây trồng vật nuôi. Làm tốt công tác dự báo thời tiết, khí hậu, lịch thời vụ, dự báo bão, lũ lụt để người dân chủ động có kế hoạch sản xuất và phòng tránh hợp lý.

- Về kỹ thuật: Hỗ trợ trang bị công nghệ vật tư tiên tiến, đa dạng hóa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của hộ nghèo trên địa bàn xã. Mở lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt và lâm nghiệp cho những hộ nghèo trong xã, để

nâng cao kỹ năng trong sản xuất, từ đó họ biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đem lại hiệu quả cao.

- Thị trường nông sản: Thường xuyên tổ chức các hoạt động quản lý thị trường, mở rộng thị trường nông sản, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo, cung cấp kịp thời nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa cho người nông dân. Chống tình trạng tư thương ép giá, ép mua, ép bán các loại nông sản hàng hóa gây thiệt hại cho người sản xuất. Tổ chức phân phối công bằng và đúng đối tượng các mặt hàng có chính sách trợ giá, hỗ trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hộ nghèo.

- Lập kế hoạch lập kế hoạch chi tiêu cho người dân: Định hướng cho người dân sử dụng sử dụng vốn vay vào sản xuất một cách hợp lý như: Sự đúng thời điểm, thời vụ trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của hộ nghèo trên địa bàn xã. Định hướng chi tiêu cho các hộ đến mức tối thiểu nhất.

- Về vật tư: Tăng mức hỗ trợ về giống như: Có trợ giá cho những hộ nghèo khi mua giống vào sản xuất, hỗ trợ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ nghèo gặp nhiều khó khăn để họ ổn định sản xuất, thu hoạch năng suất cao hơn.

- Về máy móc, dụng cụ: Hỗ trợ cho hộ nghèo như: Lập từng nhóm hộ nghèo theo từng vùng trên địa bàn xã, mỗi nhóm hộ nghèo thường có số hộ trong khoảng từ 10 - 15 hộ. Tổ chức, cơ quan giao cho mỗi nhóm hộ máy móc, dụng cụ để nhóm mình tự sản xuất, bao gồm các loại máy như: Máy cày, tôn quay, máy vò…

b)Vai trò của các tổ chức, cơ quan trong giảm nghèo được thể hiện tại bảng 4.12.

Bảng 4.11. Vai trò của các tổ chức, cơ quan trong giảm nghèo STT Tên cơ

quan Chức năng, nhiệm vụ Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

1 UBND,

HĐND

Là nơi trực tiếp theo dõi, giám sát các hoạt

động giảm nghèo của xã. 58/60 96.67

2 Hội nông

dân

Trực tiếp tổ chức các hoạt động giảm nghèo như: tập huấn khuyến nông-khuyến lâm, tổ chức vay vốn…

50/60 83,33

3 Hội phụ nữ

Tổ chức các chương trình vay vốn hộ nghèo, vốn vay sinh viên nghèo, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình…

55/60 91,67

4 Hội cựu chiến binh

Trợ giúp xã trong các hoạt động liên quan

đến giảm nghèo. 20/60 33,33

5 Đoàn

thanh niên

Tham gia công tác tuyên truyền trong giảm nghèo, tổ chức, vân động các phong trào thanh niên nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻđối với công cuộc giảm nghèo. Đây cũng là tổ chức đoàn thể thường xuyên gần với cộng đồng.

32/60 53,33

6 Mặt trận tổ quốc

Giúp người dân hiểu và nắm bắt được chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nước trong giảm nghèo.

34/60 56,67 7 Già làng, trưởng bản Trực tiếp chỉđạo người dân thực hiện các

hoạt động phát triển kinh tế giảm nghèo 54/60 90,00

8 Y tế, giáo

dục Chăm sóc sức khỏe và học tập cho người dân. 48/60 80,00

(Tổng hợp kết quảđiều tra nông hộ).

Để thấy rõ được vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức trong công tác XĐGN, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn và cùng người dân lập ra sơ đồ VENN thể hiện mức độ quan trọng của các tổ chức như sau:

Hình 4.1. Sơđồ VENN thể hiện mức độ quan trọng của các tổ chức xã hội tác động đến giảm nghèo

Sơ đồ VENN cho thấy: Tổ chức có tác động lớn nhất đến giảm nghèo là già làng trưởng bản, tiếp đó lần lượt là: HĐND-UBND xã, hội phụ nữ, hội nông dân, y tế giáo dục, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, ít tác động nhất là hội cựu chiến binh xã.

Qua việc tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo tại xã sẽ xác định được tầm quan trọng của từng tổ chức đến công tác giảm nghèo, từ đó có những phương án phù hợp giúp công tác giảm nghèo đạt hiệu quả.

Công tác giảm nghèo tại xã Song

Pe Hội nông dân xã UBND HĐND Già làng, trưởng bản Y tế, giáo dục Khuyến nông Đoàn thanh niên HC CB MTTQ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)