Cơ cấu thu nhập của các hộ nghèo điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 54)

Tình hình thu nhập của các hộ điều tra được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.8. Cơ cấu Thu nhập của các hộ nghèo điều tra tại xã Song Pe

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT Chỉ tiêu Tổng thu Tỷ lệ (%)

1 Tổng thu nhập 1.958.761,15 100

1.1 Thu nhập trồng trọt 577.805,14 49,92

1.2 Thu nhập chăn nuôi 291.104,4 14,86

1.3 Thu nhập lâm nghiệp 0,243 0,00

1.4 Thu nhập nguồn khác 89.851,8 35,21

2 Tổng thu nhập bình quân/hộ/tháng 2.720,50 -

3 Thu nhập bình quân lao động /hộ/tháng 3.011,07 -

4 Thu nhập bình quân/khẩu/tháng 597,91 -

(Tổng hợp kết quảđiều tra nông hộ)

Qua điều tra về tình hình Thu nhập cho thấy: Tổng thu nhập của các hộ nghèo điều tra năm 2013 là 1.958.761,15 đồng, thu nhập bình quân/ hộ/ tháng là 2.720,50 đồng, thu nhập bình quân lao động/hộ/tháng là 3.011,07đồng, thu nhập bình quân/khẩu/tháng là 597,91 đồng. So với giá cả thị trường hiện nay nguồn thu nhập này còn rất thấp (dưới mức nghèo), chưa đáp ứng được hết những nhu cầu tối thiểu của con người.

Trong thu nhập của các hộ điều tra, nguồn thu nhập từ trồng trọt chiếm chủ yếu với 49,92%. Mặc dù bị nhiều dịch bệnh và giá cả bấp bênh nhưng chăn nuôi trong năm vừa qua cũng đã đóng góp 14,86% tổng thu nhập của hộ nghèo. Trong khi đó với diện tích từ lâm nghiệp chỉ chiếm 0,00% tổng thu nhập.

Ngoài nguồn thu nhập trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp, các hộ nghèo còn có nguồn thu nhập khác chiếm 35,21% như đi làm việc trong các công trình xây dựng, doanh nghiệp…, hiện nay nguồn thu này có chiều hướng gia tăng do nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng lên. Người lao động được giới thiệu các công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ học vấn của mình. Đồng thời nền kinh tế phát triển, kéo theo nhiều

ngành nghề khác cũng có cơ hội vươn lên như ngành xây dựng, đó cũng là nguồn thu nhập cho nhiều hộ nghèo tại địa phương.

Mặc dù lâm nghiệp và nghề phụ cũng có đóng góp vào thu nhập của hộ nghèo, nhưng so với trồng trọt và chăn nuôi thì đây còn là khoảng cách xa. Điều này do:

- Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ đạo trong định hướng phát triển kinh tế của xã. Sản xuất nông nghiệp đã có từ lâu đời và phù hợp với phong tục tập quán sản xuất của người dân địa phương.

- Trồng trọt phát triển, sản lượng tăng kéo theo sự phát triển của ngành chăn nuôi. Sự phối kết hợp giữa hai ngành này đã và đang mang lại hiệu quả nhất định trong quá trình vươn lên thoát nghèo của người dân.

- Thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi mang tính ổn định và bền vững hơn các ngành nghề khác. Các ngành nghề khác thường mang tính thời vụ và từng thời điểm nhất định. Khi công việc không phù hợp, lương thấp hay nhiều yếu tố tác động khác phải dừng lại thì nguồn thu này không còn, chỉ trừ trường hợp người lao động tìm được công việc mang tính chất ổn định lâu dài. Tuy nhiên để có được điều này thì người lao động phải được đào tạo cả kiến thức lẫn kỹ năng làm việc.

Qua đánh giá về thu - chi trên chỉ mang tính tương đối, nhưng đã thể hiện đúng về thực trạng nghèo đói của các hộ nghèo tại địa phương. Làm thế nào để tăng thu nhập, nâng cao mức tiết kiệm của hộ nghèo là vấn đề được địa phương luôn quan tâm và đưa lên hàng đầu. Trong các chiến lược xóa đói giảm nghèo cần phải chú ý đến cơ cấu thu - chi của hộ nghèo để có nhưng biện pháp điều chỉnh, hỗ trợ nhất định, giải quyết những khó khăn để hộ nghèo có thể vươn lên thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 54)