Đánh giá về nguyên nhân gây nghèo và nhu cầu của các hộ nghèo ở xã

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 55)

xã Song Pe

Qua điều tra thu thập thông tin từ các hộ nghèo về nguyên nhân dẫn tới nghèo đói, kết quả thu được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.9. Tổng hợp nguyên nhân nghèo của các hộđiều tra

STT Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ (%)

Xếp TT ưu tiên

1 Chưa biết cách làm ăn, thiếu kinh

nghiệm SX 40/60 66,66 I

2 Thiếu vốn 38/60 63,33 II

3 Ít đất sản xuất 27/60 45 III

4 Đông nhân khẩu,ít lao động 16/60 26,66 IV

5 Thiếu việc làm thêm 12/60 20 V

6 Rủi ro 12/60 20 V

7 Thiếu nước sản xuất 8/60 13,33 VI

8 Lười lao động 5/60 8,33 VII

9 Nguyên nhân khác 4/60 6,67 VIII

(Tổng hợp kết quảđiều tra nông hộ)

Qua bảng 4.9 ta thấy: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn nghèo của người dân địa phương. Trong đó nguyên nhân nhiều nhất phải kể đến đó là do người dân chưa biết cách làm ăn chiếm 66,66% ý kiến được hỏi. Chưa biết cách làm ăn gắn liền với thiếu kinh nghiệm sản xuất, đây là vấn đề lớn cần được giải quyết, dù được cấp vốn, đất hay các tư liệu sản xuất khác nhưng không biết cách để phát triển chúng thì không chỉ không có nguồn thu chênh lệch mà vốn gốc cũng không còn. Đó cũng là thực trạng diễn ra tại hầu hết các hộ nghèo của địa phương, điều đó nói lên tầm quan trọng của việc định hướng sản xuất, trồng cây gì? Nuôi con gì? Làm như thế nào cho đạt được hiệu quả? Đối với các hộ nghèo.

- Nguyên nhân thiếu vốn sản xuất cũng chiếm số lượng lớn với tỷ lệ 63,33% ý kiến của các hộ được hỏi. Vốn và cơ sở để người dân phát triển kinh tế, vốn giải quyết các vấn đề đầu tư như: Cây giống/con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, động vật… Tại địa phương trong những năm vừa qua có rất nhiều chương trình vay vốn của người nghèo với lãi suất thấp, tuy nhiên rất nhiều hộ ngại rủi ro… không dám vay vốn, hoặc vay nhưng đầu tư không hiệu quả.

- Ít đất sản xuất cũng là một nguyên nhân lớn gây nên nghèo cho các hộ, với 45% ý kiến của các hộ được hỏi. Đối với người dân nông thôn, đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu, đất để làm ra cây lương thực nuôi sống họ. Chính vì vậy không có đất hay có ít đất sản xuất đều ảnh hưởng lớn đời sống của hộ nghèo. Tuy nhiên theo điều tra, thực trạng ít đất sản xuất của hộ nghèo có một phần nguyên nhân không nhỏ từ chính bản thân họ. Điều này do:

Thứ nhất: Đất có giới hạn không thể phát sinh thêm, trong khi đó số nhân khẩu ngày một tăng, nhất là đối với các hộ nghèo.

Thứ hai: Mặc dù phần đất sản xuất đã có giới hạn, nhưng vì nhiều lý do mà rất nhiều hộ nghèo lại bán phần đất của mình đi cho các hộ khá hơn trong xã, dẫn tới thiếu đất sản xuất trong khi không có việc làm thêm.

- Đông nhân khẩu, ít lao động là thực trạng còn khá phổ biến, đồng thời là một trong những nguyên nhân gây đói nghèo với 28,33% ý kiến được hỏi. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn tồn tại mặc dù có sự can thiệp tích cực của địa phương. Nguồn thu nhập từ lao động chính đã ít, lại phải san sẻ cho những người không còn khả năng lao động và những người chưa có khả năng lao động, khiến họ vướng mãi vào vòng đói nghèo.

- Nguyên nhân thiếu việc làm thêm cũng chiếm 25% ý kiến các hộ được hỏi. Đất sản xuất ít, không có việc làm thêm khiến thu nhập của hộ nghèo càng thấp. Giải quyết vấn đề việc làm cũng không phải dễ, bởi việc làm ổn định cần người lao động phải có trình độ, trong khi trình độ lao động địa phương lại thấp.

- Rủi ro trong sản xuất, cuộc sống cũng chiếm 20% ý kiến tổng số hộ được hỏi. Rủi ro được xác định từ các yếu tố như: Thời tiết bất lợi, sự mất giá các loại mặt hàng sản xuất, dịch bệnh…

- Lười lao động là nguyên nhân chiếm 8,33% ý kiến các hộ được hỏi. Đây cũng chưa hẳn là kết quả chính xác nhất vì không phải ai cũng tự nhận bản thân mình chưa thực sự cố gắng trong lao động. Hộ nghèo lười lao động sẽ ít quan tâm đến sản xuất, một phần do họ không có ý chí thoát nghèo, đồng thời họ cho rằng thoát nghèo sẽ không còn được hưởng những ưu đãi của nhà nước đối với hộ nghèo.

- Nguyên nhân thiếu nước sản xuất chiếm 13,33% ý kiến số hộ được hỏi. Nước là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tại địa phương ngoài nguồn nước do mưa và ao hồ ra thì hầu như không có nguồn nước nào khác. Hệ thống kênh mương được xây dựng trên đồng ruộng một số kênh bỏ trống vì không có nước. Chính vì vậy ruộng đa số là sản xuất lúa một vụ, vụ còn lại trồng màu.

- Các nguyên nhân khác chiếm 6,67% ý kiến của các hộ được hỏi. Những nguyên nhân này bao gồm: Đau ốm bệnh tật, trình độ học vấn thấp, rượu chè cờ bạc…cùng với các nguyên nhân chủ đạo khác làm gia tăng đói nghèo cho người dân.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới nghèo của người dân địa phương, thực tế vẫn có thể còn tồn tại các nguyên nhân khác nữa trong bản thân các hộ nghèo. Chính vì vậy để thực thi các phương án xóa đói giảm nghèo cần tìm hiểu cụ thể nguyên nhân dẫn tới đói nghèo của từng hộ, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp giúp công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả.

Từ thực trạng đói nghèo, các hộ nghèo điều tra có nguyện vọng được thể hiện tại bảng 4.11.

Bảng 4.10. Nhu cầu, nguyện vọng của các hộ nghèo điều tra

STT Nguyện vọng Số hộ Tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(%)

Xếp TT Ưu tiên

1 Được vay vốn lãi suất thấp 41/60 68,33 I 2 Được giới thiệu việc làm 37/60 61,67 II 3 Được hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi

năng suất cao 32/60 53,33 II

4 Được tập huấn khoa học kỹ thuật 28/60 46,67 IV

5 Có thêm đất sản xuất 19/60 31,67 V

6 Được định hướng làm ăn 14/60 23,33 VI

7 Có nước sản xuất 11/60 18,33 VII

8 Được thêm trợ cấp của nhà nước 4/60 6,67 VIII (Tổng hợp kết quảđiều tra nông hộ).

Qua điều tra cho thấy: Nhu cầu được vay vốn lãi suất thấp chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,33% ý kiến số hộ được hỏi. Tiếp đó là nguyện vọng có việc làm để tăng thu nhập với 61,67%. Nhu cầu được tập huấn khoa học kỹ thuật và được hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ với tỷ lệ lần lượt là: 46,67% và 53,33%.

Có thêm đất, nước sản xuất cũng là nguyện vọng của không ít hộ nghèo, với tỷ lệ 31,67% và 18,33%. Đây cũng là nhu cầu tất yếu để tăng lương thực phục vụ cuộc sống.

Hai nhu cầu còn lại là được định hướng làm ăn và được thêm trợ cấp của nhà nước thường ở các hộ trẻ mới tách ra ở riêng và một số hộ còn lười lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 55)