Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 37)

3.4.1.1. Số liệu thứ cấp

Đây là những số liệu trong các báo cáo tổng kết, thống kê tình hình kinh tế xã hội, số liệu đánh giá nghèo đói của HĐND-UBND xã Song Pe. Em sử dụng phương pháp này để có được số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội tại xã Song Pe - Huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La; Thông qua việc tham khảo các tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội của xã giúp cho người nghiên cứu hình dung được tình hình nghèo đói, những vấn đề

thuận lợi, khó khăn của người dân đang sinh sống trên địa bàn xã, kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2010-2015, báo cáo mục tiêu giảm nghèo năm 2011 và 2013, báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo năm 2013. Qua đó để thấy được thực trạng nghèo đói của cộng đồng người dân trên địa bàn xã.

3.4.2. Thu thp thông tin sơ cp

3.4.2.1. Số liệu sơ cấp

Số liệu thứ cấp không đáp ứng đủ yêu cầu nghiên cứu đề tài nên cần thu thập thêm các số liệu mới. Các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính sẽ được sử dụng kết hợp trong đề tài. Đây là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông tin, số liệu thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)... Một số phương pháp cụ thể sẽ được sử dụng trong các bước nghiên cứu như sau:

- Chọn điểm nghiên cứu: Trước tiên căn cứ vào các tiêu chí phân loại hộ được áp dụng tại xã và tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề giảm nghèo và đưa ra cách chọn mẫu về hộ nghèo trong xã. Trong xã có tổng là 10 bản, em tiến hành chọn 3 bản để điều tra vì các hộ trong 3 bản đó có thu nhập thấp tỉ lệ hộ nghèo cao, điều kiện kinh tế khó khăn. Từ đó, xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của cộng đồng dân tộc tại 3 bản nói riêng và địa bàn xã nói chung. Sau khi xây dựng bảng câu hỏi sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu.

- Chọn hộ nghiên cứu: Trong 3 bản: Liếm Xiên, Suối Chanh, Bản Pe. Em tiến hành điều tra 60 hộ. Trong đó: Bao gồm 20 hộ cận nghèo; 20 hộ nghèo; 20 trung bình. Bản Liếm xiên 5 hộ cận nghèo, 5 hộ nghèo, 5 hộ nghèo,5 hộ trung bình. Bản Suối Chanh 5 hộ cận nghèo, 5 hộ nghèo, 5 hộ trung bình. Bản pe 10 hộ cận nghèo, 10 hộ nghèo, 10 hộ trung bình.

Việc phân loại cũng như chọn hộ điều tra dựa trên những tiêu chí cơ bản sau: Bảng 3.1. Tiêu chí phân loại hộ năm 2011 STT Các nhóm hộ Tiêu chí phân loại Nhà cửa Tài sản, phương tiện đi lại Có đủ thức ăn Số gia súc, gia cầm Đất sản xuất 1. Nhóm hộ trung binh - Nhà cửa được xây dựng kiên cố1-2 tầng. có đủđồ dùng sinh hoạt - Xe máy (từ 12-20 triệu đồng), xe đạp. - Ti vi, Tủ lạnh - Có các loại tài sản có giá trị - Cơ bản có đầy đủ lương thực thực phẩm Từ 10- dưới 20 triệu đồng Đất sản xuất nhiều (>4 sào/khẩu) 2. Nhóm hộ nghèo - Nhà cửa được xây dựng bán kiên cố, nhà tạm - Xe máy (giá trị thấp), xe đạp. - Có ít tài sản có giá trị - Có đủ lương thực, thực phẩm tiêu dùng thường ngày Từ 5 - dưới 10 triệu đồng Đất sản xuất ít (2-4 sào/khẩu) 3. Nhóm hộ cận nghèo - Nhà cửachủ yếu tạm bợ, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày còn thiếu -Xe máy(giá trị thấp), xe đạp hoặc không có phương tiện. - Không có tài sản có giá trị - Lương thực đôi khi còn thiếu đa số là loại chất lượng trung bình Từ 1 dưới 5 triệu đồng Đất sản xuất ít, không có đất sản xuất

(Nguồn: UBND xã Song Pe)

+ Bản Pe là bản nằm ở trung tâm xã, cơ sở hạ tầng và các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội đều cao hơn so với các bản khác trong xã

+ Bản Suối Chanh là bản nằm trên vùng cao trong xã điều kiện giao thông còn tương đối khó khăn; nền kinh tế còn phát triển ở mức thấp kém

+ Bản Liếm Xiên là bản nằm trên vùng đồi núi cao, cơ sở hạ tầng và đường giao thông đi lại khó khăn các điều kiện kinh tế kém phát triển

3.4.1.2. Phương pháp tổng hợp, xử lí số liệu

- Tổng hợp, xử lý số liệu bằng các phần mềm chuyên dụng trên microsoft Excel.

- Tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu.

- Xử lý các thông tin định tính: các số liệu thu thập được biểu thị thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Xử lý thông tin định lượng: thu thập từ các tài liệu thống kê, báo cáo được thể hiện qua hình vẽ bảng biểu.

- Sử dụng một số phương pháp cụ thể trong nghiên cứu thống kê như: + Một số công cụ của PRA như biểu đồ, so sánh ghép đôi, phương pháp cho điểm.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Song Pe

4.1.1. Điu kin t nhiên

a) Vị trí địa lý

Song Pe là một xã vùng III gập ghềnh đồi nối địa hình dốc, nằm ở phía Tây của huyện Bắc Yên có tổng diện tích tự nhiên là 8.361 ha. Phía Bắc giáp với xã chin vàn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; Phía Nam giáp với xã Hồng Ngài, Huyện Bắc yên, tỉnh Sơn La; Phía Đông giáp với xã Thị Trấn Bắc yên, tỉnh Sơn la; Phía Tây với xã Mường Khoa, huyện Bắc yên, tỉnh Sơn La (UBND xã Song Pe, 2013)[9].

b) Địa hình địa chất

- Địa hình: Xã Song Pe do đặc thù đồi núi cao dốc đứng với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa bàn của xã, tạo nên một địa hình tương đối phức tạp, với độ cao trung bình từ 45 - 350m so với mặt nước biển. Địa hình xã cao về phía Nam, thấp dần về phía Bắc Đông Nam, có những đồi núi cao bao bóc xen kẽ và xen kẽ những thung lũng nhỏ, tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những thung lũng này có độ dốc khá lớn. Do vậy giao thông đi lại vào các xóm gặp nhiều khó khăn.

- Địa chất: Đất chủ yếu là đất feralit trên các đồi núi, có tầng đất canh tác 20-25cm, phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển.

c) Khí hậu thủy văn

- Khí hậu: Xã Song Pe nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình năm 22ºC, độ ẩm không khí trung bình năm 82%. Mua mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa trung bình năm 2.097mm, mưa nhiều vào tháng 6 và tháng 7, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm. Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.

- Chế độ thủy văn: Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình khá lớn so mặt nước biển. Trên địa bàn xã có hệ thống sông, suối chạy qua và hồ dự trữ nước tưới tiêu như: Sông Đà lưu lượng nước bình quan hàng năm 3,06m3

những con suối như: Suối cao, Suối lạnh khá thuận lợi để phục vụ cho sinh hoạt và phát triển sản xuất trong địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Tình hình sử dụng đất đai

Theo kết quả kiểm kê đất đai đến hết năm 2013, tình hình sử dụng đất của xã Song Pe được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Song Pe năm 2013 TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 8361,00 100 1 Đất nông nghiệp NNP 5762,25 68,91 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2073,36 24,80 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 1822,86 21,80 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 149,43 1,78 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 00 00 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 1673,43 20.01 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 250,50 2,99 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3685,24 44,07 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1832,51 21,91 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RSD 1852,73 22,16 1.3 Đất cho nuôi trồng thủy sản NTS 3,65 0,04

2 Đất phi nông nghiệp PNN 749,56 8,96

2.1 Đất ở tại nông thôn DNT 17,77 0,21

2.2 Đất chuyên dùng CDG 40,98 0,49

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,47 0,01

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 00 00

2.2.3 Đất an ninh CAN 00 00

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi NN CSK 0,15 0,00 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 40,36 0,48 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 00 00 2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 7,20 0,08 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 683,61 8,17

3 Đất chưa sử dụng CSD 1849,19 22,12

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 00 00 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1849,19 22,12 3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 00 00

Xã Song Pe có tổng diện tích đất tự nhiên là 8.361 ha. Bình quân diện tích đất tự nhiên là 8,34 ha/hộ. Diện tích đất nông nghiệp là 5762,25 ha chiếm 24,80% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 3685,24 ha bằng 44,07% tổng diện tích đất tự nhiên, còn lại đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ là 2073,36 ha bằng 24,80% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn tuy nhiên giá trị thu được lại rất nhỏ, chưa xứng đáng với tiềm năng đất đai, người dân vẫn sống chủ yếu dựa vào đất nông nghiệp là chính. Ngoài ra còn có diện tích đất phi nông nghiệp với 749,56 ha chiếm 8,96% và đất chưa sử dụng là 1849.19 ha chiếm 22,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung lượng đất chưa sử dụng của xã còn tương đối lớn, có thể phát triển mở rộng sản xuất từ quỹ đất này.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tình hình dân số, dân tộc và lao động

- Dân tộc: Xã Song Pe có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Mường chiếm đa số với 3559 nhân khẩu chiếm 73%, còn các dân tộc khác với số lượng lần lượt là: dân tộc Dao 659 nhân khẩu chiếm 13,4%, dân tộc Mông 489 nhân khẩu chiếm 11%, dân tộc Thái 61 nhân khẩu chiếm 1,4%, dân tộc Kinh 69 nhân khẩu chiếm 1,2%, toàn xã.

- Dân số: Toàn xã có 10 Bản, 1002 hộ và 4493 nhân khẩu. Bản đông nhất là Bản Pe 1262 nhân khẩu chiếm 28,08% tổng số nhân khẩu toàn xã, xóm thưa dân nhất là Bản Mới A với 83 nhân khẩu chiếm 1,84% tổng số nhân khẩu toàn xã.

Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động xã Song Pe STT Bản Số hộ Số nhân khẩu Số lao động Số hộ Tỷ lệ (%) Nhân khẩu Tỷ lệ (%) Lao động Tỷ lệ (%) 1 Bản Pe 278 27,74 1262 28,08 576 28,24 2 Bản Chanh 120 11,98 607 13,50 220 10,78 3 Suối Song 91 9,08 407 9,05 198 9,71 4 Bản Nguồn 104 10,37 487 10,83 205 10,05 5 Bản Ngậm 95 9,48 495 11,01 280 13,73 6 Liếm Xiên 52 5,18 248 5,51 132 6,47 7 Mới A 14 1,39 83 1,84 28 0,10 8 Suối Quốc 31 3,09 195 4,34 54 2,64 9 Suối Chanh 35 3,19 221 4,91 83 4,07 10 Bản Mong 182 18,16 488 10,86 263 12,89 Tổng cộng 1002 100 4493 100 2039 100

(Nguồn: Thống kê của Ban dân số-gia đình và trẻ em xã Song Pe năm 2013)

- Lao động, việc làm: Số người trong độ tuổi lao động là 2039 người, trong đó số lao động nữ là 1025 lao động, lao động nam là 1014 lao động. Trình độ lao động còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề nên chất lượng nguồn lao động chưa cao. Việc làm chính của lao động là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra các ngành nghề khác chưa phát triển. Tuy nhiên với yếu tố trình độ lao động còn thấp và nhiều yếu tố tác động khác mà năng suất lao động thấp, chưa tương xứng với tiềm năng lao động của địa phương. Để phát triển nguồn lao động đạt hiệu quả sản xuất, xã đã có nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể như: tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, hỗ trợ giống cây trồng phân bón, hỗ trợ việc làm, vay vốn lãi suất thấp…cho việc phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

4.1.2.2. Văn hóa xã hội

- Phong tục tập quán: Là xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang những phong tục tập quán riêng biệt, đó vừa là nét phong phú, vừa là vấn đề đòi hỏi cần có sự quan tâm thiết thực của xã trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Trong những năm qua xã

thường xuyên xây dựng các phong trào đến từng thôn Bản như các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ-thể dục thể thao, các phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”, “làng văn hóa”, “toàn dân xây dựng đời sống mới”… cùng với sự phối kết hợp của các tổ chức trong xã nhằm mục đích kết nối cộng đồng, tăng cường khối đại đoàn kết, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của người dân.

- Trình độ dân trí: Hiện nay số người đi học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học bắt đầu tăng hơn so với những năm trước. Xã cũng đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, số người không biết chữ ít (chủ yếu là người già), do đó việc tuyên truyền vận động người dân thực hiện theo đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của xã hội thì trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, nhiều người còn có quan niệm chưa đúng về học tập, nên lượng học sinh chỉ học đến cấp II còn cao.

- Công tác y tế, dân số: Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền và các đoàn thể trong xã. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng như nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình…ngày càng được chú trọng.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Hệ thống giao thông toàn xã dài 157,91 km, đã cứng hóa được 13,8% trong đó:

+ Giao thông đối ngoại: Xã có đường quốc lộ 37 đi qua, chiều dài 7 km, nền đường 9m, lề đường mỗi bên 1,5m, lòng đường 6m, mặt đường trải dựa chất lượng tốt.

+ Giao thông liên xã: Chin Vàn - Phiêng Ban, Mường Khoa - Tạ Khoa có chiều dài 24 km, nền đường 5m, mặt láng nhựa 3,5m, lề đường mỗi bên 0.75m, chất lượng trung bình.

+ Giao thông liên xóm: Có 10 tuyến dài khoảng 20km, nền đường 2,5m, lòng đường 2,3m, lề dường mỗi bên 0,2m, đã cứng hóa được 1 tuyến dài 0,1 km, còn lại là đường cấp phối, đường đất đã xuống cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điện lưới: Trên đại bàn xã có 13 km tuyến đường dây trung thế 35 kv và 110 kv chạy qua, có 9 trạm biến áp 0,4 kv. Hệ thống điện đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và đang có dự án cải tạo nâng cấp lưới điện để cấp điện

cho các chạm biến áp đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong xã và hiện tại có 65% hộ gia đình trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Thủy lợi: Hệ thống cấp nước tưới nông nghiệp được dẫn bằng kênh mương nội đồng, tổng chiều dài là 5 km, kênh mương đã được cứng hóa là 4 km, chưa cứng hóa 1 km, tỷ lệ được cứng hóa chiếm 20%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho người dân xã Song Pe - huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. (Trang 37)