Đất là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Đất ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới kinh tế của các hộ nghèo, từ đó kéo theo hàng loạt các vấn đề về lương thực. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra được thể hiện tại bảng 4.6.
Bảng 4.6. Cơ cấu sử dụng đất của các hộđiều tra STT Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Đất thổ cư 1.210 O,92 1.1 Đất nhà ở 1.200 99,17 1.2 Đất vườn 0,010 0,83 2 Đất nông nghiệp 128,280 98,50 2.1 Đất trồng lúa 3,120 2,43 2.2 Đất trồng mầu 124,927 97,38
2.3 Đất trồng cây ăn quả 0,102 0,08
2.4 Đất ao 0,131 0,10
2.5 Đất trồng cây công nghiệp - -
3 Đất lâm nghiệp 0,614 0,47 3.1 Rừng trồng - - 3.2 Đất trống 0,302 49,18 3.3 Đất lâm nghiệp khác 0,312 50,82 4 Đất khác 0,126 100 Tổng diện tích các hộđiều tra 130,230 100 (Tổng hợp kết quảđiều tra nông hộ)
Qua số liệu điều tra tại bảng 4.6 cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên của các hộ điều tra là 130,230 ha, chiếm 1,56% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Diện tích đất tự nhiên bình quân của các hộ điều tra là 2,17 ha, thấp hơn diện tích bình quân chung của xã.
Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 128,280 ha, tương ứng 98,50% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất trồng mầu là 124,927 ha chiếm 97,38%. Cây nông nghiệp đa phần là ngô, sắn. Tuy với diện tích lớn, nhưng thu nhập từ nông nghiệp còn rất hạn chế do giá cả thấp, không ổn định. Đất trồng lúa chiếm tỷ lệ nhỏ hơn với 3,120 ha chiếm 2,43%. Đây chủ yếu là đồi núi dốc không làm được ruộng lúa nhiều.
Đất lâm nghiệp chiếm diện tích nhỏ hơn đất nông nghiệp, với 0,614 ha chiếm 0,47% tổng diện tích đất tự nhiên. Các loại cây trồng chủ yếu là:,bạch đàn, còn các loại cây trồng khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Diện tích đất lâm nghiệp nhỏ, sản xuất phụ thuộc vào điều kiên tự nhiên, cộng thêm phương thức sản
xuất còn lạc hậu khiến năng suất chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân.
Đất thổ cư của các hộ điều tra là 1,210 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất ở chỉ đủ để làm nhà ở và một số công trình phụ khác, nơi ở cho gia súc, gia cầm còn hạn hẹp. Đất vườn trồng rau, quả…tuy nhiên chưa mang lại được giá trị kinh tế.
Ngoài ra còn có các loại đất khác, nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, đó là đất soi bãi. Loại đất này mang lại giá trị thu nhập không đáng kể.
Với tình hình sử dụng đất như trên, để đảm bảo cuộc sống cho người dân cần có sự điều chỉnh tích cực cơ cấu cây trồng, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, giúp người dân có đủ lương thực phục vụ cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.