Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 68)

Bảng 4.15 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của Kienlongbank- Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ năm 2011- 6/2014

Chỉ tiêu Số tiền Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2014 Tổng dƣ nợ 630.731 770.972 985.196 1.098.003 Dƣ nợ bình quân 513.267 700.852 878.084 1.041.599 Tổng nợ xấu 3.858 4.630 5.509 5.975 Tổng DPRRTD 1.892 4.500 5.795 6.195 Trích lập dự phòng rủi ro 1.892 906 562 266 Nợ có khả năng mất vốn 2.024 1.583 1.229 1.044 Hệ số rủi ro tín dụng (%) 0,61 0,60 0,56 0,54 Hệ số DPRRTD (%) 0,30 0,58 0,59 0,56 Hệ số bù đắp vốn (%) 49,05 19,57 10,20 4,45 Hệ số khả năng mất vốn(%) 0,39 0,23 0,14 0,10

56

4.5.2.1 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số RRTD là một hệ số quan trọng trong đánh giá RRTD, nó phản ánh chất lƣợng của tín dụng. Hệ số RRTD càng thấp thì càng tốt. Theo Thông tƣ 21/2013/TT- NHNN quy định về mạng lƣới hoạt động NHTM do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành ngày 10/09/2013, hệ số RRTD của ngân hàng là 3% thì không đƣợc mở thêm chi nhánh.

Hệ số RRTD của chi nhánh giảm dần qua các năm, năm 2011 đến năm 2013 lần lƣợc là 0,61%; 0,60%; và 0,59%; 6 tháng đầu năm 2014 là 0,54%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng nợ xấu chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng dƣ nợ.

Hệ số rủi ro tín dụng theo thời hạn

Hệ số RRTD ngắn hạn năm 2012 là 0,60%, giảm 0,03% so với năm 2011. Từ năm 2012 đến nay, hệ số RRTD tăng liên tục, nhƣng tốc độ tăng không cao dao động từ 0,60% đến 0,66%.

Hệ số RRTD trung- dài hạn có xu thế giảm qua các năm, năm 2011 là 0,61% đến đầu năm 2014 còn 0,5%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của dƣ nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng nợ xấu ngắn hạn.

Bảng 4.16: Hệ số rủi ro tín dụng theo thời hạn của Kienlongbank- Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2014 Tổng nợ xấu 3.858 4.630 5.509 5.975 Nợ xấu ngắn hạn 1.042 1.250 1.763 2.017

Nợ xấu trung- dài hạn 2.816 3.380 3.746 3.958

Tổng dƣ nợ 630.731 770.972 985.196 1.098.003 Dƣ nợ ngắn hạn 165.391 209.904 279.261 303.454 Dƣ nợ trung- dài hạn 465.340 561.068 705.935 794.549 Hệ số rủi ro tín dụng 0,61 0,60 0,56 0,54 Hệ số RRTD ngắn hạn 0,63 0,60 0,63 0,66 Hệ số RRTD trung- dài hạn 0,61 0,60 0,53 0,50

57

Nhìn chung hệ số RRTD của ngân hàng Kiên Long chi nhánh Cần Thơ luôn ở mức thấp. Tình hình cho thấy công tác quản lý nợ của ngân hàng có hiệu quả. Ngân hàng cần phát huy lợi thế này, đảm bảo xếp hạn của ngân hàng luôn tốt, tạo sự tín nhiệm cho khách hàng.

Hệ số rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế

Thông qua bảng số liệu trên cho thấy, hệ số RRTD của theo thành phần kinh tế có sự tăng giảm không ổn định. Hệ số RRTD tƣ nhân, cá thể, hộ gia đình dao động từ 0,70%- 0,75%. Cụ thể từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 lần lƣợc là 0,73%, 0,75%, 0,70% và 0,71%.

Bảng 4.17: Hệ số rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế của Kienlongbank- Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Số tiền 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2014 Tổng nợ xấu 3.858 4.630 5.509 5.975 Nợ xấu tƣ nhân, cá thể, HGĐ 3.357 4.028 4.408 4.626 Nợ xấu cty, DN 502 602 1.102 1.349 Tổng dƣ nợ 630.731 770.972 985.196 1.098.003 Dƣ nợ tƣ nhân, cá thể, HGĐ 459.428 537.824 627.670 652.346 Dƣ nợ cty, DN 171.303 233.148 357.526 445.657 Hệ số rủi ro tín dụng 0,61 0,60 0,56 0,54 Hệ số RRTD tư nhân, cá thể, HGĐ 0,73 0,75 0,70 0,71 Hệ số RRTD cty, DN 0,29 0,26 0,31 0,30

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ năm 2011- 6/2014

Hệ số RRTD của công ty, doanh nghiệp dao động từ 0,26%- 0,30%. Hệ số RRTD tƣ nhân- cá thể- hộ gia đình cao hơn so với của công ty- doanh nghiệp, nhƣng nhìn chung vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

4.5.2.2 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng đánh giá khả năng đảm bảo an toàn hoạt động của tín dụng, nó cho biết trong 100 đồng dƣ nợ có bao nhiêu đồng dự phòng. Qua bảng 4.10 cho thấy, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 hệ số DPRRTD tăng liên tục từ 0,30% năm 2011 đến 0,58% năm 2012 và 0,59% năm 2013; 6 tháng đầu năm 2014 có hệ số DPRRTD là

58

0,56%. Điều này nói lên trong 100 đồng dƣ nợ có lần lƣợt 0,3 đồng bảo đảm năm 2011; có 0,58 đồng bảo đảm năm 2012, có 0,59 đồng bảo đảm năm 2013 và 0,56 đồng bảo đảm 6 tháng năm 2014. Số tiền này còn thấp hơn nhiều so với tổng dƣ nợ, ngân hàng cần bổ sung nguồn quỹ DPRRTD để đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng.

4.5.2.3 Hệ số khả năng mất vốn

Ngân hàng kinh doanh loại hình tiền tệ, huy động vốn sau đó đem nguồn vốn huy động đƣợc để cho vay. Hoạt động cho vay có thể bị rủi ro và dẫn đến hệ quả xấu nhất là mất vốn, ngân hàng không thể thu hồi nợ để trả cho ngƣời gửi. Hệ số khả năng mất vốn càng lớn thì khả năng ngân hàng bị mất vốn càng cao và ngƣợc lại.

Hệ số khả năng mất vốn giảm theo thời gian, năm 2011 là 0,39% còn 0,14% năm 2013 và 0,10% đầu năm 2014. Hệ số này có nghĩa là trong 100 đồng dƣ nợ thì nợ có khả năng mất vốn là từ 0,10 đồng đến 0,39 đồng.

4.5.2.4 Hệ số bù đắp vốn

Hệ số bù đắp vốn đảm bảo khả năng an toàn trong hoạt động tín dụng khi nợ xấu gặp rủi ro không thu đƣợc. Nợ xấu tăng liên tục qua mỗi năm, mà trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh giảm, nên hệ số bù đắp vốn cũng giảm. Hệ số bù đắp vốn là 49,05% năm 2011; 19,57% năm 2012; 10,20% năm 2013 và 4,45% của 6 tháng đầu năm 2014. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng nợ xấu đƣợc đảm bảo lần lƣợt trên 49,05 đồng, 19,57 đồng; 10,20 đồng và 4,45 đồng.

59

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 68)