Bảng 4.14: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Kienlongbank- Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Số tiền 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2014 Nguồn vốn huy động 669.357 885.544 1.100.731 1.227.671 Tổng nguồn vốn 690.152 918.352 1.152.387 1.285.539 DS cho vay 597.983 619.840 836.753 519.021 DS thu nợ 363.054 479.599 622.529 406.214 Tổng dƣ nợ 630.731 770.972 985.196 1.098.003 Dƣ nợ bình quân 513.267 700.852 878.084 1.041.599 Hệ số thu nợ (%) 60,71 77,37 74,40 78,27 Vòng quay tín dụng (Vòng) 0,71 0,68 0,71 0,39 Tổng dư nợ/ Vốn huy động (lần) 0,94 0,87 0,90 0,89 Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn (%) 91,39 83,95 85,49 85,41
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ năm 2011- 6/2014
4.5.1.1 Hệ số thu nợ
Thông qua chỉ tiêu hệ số thu nợ ta sẽ đánh giá đƣợc công tác thu hồi nợ của ngân hàng, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu nợ của ngân hàng càng tốt. Ngoài ra chỉ số này cũng phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.
Thông qua bảng 4.12 ta thấy, hệ số thu nợ có xu thế tăng qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2013 hệ số thu nợ lần lƣợc là 60,71%; 77,37% và 74,40%; tính đến 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ đạt 78,27%.
54
Có đƣợc điều này là do ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách quản lý hợp lý nhƣ : chính sách gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, đồng thời ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phƣơng thƣờng xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng…
4.5.1.2 Vòng quay tín dụng
Chỉ tiêu vòng quay tín dụng đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng nhanh và ngƣợc lại.
Qua bảng số liệu 4.12 cho thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 là 0,71 vòng, tƣơng đƣơng 16,96 tháng mới thu hồi đƣợc vốn và tiếp tục cho vay mới;Năm 2012 vòng quay tín dụng là 0,68 vòng tƣơng đƣơng 17,54 tháng mới thu hồi đƣợc vốn và tiếp tục cho vay mới. Vòng quay năm 2012 sụt giảm so với năm 2011, nguyên nhân là do tốc độ tăng của dƣ nợ bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Năm 2013 vòng quay tín dụng là 0,71 vòng tƣơng đƣơng 16,96 tháng mới thu hồi đƣợc vốn và tiếp tục cho vay mới; vòng quay tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 là 0,39 vòng tƣơng đƣơng 15,38 tháng mới thu hồi đƣợc vốn và tiếp tục cho vay mới . Vòng quay năm 2013 tăng so với năm 2012, nguyên nhân là do ngân hàng đã tăng cƣờng cho vay ngắn hạn, chủ yếu bổ sung vốn lƣu động cho các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp chứng tỏ ngân hàng có sự quan tâm nhiều hơn, linh hoạt hơn trong công tác cho vay. Đồng thời biết kết hợp tác động bằng nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nhƣ kiên trì, động viên, đôn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, để từ đó nâng cao chất lƣợng thu nợ và nguồn vốn của ngân hàng cũng đƣợc quay vòng nhanh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
4.5.1.3 Tổng dư nợ/ Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng, hệ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu hệ số lớn, có thể vốn huy động thấp hoặc tổng dƣ nợ quá cao. Ngƣợc lại, hệ số quá nhỏ cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động chƣa có hiệu quả.
Qua bảng số liệu 4.12 cho thấy hệ số tổng dƣ nợ trên vốn huy động tăng giảm không ổn định. Hệ số này dao động từ 0,87-0,94 lần, nghĩa là
55
0,87 đồng dƣ nợ sẽ có 1 đồng vốn huy động tha gia hay 0,94 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Giai đoạn năm 2011 đến 2013, hệ số này nhỏ chứng tỏ ngân hàng có khả năng tự chủ cao về nguồn vốn tại chỗ, tuy nhiên cần có kế hoạch để nguồn vốn đƣợc đƣa vào sử dụng có hiệu quả.
4.5.1.4 Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn
Đây là tỷ số đánh giá mức độ cho vay của ngân hàng có phù hợp hay chƣa. Nếu tỷ số này nhỏ thì ngân hàng đang gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng.
Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy, hệ số này không ổn định. Hệ số dao động từ 83,95% đến 91,39% cho thấy nguồn vốn của ngân hàng đạt hiệu quả trong công tác cho vay. Cứ 100 đồng vốn thì ngân hàng cho vay trên 83 đồng.