2.1.3.1 Doanh thu
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa trong kỳ của doanh nghiệp và là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền thu đƣợc từ việc kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu khác… Doanh thu bao gồm:
+ Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa đã bán ra, và dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp trong kỳ.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có đƣợc từ các khoản tài chính nhƣ: góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tƣ, mua bán chứng khoán, thu tiền lãi, cho vay…
15
+ Thu nhập khác là các khoản thu không từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhƣ: thanh lý tài sản cố định, thu tiền từ các khoản nợ khó đòi, bảo hiểm, bồi thƣờng…
2.1.3.2 Chi phí
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và các chi phí hoạt động trong quá trình mua nguyên liệu, sản phẩm và tiêu thụ. Việc tính toán chi phí là rất cần thiết, vì nó là cơ sở để các nhà quản lý đƣa ra quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Các khoản chi phí của doanh nghiệp đƣợc chia thành hai loại chính là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí do ngƣời công nhân trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lƣơng và các khoản phụ cấp theo lƣơng phải trả.
Chi phí ngoài sản xuất gồm:
+ Chi phí bán hàng là chi phí phục vụ cho quá trình lƣu thông hàng hóa, chi phí bốc xếp, vận chuyển hàng hóa.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp nhƣ chi phí điều hành, hội nghị…
2.1.3.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy từ doanh thu sau khi đã khấu trừ tất cả chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
Theo kinh tế học thì lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tƣ nhận thêm nhờ đầu tƣ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí có liên quan đến khoản đầu tƣ đó, bao gồm cả chi phí cơ hội, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
2.1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ số ROA cho biết đƣợc khả năng bao quát của công ty trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. ROA giúp xác định hiệu quả kinh doanh của
16
100 đồng tài sản, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng tốt, doanh nghiệp có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trƣớc những biến động của nền kinh tế.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cho biết trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì càng tốt vì lợi nhuận đƣợc tạo ra trên một đồng doanh thu càng cao.