Thực trạng các biện pháp đã tiến hành để kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Thực trạng các biện pháp đã tiến hành để kiểm soát rủi ro tín dụng

tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Bắc Đà Nẵng

Song song với việc tăng trưởng hoạt động tín dụng trong cho vay KHDN, Chi nhánh đã triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN nhằm đảm bảo an toàn về vốn, một số biện pháp đã được Chi nhánh triển khai thực hiện trong thời gian qua như sau:

a. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn

Khi có đề nghị vay vốn của DNVV, Chi nhánh tiến hành thẩm định tư cách khách hàng vay vốn, nếu không đáp ứng những điều kiện vay vốn theo quy định của Vietinbank thì Chi nhánh sẽ chủ động từ chối cho vay nhằm tránh được rủi ro xảy ra và đảm bảo cho chi nhánh không đối diện với nguy cơ tổn thất cao. Cụ thể:

Về vị trí địa lý: DNVV phải ở hoặc có trụ sở kinh doanh cùng địa bàn hoặc giáp ranh với ngân hàng cấp tín dụng. Điều này nhằm đảm bảo các khoản cấp tín dụng được kiểm soát dễ dàng trước, trong và sau khi cho vay.

Về năng lực pháp luật dân sự: Vietinbank chỉ cấp tín dụng cho DNVV có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự.

Về chấm điểm xếp hạng tín dụng: Thực hiện cấp tín dụng cho DNVV được chia làm 2 loại: Đối với DNVV không có bảo đảm bằng tài sản thì xếp hạng tín dụng đạt A trở lên, và đối với DNVV có bảo đảm bằng tài sản thì xếp hạng từ BB trở lên và phải đáp ứng các điều kiện còn lại.

Về năng lực tài chính: Vietinbank chỉ cấp tín dụng đối với các DNVV có năng lực tài chính lành mạnh để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Bảng 2.5: Điều kiện cấp giới hạn tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Bắc Đà Nẵng

Chỉ tiêu Thuộc địa bàn hoặc giáp ranh Năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự Chấm điểm xếp hạng Hệ số tự tài trợ Kết quả SXKD BCTC Uy tín trong quan hệ TD Cấp GHTD không có TSĐB Có Đầy đủ A trở lên >20% ROE >= 5% Kiểm toán Có uy tín Cấp GHTD có TSĐB Có Đầy đủ BB trở lên >15% Có lãi Có Có uy tín

(Nguồn: Quy định cấp GHTD – Vietinbank)

Như bảng trên ta thấy, đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì BCTC không bắt buộc phải qua kiểm toán. Nhưng đối với cho vay không có bảo đảm thì bắt buộc BCTC phải qua kiểm toán hoặc cho nợ BCTC kiểm toán trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính liền kề và có bằng chứng chứng minh đang thực hiện kiểm toán. Bên cạnh đó quy định kết quả sản xuất kinh doanh đối với cho vay có bảo đảm yêu cầu phải có lãi, không có lỗ lũy kế và đối với cho vay không có bảo đảm thì yêu cầu ROE phải lớn hơn hoặc bằng 5%, không có lỗ lũy kế.

Về uy tín trong quan hệ tín dụng: Thực hiện theo quy định của ngân hàng Nhà nước, DNVV không có nợ xấu trong 3 nằm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng.

Ngoài ra, Chi nhánh còn phải bám sát về định hướng tín dụng của Vietinbank về ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng cho vay của Vietinbank theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, thông tin mà chi nhánh thu thập được hầu như là do khách hàng cung cấp, nên có thể có một số thông tin không chính xác, vì vậy có thể làm cho Chi nhánh đánh giá sai về doanh nghiệp vay vốn.

b. Lựa chọn khách hàng trên cơ sở x p hạng tín dụng nội bộ

Như chúng ta đã biết, rủi ro tín dụng và hậu quả của nó luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Các ngân hàng luôn mong muốn đo lường được rủi ro và đưa ra các giải pháp kiểm soát. Công tác XHTDNB có vai trò quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khách hàng cả trước và sau khi cấp tín dụng.

Chi nhánh Bắc Đà Nẵng thực hiện XHTDNB đối với DNVV để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay, mức độ rủi ro của khoản vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng, quản lý rủi ro, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng theo kết quả xếp hạng. Đồng thời qua đó giúp CBTD có cơ sở để đánh giá khách hàng tốt và không bỏ qua cơ hội mời chào khách hàng tốt đến giao dịch tại Chi nhánh.

Để có thể XHTDNB, Chi nhánh phải thu thập thông tin DNVV qua các kênh như thu thập thông tin từ CIC hay là qua bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng…Sau đó, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ chấm điểm và XHTDNB. Hệ thống xếp hạng nội bộ của Vietinbank được lập trình sẵn. Cán bộ quan hệ khách hàng chỉ cần dùng user của mình để nhập các thông tin khách hàng vào hệ thống theo yêu cầu của phần mềm. Phần mềm sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng theo các tiêu chí: chấm điểm tài chính và phi tài chính có trọng số để tính điểm xếp hạng tín dụng chung cho khách hàng. Trưởng, phó phòng Khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng trong mức phán quyết tại Chi nhánh. Nếu khoản tín dụng vượt hạn mức tại Chi nhánh thì sẽ trình kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng lên Hội sở chính. Trong năm 2014, kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHDN của Chi nhánh Bắc Đà Nẵng được tổng hợp như sau:

Bảng 2.6: Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Bắc Đà Nẵng năm 2014

Xếp hạng Phân loại rủi ro Chính sách tín dụng Số lượng khách hàng Tỷ trọng (%) AAA Rủi ro rất thấp Mở rộng tín dụng 14 5,83 AA Rủi ro rất thấp 41 17,08 A Rủi ro rất thấp 168 70 BBB Rủi ro thấp Duy trì tín dụng 12 5 BB Rủi ro thấp 5 2,08 B Rủi ro Hạn chế tín dụng 0 0 CCC Rủi ro trung bình 0 0 CC Rủi ro trung bình 0 0 C Rủi ro cao Chấm dứt tín dụng 0 0 D Rủi ro rất cao 0 0 Tổng cộng 240 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả xếp hạng tín dụng của Phòng Tổng hợp 2014)

Qua bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng khách hàng xếp hạng AAA, AA và A tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng khá cao cho thấy khách hàng được đánh giá khá tốt, những khách hàng xếp hạng này được Vietinbank cấp hạng mức phê duyệt khá cao. Trong năm 2014, không có khách hàng nào xếp hạng B trở xuống, cho thấy chất lượng khách hàng tại Chi nhánh đang dần được cải thiện, giảm nguy cơ về rủi ro tín dụng.

Có thể thấy việc thực hiện chấm điểm và XHTDNB khách hàng tại Chi nhánh đã được thực hiện đầy đủ trước khi cho vay và tiến hành đánh giá lại theo định kỳ hàng năm. Công tác XHTDNB đã phần nào hỗ trợ cho Chi nhánh trong việc lựa chọn khách hàng và ra quyết định cho vay.

tính hình thức, kết quả xếp hạng tín dụng chưa phản ánh trung thực và khách quan tình trạng thực tế của DNVV. Nguyên nhân là do:

Khi XHTDNB thì nguồn thông tin duy nhất mà Chi nhánh có được là dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi đến Chi nhánh. Tuy nhiên, để XHTDNB được đầy đủ, phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp thì nguồn thông tin từ báo cáo tài chính chưa đủ, đòi hỏi phải có nhiều nguồn thông tin khác như từ các cơ quan thuế, hải quan, thông tin quan hệ với các TCTD, các thông tin về tranh chấp kinh tế ... nhưng những thông tin này rất khó thu thập do không được cung cấp. Thông tin trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hiện nay cũng chưa thực sự đáng tin cậy, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vì vậy đã ảnh hưởng đến kết quả XHTDNB.

Kết quả của việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ của Chi nhánh đối với KHDN không được chính xác. Ví dụ, Chi nhánh triển khai đánh giá định kỳ 6 tháng / 1 lần. Nhưng trong khi đó, chỉ có doanh nghiệp nhà nước hay các công ty cổ phần đang niêm yết trên sàn chứng khoán mới lập báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính năm, còn các doanh nghiệp còn lại chỉ lập báo cáo tài chính năm nên khi tiến hành đánh giá định kỳ, Chi nhánh dựa trên báo cáo tài chính của năm trước sẽ làm cho kết quả đánh giá không sát với tình hình thực tế đang diễn ra tại DNVV.

Công tác kiểm tra, kiểm soát cũng như đánh giá đột xuất chưa tốt, cán bộ của Chi nhánh chỉ kiểm tra trên hồ sơ giấy và phần mềm chấm điểm mà không đi thẩm định thực tế doanh nghiệp. Vì vậy, khó có thể xác định được thông tin mà cán bộ thu thập được có phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp hay không.

Việc XHTDNB ở Chi nhánh Bắc Đà Nẵng là do CBTD thực hiện do vậy kết quả xếp hạng phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của CBTD, có thể không thực sự chính xác, khách quan.

Nhìn chung, việc né tránh rủi ro tín dụng thông qua công tác thẩm định doanh nghiệp vay vốn hay lựa chọn khách hàng trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ được Chi nhánh Bắc Đà Nẵng quy định rõ ràng, tạo điều kiện cho CBTD có thể sàn lọc được khách hàng ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, có thể chọn được những khách hàng tốt cũng như từ chối những khách hàng không đạt yêu cầu. Điều này, giúp cho Chi nhánh có thể né tránh được rủi ro tín dụng ngày từ lúc đầu.

c. Xây dựng và thực hiện quy trình c p tín dụng chặt chẽ, khoa học và hợp lý

Quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 đã có hai lần thay đổi mô hình. Hiện nay, Chi nhánh Bắc Đà Nẵng đang thực hiện mô hình tín dụng mới giai đoạn 2. Với mô hình này, mọi khoản vay trong hạn mức tín dụng của Chi nhánh sẽ do Chi nhánh quyết định, nếu vượt mức kiểm soát tín dụng thì Chi nhánh phải trình hồ sơ, chứng từ lên Hội sở chính để được giải quyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc kiểm soát RRTD được thể hiện qua việc thực hiện quy trình cấp tín dụng chặt chẽ cũng như các chính sách tín dụng nhằm hạn chế, ngăn ngừa RRTD cho vay KHDN. Chi nhánh đã thực hiện biện pháp kiểm soát RRTD từ trước, trong và sau khi cho vay:

Trước khi cho vay:

Tiếp nhận hồ sơ của DNVV: Việc tiếp nhận hồ sơ là bước đầu thiết lập mối quan hệ với DNVV của Chi nhánh. Với DNVV cũ, việc tiếp nhận hồ sơ sẽ nhanh chóng hơn, có thể thực hiện không đầy đủ trình tự của quy trình tín dụng do họ đã có hồ sơ tín dụng lưu trữ trong Chi nhánh. Trong khi đó, đối với DNVV mới Chi nhánh tiến hành theo trình tự để đảm bảo tính chính xác, an toàn.

Thẩm định cho vay:

 Phương pháp thẩm định:

+ Thẩm định hồ sơ vay vốn do KH cung cấp. + Thẩm định các thông tin phi tài chính. + Thẩm định tình hình thực tế.

+ Thẩm định tính khả thi, tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư mà DNVV đưa ra.

+ Thẩm định thông qua các nguồn thông tin khác từ CIC, các tạp chí...

 Nội dung thẩm định:

+ Thẩm định tư cách pháp lý của DNVV thông qua các chỉ tiêu phi tài chính. Việc thẩm định tư cách pháp lý cho phép Chi nhánh tránh được những rủi ro có thể gây ra bởi năng lực pháp lý không được đảm bảo.

+ Thẩm định năng lực trả nợ của DNVV thông qua các chỉ tiêu tài chính: Để tránh những rủi ro có thể xảy ra, Chi nhánh tiến hành thẩm định năng lực trả nợ của DNVV. Thẩm định TSĐB là bất động sản hay động sản sẽ có những tiêu chí khác nhau để thẩm định. Đối với TSĐB là bất động sản, thẩm định thông qua các hồ sơ như giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở, tờ khai lệ phí trước bạ, các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản. Với tài sản là động sản, thẩm định giá trị thị trường, tính thanh khoản của tài sản.

+ Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, các hồ sơ tài chính khác... Chi nhánh sẽ phân tích nguồn vốn, việc sử dụng vốn, doanh thu, chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVV.

+ Riêng đối với đối tượng vay là các phương án/dự án đầu tư: Thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án/dự án đầu tư và khả năng trả nợ, bao gồm: nội dung, địa điểm thực hiện phương án/dự án, tổng nhu cầu vốn, thẩm định hiệu quả như khả năng cung cấp hàng hoá (đầu vào), sản lượng tiêu thụ, giá bán, doanh số dự kiến, doanh thu hoà vốn, NPV, thời gian hoàn vốn cũng như các chi phí, lãi-lỗ.

Sau khi thẩm định, theo đánh giá của CBTD thực hiện công tác thẩm định xác định giá trị TSĐB, tỷ lệ bảo đảm cho khoản vay, CBTD trực tiếp cho vay dự kiến các rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành khoản vay và đề xuất các biện pháp kiểm soát RRTD. Từ đó CBTD lập tờ trình trình lên cấp trên để xét duyệt cấp tín dụng.

Xét duyệt cấp tín dụng:

+Trường hợp Chi nhánh được quyết định tín dụng mà không phải trình Trụ sở chính kiểm soát, phê duyệt thông qua

Trưởng PGD quyết định việc đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay nếu thuộc mức phán quyết tại phòng Giao dịch

GĐ/PGĐ quyết định cho vay đối với trường hợp món vay vượt mức phán quyết của PGD và thuộc thẩm quyền của Chi nhánh.

+ Trường hợp Chi nhánh không được quyết định tín dụng và phải trình Trụ sở chính phê duyệt thông qua: Phòng khách hàng/PGD trình hồ sơ về GĐ/PGĐ Chi nhánh để được quyết định sau đó trình Trụ sở chính kiểm soát, phê duyệt thông qua.

Ký kết hợp đồng:

Sau khi có kết quả cho vay của cấp có thẩm quyền, CBTD lập thông báo bằng văn bản cho DNVV về kết quả thẩm định. Đồng thời, cập nhật dữ liệu hồ sơ vay vốn của DNVV vào chương trình quản lý tín dụng trên hệ thống iCdoc. Sau đó, DNVV và Chi nhánh sẽ tiến hành ký kết hợp đồng, thực

hiện công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp.

Trong khi cho vay:

Việc giải ngân chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất mọi thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc vay vốn. CBTD kiểm tra các hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn do DNVV cung cấp.

Trường hợp, DNVV chưa cung cấp đủ các hồ sơ cần thiết thì CBTD hướng dẫn bổ sung các giấy tờ cần thiết để thực hiện giải ngân khoản vay.

Trường hợp, DNVV cung cấp đủ hồ sơ giải ngân theo quy định, CBTD hướng dẫn DNVV ký vào hồ sơ nhận nợ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản nhận nợ của khách hàng.

Sau khi cho vay:

Quản lý hồ sơ: NH thực hiện việc quản lý hồ sơ tín dụng theo những nguyên tắc nhất định nhằm giúp cho việc lưu trữ thông tin DNVV hợp lý, khoa học. Ngăn ngừa sự thất lạc hồ sơ, đảm bảo cho Chi nhánh có đầy đủ giấy tờ của hồ sơ tín dụng. Khi thực hiện quản lý hồ sơ cho phép Chi nhánh phân tích các rủi ro trong quá khứ, có thể tính toán các giá trị tổn thất đã xảy ra, từ những rủi ro đó có thể tiếp tục phòng tránh rủi ro tương tự trong tương lai, có thể có những điều chỉnh phù hợp cho việc kiểm soát RRTD đạt hiệu quả cao nhất trong môi trường cạnh tranh luôn biến động và nhiều rủi ro của nền kinh tế.

Kiểm tra, giám sát khoản vay: Phòng KHDN/PGD thực hiện kiểm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 59)