Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ

Hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay

Xây dựng hệ thống luật chi tiết, minh bạch, rõ ràng, đầy đủ và đồng bộ về hoạt động NH để làm cơ sở điều chỉnh cho các NH.

Hoàn thiện các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhượng BĐS hay các thủ tục liên quan đến phá sản, phân chia tài sản trong các quan hệ dân sự như hôn nhân, thừa kế.

Hoàn thiện các quy định pháp luật về đảm bảo quyền chủ nợ của NH trong xử lý TSĐB, các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp giấy tờ sở hữu tài sản, về các ngành nghề kinh doanh.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi, xử lý tài sản là bất động sản, khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản...

Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp

Hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ chứng từ hóa đơn nhằm tăng cường công tác quản lý số liệu thống kê

DN, tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động DN, từ đó giúp cho việc cho vay của NH có cơ sở và thuận lợi hơn.

Cơ quan quản lý cũng cần hoàn thiện khung pháp lý đối với các hoạt động giải thể, sáp nhập, mua bán các công ty, DN, đẩy mạnh tái cơ cấu DN theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, lành mạnh hóa tình hình tài chính DN.

Kiểm soát chặt chẽ, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh của DN sao cho phù hợp với năng lực thực tế của DN đó.

Có chính sách hỗ trợ các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý khối lượng hàng tồn kho lớn, đặc biệt có các giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản, giải tỏa vốn vay NH; tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay từ các NH thông qua chính sách hoãn, giãn thuế cho một số đối tượng DN được ưu tiên hoặc bảo lãnh của nhà nước khi vay vốn.

Có chính sách khuyến khích NH cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện cho KHDN tiếp cận nguồn vốn vay NH với lãi suất thấp và tăng khả năng cạnh tranh, khả năng duy trì năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, tăng cường công tác kiểm soát giá cả, thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, hỗ trợ DN thu hồi được vốn tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 106)