Thực hiện tốt biện pháp đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Thực hiện tốt biện pháp đảm bảo tiền vay

Đối với hầu hết các Ngân hàng, TSĐB được xem là nguồn trả nợ chính thứ hai hay nói cách khác đây là giải pháp để giúp Chi nhánh giảm thiểu được tổn thất khi RRTD xảy ra nên việc thẩm định kỹ TSĐB sẽ giúp ích rất nhiều cho Chi nhánh khi phải xử lý tài sản nếu DN không trả được nợ. Từ việc định giá phải thật chính xác, không định giá quá nhỏ để DN duy trì quan hệ tín dụng với Chi nhánh, không định giá quá cao dễ gây ra rủi ro khi xử lý

TSĐB, đến việc soạn thảo ký kết phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết.

Việc định giá về tài sản nên giao cho cán bộ chuyên về định giá tài sản thay vì giao cho CBTD phụ trách món vay này để tránh tiêu cực xảy ra do quan hệ thân thiết của CBTD và DNVV.

Việc định giá tài sản phải thường xuyên cập nhật theo giá thị trường, trường hợp có biến động làm giảm giá trị TSĐB thì phải nhanh chóng đánh giá lại tài sản đó và có biện pháp thu hồi bớt nợ hay yêu cầu DN bổ sung tài sản mới kịp thời, tránh gây tổn thất cho Chi nhánh.

Chi nhánh nên cử cán bộ đi kiểm tra tình trạng TSĐB thường xuyên, việc kiểm tra này phải được thực hiện nghiêm túc, không được làm theo kiểu cho có, kiểu hình thức. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho Chi nhánh khi DN cố tình lừa Chi nhánh dựa vào mối quan hệ quen biết.

Đối với TSĐB là động sản như các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải … là những tài sản rất dễ hư hỏng, mất mát trong quá trình bảo quản và sử dụng. Thậm chí đã có ngân hàng khác xảy ra trường hợp khách hàng đã có cam kết thế chấp tài sản cho ngân hàng nhưng vẫn đem tài sản thế chấp đó đi bán cho các đối tác khác mà ngân hàng không hề hay biết vì lý do là đối với máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thì không được đăng ký sỡ hữu tại các cơ quan quản lý nhà nước nên việc bán tài sản không có trở ngại gì. Để tránh xảy ra tình trạng trên, CBTD cần có kế hoạch kiểm tra các tài sản này hàng quý hoặc khi có dấu hiệu rủi ro. Bên cạnh đó, việc kiểm tra này còn có thể giúp cho Chi nhánh có thể phát hiện kịp thời các trường hợp hư hỏng, giúp Chi nhánh định giá lại tài sản hư hỏng, xuất toán giá trị TSĐB bị mất mát kịp thời đồng thời thu nợ trước hạn tương ứng với phần giá trị TSĐB giảm nếu DN không thể bổ sung tài sản khác thay thế.

Hiện nay, hầu hết TSĐB cho các khoản vay tại Chi nhánh là bất động sản nên việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian, chi phí. Vì thế, Chi nhánh nên khuyến khích DN sử dụng TSĐB là các giấy tờ có giá vì loại này có khả năng thanh toán và độ an toàn cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)