Thực hiện nguyên tắc phân tán rủi ro trong danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6.Thực hiện nguyên tắc phân tán rủi ro trong danh mục cho vay

vay KHDN

Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc ngăn ngừa cũng như phân tán RRTD, Chi nhánh nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều khách hàng khác nhau, ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán RRTD.

+ Đa dạng hóa về ngành nghề lĩnh vực cho vay: Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế. Chi nhánh nên mở rộng thị phần đối với lĩnh vực FDI để đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ thương mại như bão lãnh, mở LC, chiết khấu… Tìm kiếm khách hàng là tập đoàn kinh tế lớn hoặc nhà phân phối có thương hiệu để tạo thế đột phá cho năm 2015.

+ Đa dạng hóa về khách hàng: Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Chi nhánh không nên tập trung vốn tín dụng cho nhóm khách hàng có liên quan, kể cả quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân; Công ty mẹ, Công ty con hoặc vừa cho vay đơn vị chủ quản vừa cho vay đơn vị thành viên trong cùng một chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh cũng nên chủ động liên hệ với Sở Kế

hoạch & Đầu tư, phòng kinh tế của các quận, huyện để nắm bắt lượng khách hàng đăng ký kinh doanh mới để tiếp thị về Chi nhánh.

+ Đa dạng hóa về phương thức cho vay, loại hình cho vay: Chi nhánh nên cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

Chi nhánh nên căn cứ đặc điểm hoạt động của từng vùng, từng ngành nghề mà lựa chọn hình thức cho vay phù hợp với từng nhu cầu của DN nhằm ngăn ngừa RRTD.

+ Đẩy mạnh hình thức cho vay đồng tài trợ: Trên thực tế, có những doanh nghiệp có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên.

Trong thời gian, qua hình thức cho vay này tại Chi nhánh chưa được phát triển, vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh nên đẩy mạnh hình thức cho vay này với các dự án lớn. Tuy nhiên, Chi nhánh cần phải chú ý đến việc quy định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng cho vay đồng tài trợ, để khi rủi ro xảy ra sẽ đảm bảo thực hiện đúng theo hợp đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 101)