Định hướng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2.Định hướng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trong

trong giai đoạn hiện nay của Chi nhánh

Tăng trưởng hoạt động tín dụng phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, trong đó ưu tiên tập trung vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu… Thực hiện việc tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn, khách hàng có phương án sản xuất, kinh doanh, phương án trả nợ khả thi… Kiên quyết không hạ chuẩn tín dụng nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.

Chi nhánh triển khai áp dụng các chương trình cho vay KHDN với lãi suất linh hoạt, ưu đãi nhưng phải trên cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh.

Chi nhánh cùng với các phòng Giao dịch, tùy theo tình hình thực tế trên địa bàn chủ động đề xuất tham gia các chương trình kết nối doanh nghiệp với ngân hàng để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.

Thực hiện phân loại nợ, trích lập đúng và đủ dự phòng đối với các khoản nợ xấu. Tích cực tiếp cận các cơ quan chức năng, khách hàng để đẩy nhanh thu hồi các khoản nợ đã trích dự phòng trước đây.

Xây dựng các sản phẩm tín dụng phù hợp cho các nhóm khách hàng khác nhau, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp. Tiếp tục xây dựng và triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi trong năm 2015 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng.

Nâng cao năng lực thẩm định, tăng cường công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro phát sinh. Thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời rủi ro.

Kết hợp tăng trưởng tín dụng với việc khai thác các sản phẩm huy động, thanh toán đối ngoại và các dịch vụ khác của Chi nhánh.

Củng cố quan hệ với KHDN hiện tại, tích cực tìm kiếm, gia tăng KHDN mới trong và ngoài địa bàn. Mở rộng thêm KHDN ở các ngành khác ngoài những ngành nghề truyền thống như hiện nay.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên không chỉ những kiến thức chuyên môn và cả những kiến thức về xã hội, kinh tế, chính trị và những kỹ năng khi giao tiếp với KH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 90)