Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Việt Nam

Hiện nay việc phân quyền phán quyết tín dụng tại các Chi nhánh được Vietinbank giao trên cơ sở năng lực điều hành, năng lực chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm quản lý của Ban giám đốc. Tuy nhiên, việc dựa vào các tiêu chí này xét trên thực tế chưa hoàn toàn thuyết phục. Bởi có thể thấy, một số Chi nhánh trong hệ thống có địa bàn kinh doanh thuận lợi, có khả năng tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả. Vì vậy nên chăng, Vietinbank nên xem xét nới lỏng việc đưa tiêu chí phân quyền phán quyết tín dụng theo hướng Chi nhánh nào có chất lượng tín dụng tốt, tăng trưởng tín dụng khá thì giao quyền phán quyết cao hơn nhằm tạo sự chủ động cho các Chi nhánh, tạo điều kiện cho các Chi nhánh hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh của mình.

Ứng dụng các công cụ phái sinh: Ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD. Vietinbank phải xây dựng bộ phận chuyên môn, xây dựng quy trình thực hiện. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng được công cụ phái sinh không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ NH mà còn có các cơ quan chức năng khác phải vào cuộc trong đó có NHNN và Chính phủ.

Chuyển giao rủi ro để hạn chế tổn thất trong hoạt động tín dụng là biện pháp sử dụng nguồn bù đắp từ các hợp đồng bảo hiểm. Hiện nay, hai công ty bảo hiểm của Vietinbank chưa có các sản phẩm bảo hiểm tín dụng đối với cho vay KHDN. Để hoạt động tín dụng phát triển an toàn và bền vững, khi nợ có vấn đề xảy ra vẫn có nguồn dự phòng để xử lý thì Vietinbank cần phải phối hợp với hai công ty bảo hiểm để phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng này để góp phần kiểm soát RRTD được tốt hơn.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Vietinbank nên tiến hành tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong Ngân hàng đặc biệt là cán bộ quản lý rủi ro và CBTD; Cử các cán bộ giỏi đi đào tạo tại các nước có thị

trường tài chính ngân hàng phát triển, nhằm học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng vào Ngân hàng, đồng thời truyền đạt lại cho các cán bộ trong Ngân hàng; Nâng cao năng lực cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng. Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các ngân hàng tổ chức các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng hiện đại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh Bắc Đà Nẵng nội dung chương 3 đã xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh. Mặc dù trên thực tế hoạt động kinh doanh NH luôn phải đối mặt và chấp nhận rủi ro, vì vậy Chi nhánh chỉ có thể sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các RRTD cũng như giảm thiểu các tổn thất do nó gây ra, nâng cao khả năng quản trị, điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững. Đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN những vấn đề về cơ chế, chính sách, luật pháp,... cũng như kiến nghị với hội sở chính để ngày một nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN trong thời gian đến.

KẾT LUẬN

Hầu hết, ở các NHTM thì hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu, vì thế NH đương đầu với RRTD là điều không thể tránh khỏi được. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.

Ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đà Nẵng, trong những năm qua hoạt động cho vay KHDN đã đạt được những thành công quan trọng. Trong đó, công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN luôn là vấn đề được Chi nhánh hết sức quan tâm. Vì vậy, Chi nhánh phải tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn nữa các biện pháp kiểm soát nhằm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra RRTD và giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro trong cho vay KHDN xảy ra.

Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích, đánh giá các dữ liệu, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

1- Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN của NHTM và đi sâu vào nội dung của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN của NHTM.

2- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại Chi nhánh, qua đó đánh giá được những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại Chi nhánh.

3- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại Chi nhánh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh.

[2] Dương Hữu Hạnh (2012), Quản trị ngân hàng thương mại trong cạnh tranh toàn cầu, NXB Lao động, Hà Nội.

[3] Lương Tấn Minh (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại Học Đà Nẵng.

[4] PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

[5] Lê Viết Mười (2013), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi

nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[6] Quy trình 1068/2013/QĐ-TGD-NHCT35 tháng 12/2013, “Quy trình cấp tín dụng đối với KH theo mô hình giai đoạn 2” và phụ lục 9 – “Hướng dẫn giám sát tín dụng nội bộ”.

[7] Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

[8] Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng,

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[9] Lương Khắc Trung (2012), Giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Sơn Trà- thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 109)